Đối Với Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân


100% giáo viên tham gia thử nghiệm đều đánh giá khóa bồi dưỡng là rất cần thiết và đã đáp ứng được mong muốn của giáo viên khi tham gia.

100% giáo viên đồng ý với cách sắp xếp chương trình, nội dung của khóa bồi dưỡng mà luận án đã xây dựng. Hầu hết các giáo viên rất hứng thú khi tham gia khóa bồi dưỡng.

Đánh giá về mức độ đáp ứng các mục tiêu của khóa học cho thấy: 100% giáo viên đánh giá mục tiêu của khóa bồi dưỡng đã đạt được theo kế

hoạch đề

ra. Thông qua kết quả

thực nghiệm và tìm hiểu thực tế ở

các

trường trung cấp CAND, có thể đưa ra những đánh giá khái quát sau đây:

Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên ở các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

trường trung cấp CAND đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo theo tiếp cận ĐBCL ở các trường trung cấp CAND.

Giáo viên ở các trường trung cấp CAND sau khi được bồi dưỡng đã có hiểu biết đúng đắn về năng lực giảng dạy; cách thức triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giáo viên ở các trường trung cấp

Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng - 26

CAND. Song song với việc bồi dưỡng về

kiến thức, họ

còn được bồi

dưỡng các kỹ năng dạy học, giáo dục. Việc nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên đã có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.

Kết luận thử nghiệm

Qua các kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất khi đi

vào triển khai vận dụng ở các trường trung cấp CAND đã mang lại hiệu

quả rõ rệt. Chất lượng, hiệu quả QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường này được nâng cao. Các hoạt động dạy học ở các trường trung cấp CAND được diễn ra một cách khoa học, bài bản, đúng quy trình.

Kết quả

thử

nghiệm tác động nhằm nâng cao năng lực giảng dạy

của giáo viên ở các trường trung cấp CAND cho phép kết luận: Nhờ có


biện pháp tác động, năng lực giảng dạy của giáo viên ở các trường trung

cấp CAND được nâng lên rõ rệt. Các biến số liên quan đến năng lực

giảng dạy của giáo viên ở các trường trung cấp CAND đều được kiểm

soát

ở mức độ

nhất định. Cùng đối tượng, cùng môi trường hoạt động,

cùng thời gian, nhân tố khác biệt cơ bản là biện pháp tác động. Do vậy, kết quả này cho thấy hiệu quả của biện pháp tác động và khẳng định giả thuyết thử nghiệm: Có thể nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên ở

các trường trung cấp CAND, góp phần phát triển quản lý đào tạo ở các

trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL trong bối cảnh đổi mới giáo dục nếu áp dụng nội dung: “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên”. Như vậy, kết quả thử nghiệm bước đầu đã cho thấy tính khả thi và hiệu quả của biện pháp 3: “Kiện toàn, nâng cao năng lực giáo viên và CBQL theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh” tại các trường trung cấp CAND.


Kết luận Chương 4


Từ những luận cứ

khoa học trình bày ở

chương 1, chương 2 và

chương 3 của luận án, để QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp

cận ĐBCL, trong chương 4 luận án đã đề

xuất 06 biện pháp cụ

thể, các

biện pháp này có quan hệ mật thiết với nhau thành một hệ thống phương pháp, cách thức tác động tới các đơn vị, cá nhân tham gia quá trình đào tạo

nhằm kiểm soát quy trình, chuẩn mực ĐBCL đào tạo

ở cả

3 khâu: “đầu

vào”, “quá trình”, “đầu ra” đặt trong bối cảnh nhà trường. Mỗi biện pháp hướng tới một mục tiêu xác định và được triển khai theo những nội dung, cách thức riêng biệt, nhưng luôn chi phối và tạo điều kiện cho những biện pháp khác tiến hành được thuận lợi, vì vậy không thể xem nhẹ biện pháp nào.

Tác giả luận án đã tiến hành thử nghiệm một nội dung: “Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên các trường trung cấp CAND” thuộc biện pháp thứ 3 đó là: “Kiện toàn đội ngũ giáo viên và CBQL theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh” tại trường Trung cấp Cảnh sát nhân

dân I. Kết quả

cho thấy năng lực giảng dạy của giáo viên ở

nhà trường

được nâng lên rõ rệt. Qua đó có thể khẳng định các biện pháp được đề xuất trong luận án có tác dụng trong nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp CAND.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận


1.1. Xây dựng các trường trung cấp CAND trở thành các cơ sở giáo GDNN có chất lượng cao, đáp ứng nhu cung cấp nguồn nhân lực cho công an các đơn vị, địa phương, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp bảo vệ an

ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng

CAND tiến lên chính quy, tinh nhuệ, hiện đại vào năm 2030 là một đòi hỏi tất yếu, khách quan hiện nay.

Trước bối cảnh đó, các trường trung cấp CAND phải giải quyết

hàng loạt vấn đề, trong đó khâu đột phá là chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người

học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn nhằm làm cho sản

phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng tốt thực tiễn công tác ở công an các

đơn vị, địa phương. Để đạt được điều đó, các trường trung cấp CAND

phải thực hiện QLĐT theo tiếp cận ĐBCL.

1.2. Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận

ĐBCL phải được thực hiện bằng những tác động có mục đích, có kế hoạch của bộ máy quản lý, trước hết là Hiệu trưởng đến các đơn vị và cá nhân tham gia giảng dạy, huấn luyện, giáo dục trong nhà trường, qua đó định hướng, tổ chức, điều hành, giám sát quy trình và tạo điều kiện triển khai quá trình đào tạo theo những chuẩn mực nhất định nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đáp ứng tốt những đòi hỏi từ thực tiễn của công an các đơn vị, địa phương.

Việc QLĐT ở các trường trung cấp CAND bao hàm những nội dung rất quan trọng, đó là: Chuẩn hóa chương trình đào tạo, đồng thời đảm bảo


các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình đào tạo; nâng cao chất lượng tuyển sinh và hoạt động đầu khóa; kiện toàn, nâng cao năng lực giáo viên và CBQL theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh; tổ chức hoạt động dạy học theo chuẩn chất lượng GDNN và đặc thù ngành Công an; đổi

mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo tiếp cận năng

lực; thực hiện giám sát, đánh giá chất lượng, đào tạo theo chuẩn. Các nội

dung quản lý này hướng tới nắm giữ và điều khiển quá trình đào tạo để

tạo nên những điều kiện thiết yếu nhất trong trường.

ĐBCL đào tạo của nhà

1.3. Trong thời gian qua, các trường trung cấp CAND đã tăng cường

QLĐT và đạt được những kết quả

trong quản lý mục tiêu, kế

hoạch,

chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, cũng như trong phát huy các nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính,…Tuy nhiên, trước những

đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và công tác đấu tranh

phòng, chống tội phạm, đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở

công an các đơn vị, địa phương, các trường trung cấp CAND cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong công tác tuyển sinh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, các nguồn lực của nhà trường chưa được huy động mạnh mẽ, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, huấn luyện, thực hành còn chưa đáp ứng yêu cầu, ... Điều đó, ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng học viên tốt nghiệp ra trường.

Để phát huy những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế nêu

trên, các trường trung cấp CAND cần phải làm tốt những biện pháp chủ yếu như: Chuẩn hóa chương trình đào tạo theo tiếp cận ĐBCL, đồng thời


đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện chương trình đào tạo; Nâng cao chất lượng tuyển sinh và đổi mới các hoạt động đầu khóa; Kiện toàn đội ngũ giáo viên và CBQL theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh; Tổ chức hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu chất lượng giáo dục nghề nghiệp và đặc thù ngành Công an; Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học viên theo

định hướng phát triển

năng lực; Tổ chức

chặt chẽ hoạt động giám sát, đánh giá chất lượng, đào tạo.

Tất cả những biện pháp đó chính là cách thức, phương pháp quản lý

theo mô hình ĐBCL

ở các khâu

“đầu vào”, “quá trình”, “đầu ra” phù hợp

với bối cảnh của nhà trường và công tác công an hiện nay. Làm tốt những biện pháp này các trường trung cấp CAND nâng cao được vị thế của mình trong cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho công an các đơn vị, địa phương.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Công an

Cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế kịp thời hệ thống các văn bản quy pháp pháp luật, hướng dẫn liên quan đến các mặt công tác của các trường trung cấp CAND cho phù hợp với hệ thống giáo dục nghề nghiệp và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Sớm ban hành hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng GDNN trong CAND; hướng dẫn các trường trung cấp CAND tiến hành tự đánh giá và tổ chức kiểm định chất lượng cơ sở GDNN trong năm 2022 và kiểm định chương trình đào tạo trong các năm tiếp theo.

Quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL và

đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học đáp ứng quy mô, nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình đào tạo ở các trường trung cấp


CAND.

2.2. Đối với các trường trung cấp Công an nhân dân

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho giáo viên, CBQL, công nhân viên, học viên nhà trường trong công tác GDĐT, rèn luyện học viên theo mục tiêu đào tạo nhà trường đã đặt ra. Xác định nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong nhà trường.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng đối với

từng nội dung QLĐT của nhà trường trên cơ sở bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở GDNN, chất lượng chương trình đào tạo GDNN do Bộ Lao động­ Thương binh và Xã hội, Bộ Công an ban hành, hướng dẫn; xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy trình công tác đối với từng nội dung QLĐT của nhà trường theo các tiêu chuẩn chất lượng đã ban hành; xây dựng, hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường để phục vụ đoàn đánh giá ngoài của Bộ Công an năm 2022.

Duy trì thường xuyên quan hệ với công an các đơn vị, địa phương trong tổ chức quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ giáo viên và sử dụng học viên sau tốt nghiệp.

2.3. Đối với công an các đơn vị, địa phương

Phối hợp chặt chẽ với các trường CAND nói chung và các trường

trung cấp CAND nói riêng trong công tác đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên các trường trung cấp CAND trong thời gian thực tế, luân chuyển công tác cũng như cho học viên trong thời gian thực tập tốt nghiệp.

Phản hồi kịp thời với cơ

quan chức năng của Bộ

Công an và các

trường trung cấp CAND về chất lượng đào tạo của nhà trường, về mục

tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình tài liệu dạy học, giáo viên,


đặc biệt phản ánh trung thực, khách quan kết quả công tác của học viên tốt nghiệp ra trường khi nhà trường có yêu cầu khảo sát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022