Lượng Khách Du Lịch Tỉnh Bình Dương


BIỂU ĐỒ 2.1 LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG

Lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Dương tăng trong những năm gần đây đặc 1

Lượng khách du lịch đến tỉnh Bình Dương tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tăng nhanh về số lượng từ năm 2006 đến năm 2010. Điều này phản ánh sự phát triển mạnh của du lịch tỉnh Bình Dương. Dưới sự quan tâm của tỉnh, du lịch được đầu tư phát triển đã thu hút được lượng khách lớn. Năm 2006 đến 2007, du lịch tỉnh chưa phát triển hầu như không có các loại hình du lịch mới lạ nào nên lượng khách tăng không đáng kể chỉ tăng 0,12 lần. Nhưng đến năm 2008, khi khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được đưa vào hoạt động phục vụ cho du lịch đã tạo một lực hút lớn lượng khách đến tỉnh Bình Dương tăng đột biến 541659 khách, tăng 2,4 lần. Trước thành công đó tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho du lịch và lượng khách tiếp tục tăng trong năm 2009, 2010. Năm 2009 lượng du khách tăng 1.742.561 khách, 2,74 lần so

với năm 2008, năm 2010 tăng 839.455 khách, tăng 1,3 lần.



Lượng khách đến tỉnh Bình Dương chủ yếu là khách nội địa chiếm hơn 99 2

Lượng khách đến tỉnh Bình Dương chủ yếu là khách nội địa chiếm hơn 99% tổng lượng khách đến, còn lượng khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Qua đó cho thấy du lịch của tỉnh tập trung khai thác lượng khách nội địa, chưa quan tâm nhiều đến việc thu hút lượng khách quốc tế đến tỉnh.

BẢNG 2.3: SỐ KHÁCH LƯU TRÚ

(Đơn vị người)


Lượng khách

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

395.165

445.052

653.491

747.490

935.772

Người Việt Nam

387.493

420.311

547.715

724.901

909.373

Người nước ngoài

7.672

24.741

105.776

22.589

26.399

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương)

Số lượng khách lưu trú ngày càng tăng từ năm 2006 đến năm 2010 và tăng nhanh về số lượng từ năm 2008 đến năm 2010, điều đó phản ánh đúng lượng khách đến tỉnh tăng trong giai đoạn này. Tuy nhiên qua số liệu ta thấy khách du lịch đến tỉnh trong ngày còn nhiều do nhiều nguyên nhân như: khách trong tỉnh ít có nhu cầu nghỉ lại, cơ sở lưu trú còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu.


BẢNG 2.4: SỐ NGÀY KHÁCH LƯU TRÚ

(Đơn vị ngày)


Lượng khách

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

322.554

365.494

500.017

645.283

858.647

Người Việt Nam

306.760

332.828

391.569

617.856

826.391

Người nước ngoài

15.794

32.666

108.448

27.427

32.256

(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương)

Số ngày khách lưu trú tăng từ năm 2006 đến năm 2010. Năm 2006-2007 số ngày lưu trú tăng nhẹ, từ năm 2008 đến năm 2010 số ngày lưu trú tăng lên. Điều này có được là do từ năm 2008 đến năm 2010, ngành du lịch của tỉnh đầu tư xây dựng nhiều cơ sở lưu trú và cũng cho thấy sức hấp dẫn của các tuyến, điểm du lịch tỉnh trong những năm gần đây. Năm 2007 so với 2006 tăng 42.940 ngày, tăng 1,1 lần. Năm 2008 so với năm 2007 tiếp tục tăng 134.523 ngày, tăng 1,36 lần. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 145.266 ngày và năm 2010 so với năm 2009 tiếp tục tăng thêm 213.364 ngày.

2.3.5. Cơ sở hạ tầng‌

Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông đang trong thời kỳ phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy giúp cho du lịch cho điều kiện phát triển thuận lợi.

Thông tin liên lạc: Ngành dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển và hiện đại đã góp phần giúp ngành du lịch của tỉnh Bình Dương phát triển mạnh.

Các chỉ tiêu về bưu chính viễn thông như bán kính phục vụ, số dân trung bình trên một điểm phục vụ của tỉnh đều đạt ở mức cao so với mức bình quân của cả nước.

Mạng lưới bưu chính viễn thông rộng khắp, cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận dịch vụ, đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng trong hoạt động du lịch.


Bên cạnh những dịch vụ bưu chính viễn thông truyền thống đã cung cấp, hiện đang dần đưa một số dịch vụ mới (Chuyển phát nhanh, Bưu chính ủy thác, Chuyển tiền nhanh, Tiết kiệm bưu điện...) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng cũng như hỗ trợ ngành du lịch của tỉnh phát triển hơn.

Các loại hình dịch vụ viễn thông đa dạng, phong phú.

Tốc độ tăng trưởng nhanh, dịch vụ điện thoại di động tăng trung bình giai đoạn 2001-2010 đạt 21,9%/năm và dịch vụ điện thoại cố định tăng bình quân 89,1%/năm.

Các chỉ tiêu viễn thông của tỉnh đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Điện: nguồn điện được công cấp chủ yếu từ nguồn điện lưới quốc gia 110kV, 220kV. Tỉnh đã đầu tư xây dựng mới trạm Sóng Thần công suất 40 MVA, Tân Định công suất 40 MVA, đường dây Đồng Xoài – Phước Hòa và trạm Phước Hòa tổng công suất 140 MVA, đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện 150 MVA của khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. Xây dựng nhà máy nhiệt điện cung cấp khoảng 150 – 200 MVA cho các khu công nghiệp và các điểm du lịch.

Nước: Nguồn cung cấp nước sạch dồi dào với 2 nhà máy Thủ Dầu Một và Dĩ An (Thủ Dầu Một 12.000m3/ngày, Dĩ An 15.000m3/ngày).


2.3.6. Cơ sở vật chất – kỹ thuật‌

200

180

160

140

120

100

80

60

40

20

0

BIỂU ĐỒ 2.3 SỐ LƯỢNG CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈNH BÌNH DƯƠNG

189

97

39

20

1997

2000

2005

NĂM

2010

CƠ SỞ

2.3.6.1. Cơ sở lưu trú.


- Số lượng cơ sở lưu trú năm 1997 là 20 cơ sở , đến năm 2000 tăng lên 39 cơ sở, năm 2005 tiếp tục tăng lên 97 cơ sở và đến năm 2010 là 189 cơ sở, tăng gần 10 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,79%/ năm (giai đoạn 1997-2000), 14,72/năm (giai đoạn 2001-2005) và 13,22%/năm (giai đoạn 2006-2010).

- Tổng số phòng năm 1997 có 741 phòng, năm 2000 tăng lên 1.211 phòng, đến năm 2005 tiếp tục tăng lên 2.310 phòng và đến năm 2010 là 5.158 phòng, tăng gần 7 lần so với năm 1997, trong đó khách sạn xếp hạng từ 1-3 sao là 702 phòng, khách sạn đạt tiêu chuẩn là 1.237 phòng và các loại hình khác là 3.219 phòng.

Năm 2011, tăng thêm 38 khách sạn, nhà nghỉ với 805 phòng hoạt động theo loại hình tổ chức doanh nghiệp và 28 cơ sở hoạt động theo loại hình hộ


kinh doanh cá thể với 382 phòng. Như vậy tính đến hết năm 2011, tỉnh Bình Dương có 227 khách sạn, nhà nghỉ hoạt động theo loại hình tổ chức doanh nghiệp, 169 cơ sở lưu trú hoạt động theo loại hình kinh doanh các thể.

2.3.6.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống.

Cơ sở kinh doanh ăn uống phát triển khá mạnh trong những mười năm gần đây, đáp ứng được nhu cầu ẩm thực cho du khách. Phần lớn, quy mô của các cơ sở ăn uống ở mức độ vừa và nhỏ, các cơ sở ăn uống quy mô lớn chiếm số lượng ít.

2.3.6.3. Cơ sở vui chơi giải trí.

Cơ sở vui chơi giải trí của tỉnh đã hình thành và đang khai thác thu doanh thu cao đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch như Phương Nam resort, Dìn Ký Vĩnh Phú, Dìn Ký chi nhánh Bình Nhâm, Làng Du Lịch Sài Gòn, Sân gôn Sông Bé, Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam, công viên văn hóa Thanh Lễ... Hiện nay các cơ sở vui chơi giải trí đang tăng cường phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách đến tham quan, vui chơi giải trí.

2.3.7. Dịch vụ du lịch.‌

Lao động trực tiếp trong ngành du lịch tỉnh Bình Dương năm 1997 có 800 người, năm 2000 là 850 người, năm 2005 tăng lên 1.600 người và đến năm

2010 là 5.300, tăng gần 7 lần so với năm 1997.

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2,04% / năm (giai đoạn 1997 – 2000), 15,63%/ năm (2001 – 2005) và 26,04% / năm (2006 – 2010).

BẢNG 2.5: LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG

(Đơn vị người)

2006

2007

2008

2009

2010

6.876

7.611

8.813

10.092

11.590

(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương).


BIỂU ĐỒ 2.4: LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG



NGƯỜI

12,000

11,590

10,092

8,813

6,876

7,611

10,000

8,000

6,000

4,000

2,000

0


2006 2007 2008 2009 2010

NĂM


Lực lượng lao động trong du lịch tăng từ năm 2006 đến năm 2010 trung bình mỗi năm tăng 1,2 lần.

Chất lượng lao động làm việc trong ngành du lịch của tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp chiếm 12%, phần lớn lao động chưa qua đào tạo bài bản chiếm hơn 88%.

2.3.8. Doanh thu du lịch ( từ 2006 – 2010 ).‌

BẢNG 2.6: DOANH THU DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2006 – 2010

(Đơn vị triệu đồng)


2006

2007

2008

2009

2010

171.412

185.221

220.648

375.776

491.244

(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương)


BIỂU ĐỒ 2.5 CÁC DOANH THU DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG

Doanh thu du lịch tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2010 Doanh thu tăng mạnh từ 3

Doanh thu du lịch tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2010. Doanh thu tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2010 do có sự góp mặt của khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Năm 2007 so với năm 2006, doanh thu tăng nhẹ 13.809 triệu đồng, tăng 1.08 lần. Đến năm 2008, khi khu du lịch Đại Nam bước đầu đưa vào hoạt động, doanh thu du lịch tăng mạnh hơn so với năm trước

35.427 triệu đồng. Doanh thu tăng cao trong năm 2009 so với năm 2008

155.128 triệu đồng. Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 115.468 triệu đồng, tăng 1,3 lần.

BẢNG 2.7: DOANH THU DU LỊCH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Đơn vị triệu đồng)


Thành phần kinh tế

2006

2007

2008

2009

2010

Khu vực kinh tế

trong nước

154.351

166.707

193.722

347.508

458.779

Khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài

17.061

18.514

26.926

28.268

32.465

(Theo số liệu của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023