Kết Quả Về Chiến Lược Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Tỉnh Bo Kẹo

phối hợp giữa Sở Du lịch với các huyện, làng, xã, địa phương đối với việc quản lý các danh thắng, các di tích lịch.

Các hoạt động làm phương hại đến nhân cách và nền văn hóa của tỉnh, của đất nước thì không thể cho phép tồn tại, như du lịch mại dâm, ma túy…Nhất là tại các khách sạn, nhà hàng, các điểm karaoke, masage ở thành phố, các địa điểm du lịch. Đây thật sự là vấn đề nóng bỏng rất đáng lo ngại, thực hiện Chỉ thị 159/CP của Chính phủ, tỉnh Bo Kẹo. Chính quyền và các ngành đã có nhiều cải tiến về thủ tục xuất- nhập cảnh. Tuy nhiên, các thủ tục hành chính và phương thức quản lý nhà nước đối với khách du lịch vấn còn nặng nề, phiền hà. Khách thường phàn nàn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch của tỉnh. Cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước đối với du lịch nói riêng của tỉnh Bo Kẹo đang có chiều hướng tốt lên.

- Quản lý đối với cảnh quan, môi trường các điểm du lịch.

+ Công tác quản lý bảo vệ môi trường, làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp hơn được tỉnh và các ngành quan tâm. Một mặt, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng bảo tồn, sân thể thao giải trí...là điều kiện tốt để bảo vệ các loại động vật, thực vật quý hiếm để bảo vệ môi trường. Mặt khác, phát triển du lịch có nguy cơ làm huỷ hoại, phá vỡ hệ sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, công tác quản lý bảo vệ môi trường môi sinh được chú trọng, nhằm phát triển du lịch một cách bền vững.

+ Du lịch là ngành hoạt động đòi hỏi môi trường và khoảng không rất lớn, là yếu tố nội tại của ngành du lịch. Văn hoá và môi trường là nguyên liệu thô của ngành công nghiệp du lịch. Vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo, nhµ quản lý, người kinh doanh là phải có chiến lược phát triển du lịch đúng để phát huy mạnh mẽ những ưu thế và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực do phát

triển du lịch đem lại. Đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của người quản lý, người dân cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. [21]

Thực tế cho thấy, du lịch Bo Kẹo hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, phát triển du lịch có thể gây tổn hại môi trường, tàn phá tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, làm xuống cấp các công trình văn hoá, lịch sử, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, đường giao thông hư hỏng... cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Phân tích theo một phạm trù “nhân quả” giữa du lịch và môi trường, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đến lượt du lịch phải chịu hậu quả của môi trường ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch. Môi trường du lịch có thể hiểu cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Tỉnh cũng đưa ra khẩu hiệu cho các chương trình xanh, sạch, đẹp, văn minh; giữ gìn an ninh trật tự trong hoạt động du lịch để điểm đến được an toàn hấp dẫn, thuận tiện đối với khách du lịch.

Quản lý nhà nước về du lịch Bo Kẹo thời gian qua đã huy động sự tham gia của nhiều ngành như Nội vụ, Hải quan, Giao thông vận tải, Hàng không, Bưu điện. Tuy nhiên, viện phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng ngành trong quản lý du lịch chưa thật tốt. Một thực tế là hoạt động du lịch còn nhiều bất cập thể hiện: còn hiện tượng nâng giá, hạ giá dịch vụ một cách tuỳ tiện vào mùa du lịch giữa các thành phần kinh tế cũng như các doanh nghiệp để thu hút khách cho mình; chèn ép khách một cách tuỵ tiện, gây nên sự bức xúc cho du khách; tình trạng lộn xộn trong tổ chức “tour”; sự chèn ép khách của người dân địa phương nơi có điểm đến, gây hậu quả không tốt về kinh tế xã hội.

Một số hệ lụy của du lịch như hình thức mại dâm, sử dụng thuốc lắc ở các nhà hàng, quán bar, vũ trường đã bắt đầu xuất hiện. Đây không phải là nguy cơ mà trên thực tế có chiều hướng gia tăng nhất là tại các khách sạn, nhà nghỉ, các điểm karaoke, masage ở thành phố các địa điểm của những nơi du lịch. Đây thật sự là vấn đề nóng bỏng rất đáng lo ngại.

- Quản lý các di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trong thời gian qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các chính quyền đoàn thể nhân dân, văn hoá của các dân tộc ở Lào nói chung và ở tỉnh Bo Kẹo nói riêng đã được khôi phục. Các làng nghề truyền thống của các dân tộc ở các địa phương, các lễ hội đặc sắc, được khôi phục và phát triển. Nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa đã được trùng tu, tôn tạo. Đối với công tác này, Sở Du lịch tỉnh thời gian qua đã phối hợp phối hợp thường xuyên với Sở Văn hoá thông tin, để kiểm tra tôn tạo các di tích, vật cổ.

Di sản văn hoá là vấn đề toàn nhân loại quan tâm và phải được tôn tạo. Những giải pháp bảo tồn di sản văn hoá phù hợp đều rất cần thiết, nhằm chuyển giao những di sản quý báu với nguyên bản của chúng cho các thế hệ mai sau…Làm được đều này, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể, những nhân chứng lịch sử một cách khoa học với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Song song với điều đó, chúng ta phải không ngừng tác động đến các ban, ngành khác, đến toàn thể cộng đồng có cùng chung nhận thức là phải góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hoá một cách tốt nhất, để chuyển giao những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học nghệ thuật... đang tiềm ẩn trong di sản văn hoá mà ông cha ta đã sáng tạo ra và để lại cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý của nhà nước đúng đắn, đúng cách thì du lịch có thể gây ra những tổn thất làm xuống cấp các di sản văn hoá cả vật chất và tinh thần.

Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Lào giai đoạn 2010-2015 - 9

- Quản lý hướng dẫn viên

Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến, tours du lịch, trực tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đoàn khách theo một chương trình du lịch, nhằm đảm bảo thực thiện chương trình theo đúng kế hoạch, thuyết minh về các điểm du lịch và tạo những ấn tượng tích cực cho khách du lịch. Có thể hiểu hướng dẫn viên du lịch là những cán bộ chuyên môn làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành, thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan theo chương trình du lịch đã được ký kết.

Việc quản lý hướng dẫn viên du lịch đòi hỏi phải đúng yêu cầu của pháp lệnh hướng dẫn du khách. Hướng dẫn viên du lịch phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện mà pháp lệnh đó yêu cầu. Ngày nay, khách du lịch không chỉ thăm thú cảnh quan, mà du khách còn khám phá những nét truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của người dân địa phương. Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý hướng dẫn viên du lịch tỉnh Bo Kẹo phải xây dựng đội ngũ này thật sự có chuyên môn, có trình độ, tuyên truyền đúng, đầy đủ và tạo ấn tượng tốt cho du khách. Việc thuyết minh cho du khách hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử ở những điểm đến có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là khách quốc tế đến với Bo Kẹo. Điểm mạnh của du lịch tỉnh Bo Kẹo là du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, du lịch thiên nhiên hoang dã, ngày càng được khẳng định và phát triển. Hiện tại, đội ngũ hướng dẫn viên chưa đáp ứng được những nhu cầu của du khách khi họ muốn khám phá tìm hiểu giá trị văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán của người dân bản địa. Như vậy, đội ngũ thuyết minh viên, hoặc hướng dẫn viên là khá quan trọng và cần thiết, nhưng có thể thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên của tỉnh Bo Kẹo còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể là trình độ văn hoá của họ không cao, không đồng đều, kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoài ngữ còn nhiều hạn chế, phần lớn không được đào tạo bài bản. Song, họ lại có thế mạnh là người địa phương, là người hiểu sâu về giá trị của di tích và những nét văn hoá, phong tục tập quán của địa phương mình và đặc biệt họ sẽ thuyết minh bằng tất cả niềm tự hào về địa phương, quê hương đất nước họ. Chính nghề hướng dẫn viên du lịch là nghề mang tính mở, nên việc quản lý cũng phải mang tính mềm mỏng chứ không cứng nhắc khuôn mẫu như những ngành nghề khác. Điều đó không có nghĩa là quản lý đội ngũ này quá lỏng lẻo làm ảnh hưởng chất lượng tours, dẫn đến người hướng dẫn ì không năng động, không sáng tạo, không phát huy những khả năng đã được đào tạo, đúc rút kinh nghiệm, không mang lại sự thoả mãn cho du khách.

Quản lý hướng dẫn viên du lịch ở Lào nói chung, ở tỉnh Bo Kẹo nói riêng gặp không ít những khó khăn như trình độ mặt bằng chung của hướng dẫn viên còn thấp, trình độ ngoại ngữ nhìn chung còn yếu, thiếu kinh nghiệm. Hơn nữa, những đưa khách đi xa trung tâm điều hành, nên việc quản lý phần lớn dựa vào tính tự giác, lương tâm nghề nghiệp và việc chấp hành nội quy của ngành, các quy định của luật pháp của đội ngũ này.

+ Xử lý, cung cấp số liệu thống kê về du lịch để sử dụng trong công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch cũng như báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, thống kê lượng khách du lịch, số khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, khu, điểm du du lịch, doanh thu du lịch, nộp ngân sách, thời gian lưu trú của khách…

+ Thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Cụ thể là tuyên truyền, Poster to, nhỏ, ảnh, Video, xây dựng các website, biển quảng cao du lịch. Thúc đẩy, khuyến khích việc sản xuất đồ lưu niệm đặc trưng của địa phương và v.v..

+ Thành lập, củng cố phòng thông tin liên lạc cấp địa phương nơi có khu, điểm du lịch nổi tiếng.

+ Cung cấp thông tin cho các đài, báo để quảng bá hình ảnh của Bo kẹo ra với các tỉnh khác cũng như bạn bè trên thế giới.

- Công tác kiểm tra, giám sát.

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch của tỉnh được duy trì thường xuyên, giải quyết những vấn đề hiện tại và có kế hoạch ngăn chặn, không cho phép hoạt động du lịch trái phép. Đảm bảo cho pháp luật nhà nước nói chung và pháp luật du lịch nói riêng được tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Đặc biệt là các quy định nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch.

Tuy nhiên, qua việc kiểm tra, thanh tra, các vi phạm pháp luật, quy chế, quy định về du lịch còn ít. Sở dĩ đạt được kết quả đó là vì: i) Sở Du lịch đã được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, của Tổng cục Du lịch; ii) Sở Du lịch

đã làm công tác tuyên truyền giáo dục tốt, đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan chức năng liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra, thanh tra.

2.2.7. Kết quả về chiến lược kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo

Dựa trên chiến lược chung của Tổng cục Du lịch và dựa vào Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1986 đề ra chính sách đổi mới toàn diện và mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch dần dần có vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã quy định việc thực hiện phát triển du lịch, du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên và du lịch lịch sử để phục vụ khách du lịch và dịch vụ khác. Chính phủ đã đầu tư vào kết cấu hạ tầng rất lớn như: đường giao thông từ Bắc đến Nam, trong giai đoạn 4 - 5 năm vừa qua Chính phủ đã có sự cố gắng rất lớn để mở rộng cửa khẩu quốc tế để hội nhập với các nước trên thế giới, tạo thuận lợi cho các nước thành viên ASEAN, miễn VISA và mở rộng sân bay quốc tế (thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luang Pra Bang, Pác Sê tỉnh Chăm Pa Sắc). Hiện nay Lào có cửa khẩu quốc tế tất cả 16 cửa khẩu ra - vào tại các tỉnh có thể VISA tại chỗ 13 cửa khẩu [25, tr.4].

Dựa trên cơ sở chính sách mở cửa của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển du lịch từ năm 2010 – 2015 của tỉnh Bo Kẹo, củng cố, sắp xếp lại bộ máy Sở Du lịch tỉnh phù hợp với từng chức vụ và tổ chức thực hiện chính sách cho phù với thực tiễn. Về phát triển nguồn nhân lực, chú ý nghiên cứu đào tạo chuyên môn ngắn hạn và dài hạn trong đó: tập huấn từng chuyên đề của Tổng cục Du lịch phân chia cho và tập huấn ngắn hạn về hành chính, về giao tiếp, nấu ăn.

Về tuyên truyền xây dựng phòng tin: (tạp chí, báo, sách du lịch), cung cấp cho khách du lịch để quảng cáo các điểm du lịch của tỉnh và có một phòng đọc (Thư viện tin).

Về quản lý kinh doanh du lịch: thực hiện theo Quy định số 1150 Văn phòng Chính phủ về tổ chức và hoạt động kinh doanh du lịch theo quy định chặt chẽ, kiểm tra, tổ chức ổn định lại các công ty du lịch trong tỉnh có thể cạnh

tranh được cả về chất lượng, hoạt động đúng pháp luật, làm thế nào để nghiên cứu tìm cách tăng du khách nghỉ ngơi, tham quan các điểm du lịch (văn hoá, thể dục thể thao, lịch sử, thiên nhiên) tăng lên 5% năm 2007 và 10% năm 2010 của khách vào tỉnh. Thúc đẩy và quản lý đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống tốt, đảm bảo và hoạt động đúng quy định của pháp luật nước CHDCND Lào. Về thống kê và kế hoạch: Sở Du lịch thực hiện tổng hợp khá chính xác,

kịp thời hạn (tháng, quý, năm), phân tích rõ ràng cơ cấu du khách….Thẩm định dự án các đường giao thông đến điểm du lịch cả 5 huyện của tỉnh đến năm 2010, đồng thời khuyến khích các công ty du lịch trong tỉnh (nhà nước và tư nhân), đầu tư vào các điểm du lịch liên tục tạo doanh thu từ du lịch cho ngân sách của huyện hay địa phương. Đường giao thông du lịch đường sông Nặm Tha từ Huổi Sai - Luang Nặm Tha và sông Mê Kông từ Huổi Sai - Pác Beng tỉnh U Đôm Say - tỉnh Luâng Pra Bang, còn đường ô tô từ Huổi Sai đến Luang Nặm Tha phối hợp với các đơn vị có nơi nghỉ, ăn ở ít nhất 3 điểm trước khi đến Luang Năm Tha. Khuyến khích từ phía nhà nước và cá nhân đầu tư bảo tồn vào khu du lịch Khải U Pa Thăm thành điểm du lịch lịch sử của trung tâm tỉnh Bo Kẹo.

Về hợp tác với các tỉnh lân cn và quốc tế: Dựa vào ký kết trong hội nghị 4 tỉnh miền Bắc, Bo Kẹo đã triển khai hợp tác với các tỉnh lân cận. Nội dung hợp tác và rút kinh nghiệm về việc quản lý du lịch, đường giao thông vận chuyển khách nối liền với nhau, thúc đẩy thị trường du lịch trao đổi, kết nối quan hệ thông tin cùng nhau quảng cáo về các khách sạn, nhà nghỉ, nơi ăn uống.

Hợp tác với tỉnh Luang Pra Bang là tỉnh được công nhận di sản thế giới để tạo kế hoạch khách du lịch về dịch vụ từ Bo Kẹo - Luang Pra Bang, phối hợp với 8 tỉnh miền Bắc.

Với quốc tế, nhất là các nước láng giềng sẽ được quy định đường giao thông chung giữa tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào và Xiêng Rai Thái Lan, tỉnh Bo Kẹo- Sơn La (Việt Nam), Bo Kẹo 12 Păn Na – Xiêng Hung (Trung Quốc), tỉnh Tha khì lêch (Myanma), lập kế hoạch đi thực tế hợp tác về du lịch với cán bộ

quản lý du lịch miền Bắc Thái Lan để tạo điều kiện, cơ hội trong việc trao đổi vận chuyển khách.

Về đầu tư du lịch: Sở Du lịch sử dụng ngân sách trung ương cấp, thông qua Tổng cục Du lịch để lập kế hoạch và mở rộng phát triển du lịch. Khoản ngân sách này được đầu tư vào việc sản xuất và phát triển sản phẩm du lịch, phát triển phương tiện truyền thông, in ấn các tài liệu, phát hành tạp chí, sách báo, poster, giấy quảng cáo, tập gấp, video… Ngoài ra, ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng đường thông giao vào các khu, điểm du lịch và đầu tư xây dựng giếng nước nóng Nặm Kâng và một số điểm du lịch khác…

Phối hợp với các cơ quan liên quan: Sở Du lịch đã phối hợp với cơ quan Hải quan, Công an du lịch, Văn phòng quan hệ quốc tế ở cửa khẩu quốc tế để kiểm tra du khách ra – vào, tạo điều kiện thuận lợi thống kê về an ninh trật tự xã hội; phối hợp với Sở Giao thông vận tải đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng cho các khu du lịch. Phối hợp với Sở Bảo vệ môi trường và Sở Y tế, xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến điểm du lịch. Phối hợp với Sở Thương mại và công nghiệp, về việc thúc đẩy sản xuất ra sản phẩm trong tỉnh và sản phẩm thủ công là đồ lưu niệm... nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt hàng này cho khách du lịch. Phối hợp với Sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh về bảo tồn và phát huy những tài nguyên thiên nhiên mà tỉnh có. Phối hợp với Sở Văn hoá thông tin bảo vệ điểm du lịch lịch sử, đồ cổ… Ngoài ra, còn phối hợp với các cơ quan khác và các đơn vị kinh doanh…

Hợp tác với các tỉnh khác, phát triển sản phẩm du lịch. Đặc biệt, thẩm tra điểm du lịch nối liền với 4 tỉnh miền Bắc để thông báo với từng tỉnh biết điểm nghỉ theo đường nối liền các tỉnh. Tỉnh Bo Kẹo có 2 cửa khẩu quốc tế như cửa khẩu quốc tế Huổi Sai tỉnh Bo Kẹo Lào nối với cửa khẩu quốc tế Xiêng Khoong, tỉnh Xiêng Rai Thái Lan, hai cửa khẩu Lảng Mom huyện Tổn Phầng Lào nối với cửa khẩu Tha Khì Lêch Myanma. Về cơ sở hạ tầng Đảng, Nhà nước rất quan tâm với việc phát triển mạng lưới điện, 60% số

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí