Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 14

ngành, liên kết giữa các vùng, địa phương cần được phát huy hơn nữa.


3.3.3.2 Mục tiêu của giải pháp

- Mở rộng liên kết ngành du lịch giữa tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc), giữa Lạng Sơn với các tỉnh miền núi phía Bắc: Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng; Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lễ hội Hoa hồi Văn Quan, lễ hội Na Chi Lăng, Quýt vàng Bắc Sơn.

- Liên kết về giao thông, dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, cơ sở lũ hành.

- Liên kết về tour tuyến liên tỉnh, liên quốc gia.


3.3.3.3 Nội dung của giải pháp

- Lãnh đạo tỉnh phải là cầu nối giữa các sở, ban, ngành để hỗ trợ cho du lịch phát triển thông qua việc ban hành các văn bản, chính sách.... Hiện tại, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành rất thấp. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách rõ ràng, vừa phân công trách nhiệm hỗ trợ, vừa khuyến khích hợp tác trên tinh thần mục tiêu chung của tỉnh xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

- Xây dựng những cơ chế điều phối - phát triển chung, cơ chế hỗ trợ, cơ chế phân phối, cơ chế giám sát. Mỗi một vùng cần phải có ban quản lý phát triển du lịch riêng, thực hiện và giám sát xuyên suốt kế hoạch phối hợp giữa vùng này và các vùng khác.

- Đưa ra các chính sách để khuyến khích các Doanh nghiệp về Lữ hành – Khách sạn - vận chuyển tự động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể cung cấp dịch vụ du lịch. Quản lý theo hình thức vừa thả lỏng vừa thắt chặt (các doanh nghiệp tự do trong lựa chọn đối tác để phối kết hợp nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, kết hợp theo đúng tinh thần cùng nhau phát triển).

- Xây dựng các chính sách phối hợp, liên kết giữa các Khu/Tuyến/Điểm để thu hút khách du lịch, tạo ra sự liên thông trong phục vụ du khách, du khách mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn, góp phần nâng cao thời gian lưu trú của khách du lịch tại Huế, tăng doanh thu cho ngành du lịch.

- Xây dựng quy chế và chương trình hợp tác cụ thể giữa các địa phương liền kề nhau, nhằm tạo điều kiện để khai thác lợi thế của nhau. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đã kết hợp được liên tuyến tour với Hà Nội – Bắc Giang – Bắc

Ninh, tuy nhiên, sự hợp tác này chưa được thắt chặt nên vẫn còn có sự trùng lắp về sản phẩm du lịch. Lạng Sơn phải dựa vào lợi thế cạnh tranh của mình để tạo một thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch, góp phần giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể phân biệt để giới thiệu sản phẩm đến du khách hiệu quả nhất.

3.3.3.4 Dự kiến kế hoạch về mức độ chi phí và kết quả mang lại


* Chi phí để thực hiện

Đvt:1.000.000đ/năm

TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Nguồn chi


1

Thành lập đoàn khảo sát các 02 điểm du lịch mới tại Quảng Tây (Trung

Quốc)


500

NSNN hỗ trợ 50%, còn lại huy động các nguồn xã hội hóa hợp

pháp.

2

Thực hiện thí điểm đi xe du lịch tự

lái qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

500

100% NSNN


3

Tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng; Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lễ hội Hoa hồi Văn Quan, lễ hội Na

Chi Lăng, Quýt vàng Bắc Sơn


5.000

NSNN hỗ trợ 30%, còn lại huy động tập đoàn Vingroup, Sungroup, Mường thanh,

Vietinbanks


4

Phối hợp với tỉnh Bắc Giang – Bắc Ninh – Hà Nội mở tour liên tỉnh đưa khách du lịch đi thăm quan 04 tỉnh


1.000

100% huy động từ nguồn xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức,

doanh nghiệp du lịch của 4 tỉnh cùng tham gia.


Tổng chi phí

7.000


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - 14

* Yêu cầu khi thực hiện


- Xây dựng Đề án, Kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động.


- Thành lập Ban tổ chức các hoạt động, phân công cụ thể các thành viên là lãnh đạo các Sở, Ban, ngành đoàn thể phụ trách các nội dung theo lĩnh vực ngành quản lý.

- Lập dự toán chi tiết, Sở Tài chính cân đối, phân bổ kinh phí cụ thể cho các ngành.


* Kết quả mang lại


- Thu hút 1.000.000.000 khách du lịch đến Lạng Sơn trong các dịp tổ chức các sự kiện.


- Doanh thu du lịch (thông qua các nhà hàng, khách sạn, các điểm dừng chân, khu thăm quan, mua sắm) tăng lên hàng chục tỷ đồng.

- Quảng bá được đất nước, con người, địa điểm du lịch của Xứ Lạng đến với bạn bè, du khách quốc tế trong và ngoài nước.

3.3.4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

3.3.4.1 Cơ sở của giải pháp

So với quy mô dân số và nhân lực của tỉnh có gần ,8 vạn dân và 66,1% dân số trong độ tuổi lao động (514,3 nghìn người) thì con số khoảng 2.850 lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Lạng Sơn là rất thấp. Bên cạnh đó công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển của ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều, thiếu tính chuyên nghiệp và số lượng hướng dẫn viên du lịch, CBCC làm công tác liên quan đến lĩnh vực du lịch đã được đào tạo trình độ ngoại ngữ nhưng còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu gây thất thu cho nguồn thu ngân sách của Lạng Sơn.

3.3.4.2 Mục tiêu của giải pháp

- Trung bình tổ chức trên 20 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho hơn 1.000 học viên là lực lượng lao động chính trong lĩnh vực du lịch.

- Tăng lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch mỗi năm 500 người.


- Cử từ 100 - 200 người tham gia đào tạo nghiệp vụ du lịch của các tỉnh bạn, của TW và của nước ngoài tổ chức.

3.3.4.3 Nội dung của giải pháp

- Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo về du lịch của tỉnh.


- Thành lập Ban quản lý khu du lịch cho các khu du lịch quan trọng để thống nhất sự quản lý, trong đó cần tăng cường sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực quản lý của Ban quản lý các khu, điểm du lịch.

- Tăng cường vai trò và năng lực tham mưu quản lý nhà nước du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện đặc biệt đối với những địa phương có khu du lịch quốc

gia như Mẫu Sơn, các huyện có tiềm năng du lịch như Chi Lăng, Bắc Sơn, Bình Gia,…để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.

- Có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới, đào tạo bổ túc; nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên đang công tác trong ngành thuộc các khu vực nhà nước, liên doanh và tư nhân.

- Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể về các cấp đào tạo, trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch Lạng Sơn.

- Có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển đào tạo trình độ Đại học và Sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Ngoài ra, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh cần chú ý đến việc cung cấp, tuyên truyền nhận thức về du lịch trong cộng đồng dân cư, thực hiện xã hội hóa du lịch.

- Kế hoạch đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực phải được thông báo đến các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chính họ là bộ phận lớn sử dung nguồn nhân lực, và đi sát với nhu cầu thực tế nên sẽ đóng góp những ý kiến hữu ích trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Cũng trên cơ sở đó sẽ giảm bớt tình trạng đào tạo mang tính tự phát, thời vụ... kém chất lượng. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, riêng biệt cho từng đối tượng sau:

+ Nhân viên phục vụ: người lao động cần phải qua đào tạo nghề, đạt trình độ tối thiểu. Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và tay nghề chuyên môn cho đội ngũ này, bảo đảm phục vụ tốt khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài.

+ Hướng dẫn viên du lịch: phải giỏi nghề, yêu nghiệp, giỏi ứng xử, hiểu biết rộng và sâu lịch sử, các di tích, văn hóa thiên nhiên, các sản phẩm phi vật thể và những thuần phong mỹ tục của các điểm du lịch.

+ Cán bộ quản lý: gắn liền với tiêu chí phải là một người giỏi điều hành, thạo nghiệp vụ, có khả năng quản trị nhân sự và tầm nhìn chiến lược về thị trường. Người quản lý phải được đào tạo từ căn bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập.

+ Giảng viên: là đối tượng đào tạo nguồn nhân lực, vì vậy cần phải không những giỏi về lý thuyết mà phải thạo cả thực hành.

- Có các chính sách thu hút người tài như chính sách lương theo cơ chế thị trường, hỗ trợ nâng cao trình độ...

- Tạo nhiều điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp và các trường đào tạo gặp nhau, thấu hiểu nhau hơn để đưa ra một sản phẩm đạt yêu cầu cho thị trường. Hạn chế tối thiểu các chi phí đào tạo lại và cả chi phí về thời gian. Đồng thời Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo và Sở Lao động Thương binh Xã hội để dự báo nhu cầu nhân lực của du lịch để có hướng ra cho bài toán này.

- Các doanh nghiệp nên tăng cường chính sách khuyến khích nhân viên, cán bộ quản lý tự học hỏi lẫn nhau giữa những người cùng công tác trong ngành du lịch, đây là ngành đặc biệt, luôn thay đổi và mới mẻ nên nếu chỉ dựa vào đào tạo thì chưa đủ.

- Tổ chức các hội thi tay nghề cho nhân viên, hội thi kiến thức cho cán bộ quản lý.


3.3.4.4 Dự kiến kế hoạch về mức độ chi phí và kết quả mang lại

* Chi phí để thực hiện

Đvt:1.000đ/năm

TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Nguồn chi


1

Tổ chức trên 20 lớp tập huấn chuyên

môn, nghiệp vụ cho hơn 1.000 học viên: 1.000 người x 3 ngày


600.


Từ NSNN cấp cho Sở VHTTDL hàng năm.


2

Cử từ 100 – 200 người tham gia đào

tạo nghiệp vụ du lịch do các tỉnh, TW và nước ngoài tổ chức


1.000


Tổng chi phí

1.600


* Yêu cầu khi thực hiện

- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng hàng năm gửi về các cơ sở kinh doanh du lịch, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan chuyên môn chọn cử cán bộ đi đào tạo phù hợp với nội dung kế hoạch đề ra.

* Kết quả mang lại


- Nâng cao năng lực nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động.


- Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện và nâng cao.


3.3.5 cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch

3.3.5.1 Cơ sở của giải pháp

Công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo, nhưng còn bất cập, hiệu quả mang lại không cao. Hiện nay công tác xử lý vi phạm lĩnh vực du lịch chủ yếu đều do Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan như: Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Lao động... thực hiện. Công tác xử lý vi phạm lĩnh vực du lịch giao cho Thanh tra Sở xử lý toàn bộ, tuy nhiên biên chế phòng Thanh tra sở hiện nay quá ít (4 người), phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt chưa không đảm bảo, dẫn đến gây khó khăn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, công tác phối hợp liên ngành trong lĩnh vực du lịch còn chậm, đối với những tình huống cần xử lý ngay không đủ nhân lực để làm (ví dụ: Tình trạng chặt chém, chèo kéo khách du lịch xử dụng dịch vụ tại các điểm du lịch chưa được xử phạt thường xuyên). Tại địa bàn các huyện, thành phố công tác thanh tra chủ yếu do lực lượng liên ngành đảm nhiệm, dẫn đến công tác phát hiện sai phạm và xử lý vi phạm được ít do lực lượng liên ngành chủ yếu là công tác kiêm nhiệm, để huy động đủ số lượng kiểm tra theo thành phần rất mất thời gian, do đó không đảm bảo khâu xử lý nhanh, kịp thời những sai phạm xẩy ra với khách du lịch.

Mức xử phạt sai phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cụ thể theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo mức phạt cao nhất theo Điều 42, khoản 8 Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với

hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Nếu để xây ra những sai phạm như thế này thì tổn thất cho ngành du lịch Việt Nam có thể nhân lên rất nhiều lần, vì thị trường khách quốc tế là nơi quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam đến các bạn bè thế giới, thu hút thêm lượng khách của nước bạn đến với chúng ta, tăng doanh thu du lịch cho Việt Nam…

Do vậy, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, chính xác, đảm bảo công bằng cho du lịch cũng như các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

3.3.5.2 Mục tiêu của giải pháp

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, của tỉnh cho các doanh nghiệp; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra trong lĩnh vực du lịch

3.3.5.3 Nội dung của giải pháp

- Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật.

- Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới.

3.3.5.4 Dự kiến kế hoạch về mức độ chi phí và kết quả mang lại do thực hiện giải pháp

* Chi phí để thực hiện

Đvt:1.000đ/năm

TT

Nội dung thực hiện

Kinh phí thực hiện

Nguồn chi


1

Mua thêm trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra: Máy quay phim,

máy ảnh, máy ghi âm


100

Từ NSNN cấp cho Sở VHTTDL hàng năm và số tiền trích lại sau khi nộp NSNN

2

Mua trang phục thanh tra

100

3

Chi công tác phí

50


Tổng chi phí

250


* Yêu cầu khi thực hiện


- Phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

- Người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KT-XH và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

* Kết quả mang lại


- Giảm thiểu 10% hàng năm số vụ vi phạm về du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2023