Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ CEI Co-working space của người dùng - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Mã hóa thang đo 36

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo – Đại học Huế trong giai đoạn 2019 – 2021 50

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung Tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế năm 2020 52

Bảng 2.3. Các gói giá dịch vụ cơ bản của CEI Co-working space 55

Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 58

Bảng 2.5. So sánh đặc điểm mẫu nghiên cứu 63

Bảng 2.6: Nhận biết các Co-working space ở Huế của người dùng 65

Bảng 2.7: Mục đích sử dụng dịch vụ Co-working space của người dùng 66

Bảng 2.8: Các dịch vụ của CEI Co-working space 66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Số lần khách hàng sử dụng dịch vụ của CEI Co-working space 67

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 69

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ CEI Co-working space của người dùng - 2

Bảng 2.11 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các biến độc lập 70

Bảng 2.12 Các nhóm nhân tố được rút ra 71

Bảng 2.13. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các biến phụ thuộc 72

Bảng 2.14 : Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với biến quyết định sử dụng dịch vụ 73

Bảng 2.15 Hệ số xác định độ phù hợp của mô hình 74

Bảng 2.16 kết quả phân tích ANOVA 75

Bảng 2.17 Hệ số Beta 76

Bảng 2.18. Đa cộng tuyến 77

Bảng 2.19 Đánh giá của người dùng về nhân tố vị trí – cơ sở vật chất 80

Bảng 2.20: Đánh giá của người dùng về nhân tố chi phí sử dụng 81

Bảng 2.21: Đánh giá của người dùng về nhân tố chi phí sử dụng 82

Bảng 2.22: Đánh giá của người dùng về nhân tố Truyền thông – quảng cáo 83

Bảng 2.23: Đánh giá của người dùng về nhân tố hiệu quả mong đợi 84

Bảng 2.24 Đánh giá của người dùng về nhân tố hiệu quả mong đợi 85


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. 1 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng 19

Sơ đồ 1. 2 Mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA 29

Sơ đồ 1.3. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB của Ajzen 1991 30

Sơ đồ 1. 4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35

Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. 1 Tháp nhu cầu của Maslow 17

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính 59

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi 60

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp 61

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu mẫu theo thu nhập 62

1. Lý do chọn đề tài:

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, việc sử dụng công nghệ di động ngày càng tăng và thái độ đối với công việc đã thay đổi, giúp bạn có thể làm việc mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, người lao động vẫn tìm kiếm môi trường làm việc kích thích khả năng kết nối và cộng tác. Điều này đã dấn đến việc không gian làm việc chung ngày càng phổ biến. Do đó mà mô hình làm việc chung hay “Co-working space” đã ra đời và lan rộng tại Việt Nam vào năm 2015. Nơi mà tất cả hoạt động vận hành đều diễn ra ở một văn phòng, tập trung vào tính bảo mật, an toàn dữ liệu và các biện pháp tích hợp thông minh. Cùng với đó là một không gian tiện ích giải quyết được vấn đề về diện tích, nhiệt độ và không khí cũng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để đáp ứng cho nhu cầu làm việc, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đau đầu với những khoản chi phí lớn đến từ việc thuê văn phòng. Để gỡ nút cho các doanh nghiệp, mô hình làm việc chung với tên gọi “Co-working space” đã ra đời và trở thành một giải pháp hiệu quả đáp ứng đủ những nhu cầu cần thiết cho các doanh nghiệp

Theo khảo sát của CBRE Việt Nam, 91% người sử dụng Không gian làm việc chung thuộc Thế hệ Y, là những người có độ tuổi dưới 35. Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình thế giới là 67%. Con số này cũng phản ánh tỷ lệ dân số trẻ của Việt Nam ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực.

Sự phát triển của không gian làm việc chung được thúc đẩy một phần bởi sự bùng nổ mạnh mẽ của xu hướng khởi nghiệp. Thêm vào đó, khi môi trường làm việc chia sẻ và linh hoạt trở nên phổ biến hơn, không gian làm việc chung trở thành một lựa chọn hợp lý cho khách thuê là doanh nghiệp.

Không gian làm việc chung tại Việt Nam nói chung và Huế nói riêng đang ở giai đoạn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh các chuỗi không gian làm việc chung trong và ngoài nước sẽ gia nhập và mở rộng trong thời gian tới. Nhu cầu sử dụng không gian làm việc chung sẽ tiếp tục đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp và người làm việc tự do, cả trong nước và quốc tế, trong khi nhu cầu sẽ gia tăng từ phía các doanh nghiệp nhỏ.

Nắm được nhu cầu đó, Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế CEI HUEUNI với sứ mệnh tạo môi trường thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, xây dựng năng lực làm việc cho sinh viên và phát triển các dự án Khởi nghiệp. CEI HUEUNI đã cung cấp một không gian làm việc chung “CEI Co-Working space” với các dịch vụ tiện ích dành cho mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn gặp nhiều khó khăn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, số lượng khách hàng biết đến và sử dụng vẫn còn thấp. Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng CEI Co-working space của người dùng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung:

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng CEI Co-working space của người dùng tại Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo – Đại Học Huế nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút và giữ chân họ khách hàng mục tiêu.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Co-working space của CEI HUEUNI

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của người dùng đối với các dịch vụ và cơ sở vật chất của Co-working space

Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng quyết định sử dụng Co-working space của CEI HUEUNI

Đề xuất giải pháp nhằm thu hút và giữ chân họ khách hàng mục tiêu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng Co-working space của Trung tâm Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo – Đại Học Huế.

Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ Co-working Space của CEI HUEUNI.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại Học Huế

Địa chỉ: Số 20 Lệ Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 04/01/2021 đến ngày 25/04/2021

Đối với dữ liệu thứ cấp: Các số liệu tham khảo thực hiện cho việc nghiên cứu

được lấy trong 3 năm 2018, 2019, 2020 và tháng 2 năm 2021.

Đối với dữ liệu sơ cấp: thời gian thu thập số liệu từ 22/02/2021 đến 31/03/2021

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn

- Website chính thức của Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo – Đại Học Huế.

- Từ bộ phận kế toán, bộ phân nhân sự, bộ phận marketing của trung tâm để biết được tình hình hoạt động của CEI trong những năm qua, cơ cấu tổ chức của CEI HUEUNI.

- Các tài liệu, sách báo, tạp chí và các đề tài nghiên cứu khách quan có liên quan.

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Nghiên cứu sơ bộ:

Nghiên cứu sơ bộ được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài nghiên cứu. Các bước nghiên cứu sơ bộ được sử dụng là dùng bảng hỏi định tính để khám phá điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Từ đó thiết kế bảng hỏi phù hợp phục vụ cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu chính thức là bước nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập dữ liệu sơ cấp từ các phiếu phỏng vấn để nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ Co-working space của khách hàng.

Phương pháp chọn mẫu:

Trong nghiên cứu này mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện vì không thể xác định và tiếp cận hết tổng thể nghiên cứu và để tiết kiệm về mặt thời gian và chi phí. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xát suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa

với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Theo phương pháp chọn mẫu này, điều tra viên sẽ phỏng vấn khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của CEI Co-working space dựa trên tính dễ tiếp cận đối tượng điều tra. Phương pháp này có ưu điểm dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn về thời gian, chi phí. Nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số do lấy mẫu.

Phương pháp chọn kích thước mẫu:

Để xác định kích thước mẫu ta sử dụng công thức tính kích thước mẫu như sau:

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2018) cho rằng: “Thông thường thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố”. Trong bảng hỏi có 22 biến quan sát nên cỡ mẫu ít nhất là 22*5.

Theo Hải & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá thì cần phải thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 lần số biến quan sát. Như vậy, với 22 biến quan sát trong bảng hỏi thì kích thước mẫu yêu cầu sẽ là 110 đối tượng điều tra.

Theo Tabachnick và Fidell (2001), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n > 50 + 8*m (trong đó: n là kích cỡ mẫu – m: số biến độc lập của mô hình). Với 5 biến độc lập của mô hình thì kích thước mẫu yêu cầu sẽ là n> 50 + 8*5 = 90 đối tượng điều tra.

Để thỏa mãn tất cả các yếu cầu về kích thước mẫu trên, tôi quyết định chọn kích thước mẫu là 120 đối tượng điều tra để tăng tính đại diện. Số mẫu khảo sát thu được hợp lệ là 114 mẫu điều tra.

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các bảng hỏi sau khi thu về sẽ tiến hành chọn lọc, loại bỏ những bảng hỏi không hợp lệ, cuối cùng chọn được số bảng đủ dùng cho nghiên cứu. sau đó dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22 theo quy trình dưới đây:

Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS

Nhập dữ liệu lần 1 trên phần mềm SPSS (sau đó được kiểm tra lại lần 2) Tiến hành các bước xử lý và phân tích dữ liệu.

Dữ liệu kết quả của bảng câu hỏi được xử lý như sau:

Thống kê mô tả: Mục đích của phương pháp này nhằm mô tả, hiểu rõ đặc điểm của các đối tượng điều tra thông qua các tiêu chí tần số, biểu đồ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai.

Phân tích độ tin cậy (Hệ số Cronbach’s Alpha) để kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Theo nhiều nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qau hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau:

Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Tatal Crrelation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 được chấp nhận và đưa vào bước phân tích xử lý tiếp theo: Cụ thể là

+ Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 hệ số tương quan cao

+ Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 chấp nhận được

+ Hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 đến 0.7 chấp nhận được nếu thang đo mới

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): phân tích nhân tối khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhua thành một tập hợp (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hải & ctg, 1998).

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị ssos KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1.0 thì phân tích này mới thích hợp.

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có mối

tương quan với nhau trong tổng thể.

Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%. Thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ những nhân tố nào có chỉ số Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

Ma trận nhân tố (Component Matrix): Ma trận nhân tố có chứa các hệ số biểu diễn các tiêu chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của nhân tố). Trong

đó, hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn mối tương quan giữa các biến và các nhân tố, hệ số này cho biết các biến và các nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau hay không, từ đó kết luận có nên loại bỏ biến hay tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

Phân tích hồi quy tương quan: Xem xét các gải định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính như kiểm tra phần ư chuẩn hóa, kiểm tra hệ số phóng địa phương sai VIF, kiểm tra giá trị Durbin-Waston. Nếu các giả định trên không bị vi phạm mô hình hồi quy được xây dựng. Hệ số R cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy có dạng

Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BkXi + ei

Trong đó

Y: Biến phụ thuộc

B0: Hệ số chặn (hằng số) Bk: Hệ số hồi quy riêng phần

Xi: Các biến độc lập trong mô hình ei : Biến độc lập ngẫu nhiên

Dựa vào hệ số Beta chuẩn với mức ý nghĩa Sig tương tứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình với ảnh hưởng với mức độ ra sao.

Kiểm định One Sample T-test: Kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của một tổng thể.

Kiểm định giả thuyết H0: = Giá trị kiểm định

H1: Giá trị kiểm định

Mức ý nghĩa: = 0,05

Nếu

Sig: (2-tailed) 0,05 : bác bỏ giả thiết H

Sig: (2-tailed) > 0,05: chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 10/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí