2.2.4. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu
2.2.4.1. Phương pháp khảo sát
Để khảo sát các nội dung trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Quan sát, điều tra, bảng phiếu hỏi, phỏng vấn, lấy ý kiến khách quan về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
2.2.4.2. Phương thức xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các dữ liệu, các thông tin liên quan trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được để xác định kết quả một cách khách quan về biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Các công thức toán học và thống kê sử dụng bao gồm:
- Công thức tính tỉ lệ phần trăm:
Tỉ lệ phần trăm (%) =
X 100 ;
Y
Trong đó: X - là tổng số đối tượng trả lời các tiêu chí cụ thể; Y - Tổng số đối tượng điều tra.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Tình hình dạy học môn Ngữ văn các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Chúng tôi tiến hành khảo sát về tình hình dạy học môn Ngữ văn của 05 trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh: THCS Trần Quốc Toản, THCS Hồng Hải, THCS Cao Thắng, THCS Kim Đồng, THCS Lê Văn Tám, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Kết quả thu được như sau:
2.3.1.1. Về đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn
Đội ngũ GV dạy Ngữ văn là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh, có vai trò quyết định đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn. Những năm gần đây, các trường THCS trên địa bàn đã tích cực động viên và tạo điều kiện cho GV tham gia học tập nâng cao trình độ, tham gia thi GVG các cấp, điều đó có tác động tích cực với việc triển khai thực hiện các hoạt động dạy học.
Bảng 2.4. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn năm học 2018 -2019
Tên trường | Tổng số giáo viên Ngữ văn | Trình độ giáo viên | Đạt danh hiệu Giáo viên giỏi | ||||
Trên chuẩn | Chuẩn | Dưới chuẩn | Cấp thành phố | Cấp tỉnh | |||
1 | THCS Trần Quốc Toản | 18 | 18 | 0 | 0 | 10 | 2 |
2 | THCS Hồng Hải | 12 | 12 | 0 | 0 | 5 | 2 |
3 | THCS Cao Thắng | 10 | 10 | 0 | 0 | 5 | 1 |
4 | THCS Kim Đồng | 10 | 10 | 0 | 0 | 5 | 1 |
5 | THCS Lê Văn Tám | 15 | 15 | 0 | 0 | 7 | 3 |
Tổng | 65 | 65 | 0 | 0 | 32 | 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Ở Trường Thcs
- Quản Lý Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Điều Kiện Của Địa Phương Nơi Nhà Trường Đang Hoạt Động
- Thực Trạng Về Nội Dung Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Thcs
- Ý Kiến Đánh Giá Của Cbql Và Giáo Viên Về Việc Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Huớng Năng Lực Cho Học Sinh Thcs
- Các Biện Pháp Quản Lý Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Định Hướng Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)
Số liệu thống kê Bảng 2.4 cho thấy tổng số GV dạy Ngữ văn của 05 trường THCS là 65, đảm bảo đủ so với nhu cầu, 100% GV Ngữ văn đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ (Trong đó trình độ trên chuẩn đạt 100%), kết quả này cho thấy đội ngũ GV Ngữ văn trong các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu với trình độ chuyên môn vững vàng, thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo phát triển năng lực của học sinh. Đặc biệt tỉ lệ GV dạy Ngữ văn đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp thành phố là 49,2%, cấp tỉnh đạt 13,8%. Đây cũng là những điều kiện tốt cho việc dạy học theo hướng PTNL học sinh.
2.3.1.2. Công tác triển khai thực hiện dạy học môn Ngữ văn
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp THCS nói chung, môn Ngữ văn của cấp THCS nói riêng, phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long đã chỉ đạo triển khai kế hoạch dạy học môn Ngữ văn tới các trường THCS trong toàn huyện cụ thể:
- Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả.
- Các trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh đảm bảo các yêu cầu:
+ Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông.
+ Đảm bảo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), thời gian kết thúc học kỳ I, kết thúc năm học thống nhất trong toàn tỉnh; có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, tổ chức hoạt động trải nghiệm và kiểm tra định kỳ.
+ Kế hoạch dạy học theo ĐHNL học sinh của mỗi trường phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh theo tinh thần Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GD&ĐT và phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt vào đầu năm học.
- Công tác triển khai tại các trường:
+ Tổ chức cho tổ (nhóm) Ngữ văn nghiên cứu các văn bản hướng dẫn.
+ Căn cứ vào khung chương trình, tổ chức rà soát phân nhóm các kiến thức trong môn Ngữ văn để đưa vào các nhóm, (có thể điều chỉnh thứ tự, thời lượng, nội dung giảng dạy).
+ Đặt tên các nhóm chủ đề (ít nhất mỗi kỳ học 01 chủ đề).
+ Xác định số tiết trong chủ đề (số tiết cho phần lý thuyết, luyện tập, thức hành, kiểm tra đánh giá).
+ Xác định các năng lực cần phát triển cho HS trong từng chủ đề, từng tiết trong chủ đề.
+ Lập kế hoạch chung cho từng phân môn trong môn Ngữ văn, trình Lãnh đạo trường xem xét phê duyệt.
+ Sau khi Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, các tổ cho GV thực hiện theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện các GV Ngữ văn tiến hành dự giờ, trao đổi thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm, đề xuất điều chỉnh bổ sung (nếu có).
- Công tác triển khai tại phòng GD&ĐT: Thành lập tổ kiểm tra: gồm các đồng chí GV Ngữ văn cốt cán thực hiện nội dung kiểm tra các trường theo hình thức đột xuất hoặc báo trước.
2.3.1.3.Kết quả học tập môn Ngữ văn
Chất lượng bộ môn Ngữ văn được đánh giá thông qua kết quả học tập bộ môn, thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5. Kết quả học tập môn Ngữ văn trong các trường THCS thành phố Hạ Long
(Học kỳ I - Năm học 2018-2019)
Tên trường | Tổng số HS | Giỏi | Khá | TB | Yếu | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |||
1 | THCS Trần Quốc Toản | 1731 | 532 | 30,7 | 690 | 39,8 | 479 | 27,6 | 30 | 1,9 |
2 | THCS Hồng Hải | 733 | 211 | 28,7 | 232 | 31,6 | 274 | 37,3 | 16 | 2,4 |
3 | THCS Cao Thắng | 791 | 244 | 30,8 | 250 | 31,6 | 282 | 35,6 | 15 | 2,0 |
4 | THCS Kim Đồng | 1089 | 201 | 18,4 | 503 | 46,1 | 350 | 32,1 | 35 | 3,4 |
5 | THCS Lê Văn Tám | 1153 | 234 | 20,2 | 578 | 50,1 | 291 | 25,2 | 48 | 4,5 |
Tổng | 5497 | 1422 | 25.9 | 2253 | 41.0 | 1676 | 30.5 | 144 | 2.6 |
(Nguồn phòng GD&ĐT thành phố Hạ Long)
Biểu đồ 2.2. Kết quả học tập môn Ngữ văn trong các trường THCS thành phố Hạ Long
Số liệu thống kê Bảng 2.5 cho thấy 05 trường THCS thuộc địa bàn thành phố Hạ Long có kết quả học tập môn Ngữ văn khá tốt: Đa số các trường đều có kết quả học tập từ trung bình trở lên rất cao, 05 trường không có HS đạt loại kém môn Ngữ văn, tỷ lệ HS đạt kết quả yếu thấp. Cụ thể: Học kỳ I năm học 2018-2019 học sinh giỏi là 1.422 em đạt 25,8 %, học sinh có kết quả yếu chỉ là 144 em tỉ lệ 2,9%. Kết quả này phản ánh chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long là đồng đều.
2.3.2. Thực trạng biểu hiện năng lực của học sinh trong học tập môn Ngữ văn
Để tìm hiểu về thực trạng biểu hiện năng lực của HS trong học tập môn Ngữ văn, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 85 CBQL và giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, nội dung đánh giá ở 4 mức độ: Tốt (4 điểm), khá (3 điểm), trung bình (2 điểm), trung bình (1 điểm). Kết quả thu được như bảng sau:
Bảng 2.6. Khảo sát CBQL và giáo viên về thực biểu hiện năng lực của học sinh trong học tập môn Ngữ văn
Nội dung | Kết quả đạt được | Điểm trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Năng lực giải quyết vấn đề | 17 | 20.0 | 35 | 41.2 | 18 | 21.2 | 15 | 17.6 | 2.22 | 5 |
2 | Năng lực sáng tạo | 12 | 14.1 | 37 | 43.5 | 19 | 22.4 | 17 | 20.0 | 2.08 | 6 |
3 | Năng lực hợp tác | 24 | 28.2 | 38 | 44.7 | 13 | 15.3 | 10 | 11.8 | 2.45 | 2 |
4 | Năng lực tự quản bản thân | 19 | 22.4 | 36 | 42.4 | 17 | 20.0 | 13 | 15.3 | 2.29 | 4 |
5 | Năng lực giao tiếp tiếng Việt | 27 | 31.8 | 45 | 52.9 | 8 | 9.4 | 5 | 5.9 | 2.58 | 1 |
6 | Năng lực thưởng thức văn học/ Cảm thụ thẩm mĩ | 21 | 24.7 | 36 | 42.4 | 16 | 18.8 | 12 | 14.1 | 2.35 | 3 |
Từ bảng số liệu 2.6 chúng ta thấy rằng nội dung năng lực HS các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long được CBQL và GV đánh giá năng lực đạt được tốt nhất của học sinh là "Năng lực giao tiếp tiếng Việt” với điểm trung bình là
2.58. Năng lực giao tiếp tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ năng cơ bản: Nghe - Nói - Đọc - Viết, nhìn chung các em học sinh THCS có năng lực giao tiếp tiếng Việt khá tốt và các em có khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Kế tiếp là "Năng lực hợp tác’ với điểm trung bình là 2.45 điểm. Bởi vì, trong quá trình dạy học môn Ngữ văn giáo viên sử dụng PP làm việc nhóm, điều này sẽ hình thành các quan hệ phụ thuộc và tương trợ lẫn nhau. Thông qua đó tăng cường năng lực hợp tác cho các em.
Để tìm hiểu thêm về thực trạng biểu hiện năng lực của HS trong học tập môn Ngữ văn, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 100 học sinh của 05 trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, kết quả thu được như bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7. Tự đánh giá của HS về biểu hiện năng lực trong học tập môn Ngữ văn
Nội dung | Kết quả đạt được | Điểm trung bình | Thứ bậc | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Năng lực giải quyết vấn đề | 22 | 22 | 40 | 40 | 22 | 22 | 16 | 16 | 2.68 | 5 |
2 | Năng lực sáng tạo | 19 | 19 | 36 | 36 | 24 | 24 | 21 | 21 | 2.55 | 6 |
3 | Năng lực hợp tác | 30 | 30 | 45 | 45 | 17 | 17 | 8 | 8 | 2.96 | 2 |
4 | Năng lực tự quản bản thân | 25 | 25 | 43 | 43 | 20 | 20 | 12 | 12 | 2.80 | 4 |
5 | Năng lực giao tiếp tiếng Việt | 33 | 33 | 50 | 50 | 12 | 12 | 5 | 5 | 3.07 | 1 |
6 | Năng lực thưởng thức văn học/ Cảm thụ thẩm mĩ | 27 | 27 | 45 | 45 | 19 | 19 | 9 | 9 | 2.88 | 3 |
Từ bảng khảo sát 2.7, chúng ta thấy rằng, cũng giống như CBQL và GV đánh giá, 02 nội dung được đánh giá mức độ tốt nhất, từ cao xuống thấp là nội dung "Năng lực giao tiếp tiếng Việt” với 33% tốt, 50% khá, 12% trung bình và 5% yếu. Kế tiếp là "Năng lực hợp tác” với 30% tốt, 45% khá, 17% trung bình và 8% yếu.
Từ thực trạng khảo sát CBQL, GV và HS về biểu hiện năng lực của HS trong học tập môn Ngữ văn, chúng ta thấy rằng hiện nay dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL cho học sinh, mới chỉ phát triển một số năng lực cơ bản như: Năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực hợp tác… Còn một số năng lực chuyên sâu như: Năng lực thưởng thức văn học/ Cảm thụ thẩm mĩ; Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vấn đề… tỷ lệ HS chưa đạt còn rất cao. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh cần không ngừng tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL học sinh.
2.3.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường Trung học cơ sở thành phố Hạ Long theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Để khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của của HĐDH môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Hạ Long theo ĐHNL học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 1;2 và 3), kết quả thu được ở bảng 2.8:
Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Nội dung | Ý kiến đánh giá riêng | Đánh giá chung | |||||||
CBQL | Giáo viên | Học sinh | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Rất quan trọng | 11 | 55.0 | 35 | 53.8 | 51 | 51 | 97 | 52.4 |
2 | Quan trọng | 8 | 40.0 | 24 | 36.9 | 38 | 38 | 70 | 37.8 |
3 | Không quan trọng | 1 | 5.0 | 6 | 9.2 | 11 | 11 | 18 | 9.7 |
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng có 52.4% người được khảo sát đánh giá HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL cho học sinh là rất quan trọng, trong đó có 11/20 (chiếm 55%) ý kiến của CBQL, 35/65 (chiếm 53.8%) ý kiến của GV và 51/100 (chiếm 51%) ý kiến của HS.
Nhìn chung, hầu hết CBQL, GV và HS của các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long đều cho rằng việc dạy học môn Ngữ văn theo ĐHNL cho học sinh là rất cần thiết và cần được đặc biệt quan tâm. HS học môn tốt môn Ngữ văn sẽ có được những kĩ năng cần thiết làm cơ sở để học tập các môn học khác trong nhà trường. Đặc biệt hơn, các kĩ năng HS rèn luyện được sau khi học môn Ngữ văn sẽ giúp ích các em rất nhiều trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này.
Tôi tiến hành phỏng vấn cô Hoàng Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám, cô cho biết: “Việc dạy học theo định hướng năng lực cho học sinh trong giai đoạn hiện nay không chỉ là rất cần thiết mà còn là yêu cầu bắt buộc theo chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT Quảng Ninh về thực hiện CTGD phổ thông hiện hành theo định hướng năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018. Riêng môn Ngữ văn là một môn khó có thể đo được chính xác kết quả học tập của HS bằng thông số định lượng. Bởi vậy, việc thay đổi nhận thức của GV và HS về việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực HS là rất quan trọng”.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ CBQL, giáo viên, học sinh còn cho rằng dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực cho học sinh là không quan trọng với tỷ lệ đánh giá của CBQL là 5%, Giáo viên là 9.2%, học sinh là 11%.
Kết quả khảo sát cho thấy đa số HS trường THCS thành phố Hạ Long, tình Quảng Ninh chưa nhận thức được vai trò của môn Ngữ Văn và tầm quan trọng của môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến động cơ, mục đích học tập môn Ngữ văn của HS. HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn Ngữ văn nên các em còn ngại học, học chỉ để phục vụ thi cử vào cấp 3. Qua đó, việc giáo dục cho HS về tầm quan trọng của môn Ngữ văn và sự cần thiết phải học môn Ngữ văn là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Như vậy, qua khảo sát có thể thấy có một bộ phận nhất định CBQL, GV và HS ở các trường THCS thành phố Hạ Long nhận thức chưa đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL cho HS. Điều này đặt ra cho các nhà QL trường THCS trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS trong các nhà trường về tầm quan trọng của HĐDH môn Ngữ văn theo ĐHNL cho HS, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của các nhà trường.
2.3.4. Thực trạng về nội dung dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh Trung học cơ sở
Khảo sát 85 CBQL và giáo viên về nội dung dạy học môn Ngữ văn ĐHNL học sinh ở các trường THCS thành phố Hạ Long, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục
1. Chúng tôi thu được kết quả như sau: