Đổi Mới, Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Trung Tâm Đào Tạo Ngân Hàng Công Thương

- Ban thông tin chịu trách nhiệm thông báo chương trình, nội dung các lớp học, thời gian, đối tượng đào tạo, học viên đăng ký đào tạo. Đưa lên mạng nội bộ các thông tin về đào tạo và đào tạo lại của TTĐT NHCT...

- Bộ phận học liệu có trách nhiệm cập nhật in ấn tài liệu các khóa đào tạo nội bộ của TTĐT NHCT, in ấn chứng chỉ...

- Ban thông tin, học liệu chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý thư viện; xây dựng các trang Web về đào tạo và đào tạo lại.

3.2.6. Đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương

Để đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo và đào tạo lại cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý bao gồm tiến hành rà soát, nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi những qui định không phù hợp. Ví dụ: ban hành sửa đổi các văn bản qui chế đào tạo, đào tạo lại cán bộ QLKT, qui chế giảng viên kiêm chức. Bổ sung qui chế cần thiết như: qui chế hoạt động TTĐT NHCT, qui chế cấp chứng chỉ, qui chế giảng viên, qui định về hệ thống chương trình, tài liệu. Nghiên cứu đề xuất những chế độ thích hợp, những cơ chế động lực như: lương kinh doanh, khen thưởng, thi đua, gắn đào tạo với sử dụng cán bộ để khuyến khích họ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Hai là, đi đôi với việc đổi mới hoạt động của TTĐT cần tăng cường đội ngũ CBQL đào tạo có năng lực và tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của NHCT. Quản lý đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ của TTĐT NHCTVN rất cần một đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ về chuyên môn, khả năng về sư phạm, biết quản lý, tổ chức đào tạo có hiệu quả và một trái tim nhiệt huyết, có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo. Bởi vậy, muốn TTĐT đào tạo có hiệu quả đáp ứng yêu cầu kinh doanh luôn năng động, đổi mới, hiện đại của NHCT rất cần sự quan tâm đến công tác tổ chức và cán bộ dành cho TTĐT của Ban lãnh đạo NHCT.

Đầu tư phát triển TTĐT, đặc biệt là đầu tư về con người sẽ góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực của NHCT, nâng cao chất lượng kinh doanh từ các chi nhánh NH cơ sở và toàn hệ thống, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ NHCT trên thương trường. Năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao dịch của CBNV sẽ quyết định thành công của NHCTVN.

Ba là, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch đào tạo, qui hoạch đào tạo tại TTĐT. Kế hoạch đào tạo tại TTĐT là một bộ phận kế hoạch đào tạo của NHCT. Bởi vậy, khi xây dựng kế hoạch đào tạo tại TTĐT cần lựa chọn nội dung đào tạo vừa cập nhật được các thông tin, văn bản, chế độ mới ban hành liên quan đến nghiệp vụ cần đào tạo, vừa sát với thực tiễn kinh doanh diễn ra sinh động trên thương trường; trao đổi, phổ biến những kinh nghiệm công tác trong nội bộ NHCT. Do đó, việc xây dựng kế hoạch đào tạo tại TTĐT phải xuất phát từ chủ trương của Ban lãnh đạo; từ thực tiễn hoạt động của các chi nhánh cần đào tạo nghiệp vụ gì, đối tượng nào,... từ ý kiến tham mưu của các phòng, ban nghiệp vụ trụ sở chính. Xây dựng kế hoạch đào tạo phải có luận cứ khoa học, nội dung cụ thể của từng chuyên đề, nếu được Ban lãnh đạo duyệt thì ai là người chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu? Những giảng viên nào được giao nhiệm vụ giảng dạy từng chuyên đề, v.v... Có như vậy kế hoạch đào tạo mới có tính khả thi cao. Đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đào tạo nói chung, kế hoạch đào tạo tại TTĐT nói riêng có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLKT NHCT.

Qui hoạch đào tạo phải gắn với sử dụng và nguồn cán bộ lâu dài. Đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ bố trí vào các vị trí công việc trước mắt và lâu dài. Công tác xây dựng kế hoạch, qui hoạch đào tạo phải được thực hiện từ dưới lên trên, dựa trên nhu cầu thực tế và điều kiện thực hiện cụ thể. Tránh tình trạng đào tạo tràn lan, học theo phong trào sẽ tốn kém kinh phí và không hiệu quả. Khi kế hoạch đào tạo đã được thông qua, nó phải trở thành chỉ tiêu bắt buộc mọi người phải thực hiện nghiêm chỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Bốn là, nâng cao chất lượng biên soạn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy tại TTĐT. Tài liệu giảng dạy là căn cứ để giảng viên soạn giáo án, là cơ sở để TTĐT quản lý công tác giảng dạy của giảng viên, để học viên nghiên cứu trước và trong quá trình học.

Xây dựng và hoàn chỉnh tài liệu đào tạo phù hợp với nội dung cần đào tạo và đối tượng đào tạo, rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo với những nội dung lãnh đạo duyệt và quản lý nội dung giảng dạy của giảng viên thông qua giáo án. Để nâng cao chất lượng biên soạn tài liệu phải có một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trách nhiệm biên soạn tài liệu, và có hội đồng thẩm định tính khoa học, tính thực tiễn nội dung tài liệu. Tùy mức độ quan trọng của tài liệu mà có thể tổ chức Hội đồng khoa học thẩm định phù hợp.

Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại trung tâm đào tạo ngân hàng công thương Việt Nam - 10

Kết luận và kiến nghị


Kết luận


Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT là một khâu rất quan trọng trong quá trình tồn tại, phát triển của NHCTVN. Hoạt động đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm cho nguồn lực con người của NHCTVN ngày càng giá trị, đóng góp tích cực để thực hiện mục tiêu: Xây dựng NHCTVN thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, xếp loại BB trên thị trường quốc tế. Để đáp ứng mục tiêu trên đòi hỏi hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLKT tại TTĐT NHCT phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Trong thời đại kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang phát triển, càng khẳng định Nghị quyết của Đảng và nhà nước ta xác định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân" là hoàn toàn đúng đắn. Các sản phẩm và công nghệ của các NHTM không khác nhau lắm. Sức mạnh tạo nên sự khác nhau trong kết quả kinh doanh giữa các NHTM lại là trình độ, năng lực và phẩm chất của đội ngũ CBQLKT.

Tại các tổ chức tín dụng, có nhiều nhân tố cấu thành nên hoạt động và thành công trong kinh doanh như: vốn, trụ sở làm việc, trang thiết bị, nhân sự, môi trường pháp luật... trong đó, nhân sự là tiền đề tạo ra các nhân tố khác. Khi các tổ chức tín dụng có những cán bộ và nhân viên đạt đến trình độ tối thiểu cần thiết thì tổ chức tín dụng đó có khả năng huy động được mọi nguồn lực để tổ chức kinh doanh, phát triển mạng lưới, tăng vốn và mức lợi nhuận... trình độ học vấn của CBNV ngân hàng là một trong những tiêu chí đánh giá thanh danh của NH đó trong hệ thống các tổ chức tín dụng [6, tr. 101].

Qua nghiên cứu những vấn đề đã trình bày trong luận văn: "Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tại Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam" tác giả xin rút ra những kết luận sau:

1- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLKT của NHCTVN trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức, tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế về kinh tế bao gồm: Các khái niệm và đặc

điểm của hoạt động đào tạo và đào tạo lại; khái niệm và đặc điểm của CBQLKT ngành NH nói chung và NHCTVN nói riêng. Sự cần thiết khách quan, yêu cầu mới đối với đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLKT của NHCTVN, từ đó xây dựng chương trình, nội dung đào tạo và lựa chọn loại hình đào tạo và đào tạo lại phù hợp với đặc điểm đội ngũ CBQLKT tại TTĐT NHCT. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực tiễn đào tạo và đào tạo lại CBQLKT ngành NH của một số nước như: Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Thái Lan và một số NHTM trong nước như Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam; NHNo; Ngân hàng cổ phần á châu để rút ra những bài học, điều kiện và khả năng vận dụng tại TTĐT NHCTVN.

2- Trên cơ sở đưa ra và phân tích một cách có hệ thống thực trạng đội ngũ CBQLKT của NHCT, những số liệu về tình hình số lượng, chất lượng CBQLKT NHCTVN có so sánh với các NH trong nước và nước ngoài, thực trạng đào tạo và đào tạo lại CBQLKT tại TTĐT NHCT, luận văn đã nêu bật được những thành công và kết quả, hạn chế và tồn tại, những nguyên nhân trong công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT làm cơ sở để đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT của NHCT và kiến nghị đối với NHNNVN và NHCT về hoàn thiện công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT của ngành NH nói chung, NHCT nói riêng.

3- Trên cơ sở đề án cơ cấu lại NHCT giai đoạn 2001-2010, xây dựng định hướng hoạt động kinh doanh của NHCT là căn cứ để định hướng hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT NHCT; qua những nhận xét rút ra từ lý luận và thực tiễn về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT NHCT, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT NHCT. Những giải pháp chủ yếu được nhấn mạnh là: Trước hết phải đổi mới, nâng cấp hoạt động TTĐT NHCT gồm: Xác định yêu cầu, nhiệm vụ mới của TTĐT, cơ cấu lại bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung chương trình, tài liệu giảng dạy, đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy, công tác quản lý, qui hoạch đào tạo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo và đào tạo lại. Cuối cùng là xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo từ NHCT Trung ương đến các chi nhánh NHCT cơ sở trong toàn quốc.

Một số kiến nghị


+ Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam


- Qui định tiêu chuẩn chuyên gia trong ngành NH:


Xây dựng, ban hành những văn bản qui định về tiêu chuẩn chuyên gia và đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia. Đội ngũ chuyên gia rất cần cho sự phát triển của đất nước nhưng chưa có văn bản của Nhà nước qui định tiêu chuẩn chuyên gia; xét công nhận chuyên gia, quyền lợi và nghĩa vụ của chuyên gia nên nhiều cán bộ giỏi không có hướng trau dồi kiến thức, tập trung nghiên cứu để trở thành chuyên gia giỏi mà chỉ tìm mọi cách phấn đấu để làm CBQL, cán bộ lãnh đạo có chức, có quyền. Một số khi được bổ nhiệm không phát huy được tác dụng nhưng rất khó bố trí các việc khác tạo nên tình trạng trì trệ của các cơ quan quản lý. Cần có chính sách hợp lý để khuyến khích các cán bộ giỏi, chuyên tâm phấn đấu trở thành chuyên gia, không nhất thiết cứ phải phấn đấu trở thành CBQL mới là người được trọng dụng; tạo nên tâm lý xã hội mới, quan niệm lao động mới, là điều kiện thuận lợi để thực hiện bổ nhiệm cán bộ có thời hạn đạt hiệu quả.

- Qui định tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ chủ chốt trong các NHTM nhà

nước:


Quản lý kinh tế là một nghề, cần được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên. Thống

đốc nên xem xét ban hành các văn bản qui định tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ chủ chốt trong các NHTM nhà nước để đào tạo phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đạt hiệu quả. Căn cứ vào tiêu chuẩn các chức danh như: Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp II, các trưởng phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của NHTW và các chi nhánh.., để CBNV các NHTM phấn đấu học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ một cách tự giác. Những người chưa đủ các tiêu chuẩn qui định sẽ có hướng để học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để đạt trình độ đó, những người đã đạt trình độ lại cố gắng tu dưỡng rèn luyện chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để được giao nhiệm vụ tương xứng. Đây chính là động lực thúc đẩy hoạt động đào tạo, đào tạo lại cán bộ QLKT tại các NHTM.

- Chỉnh sửa, bổ sung hệ thống tài khoản kế toán thống nhất:

NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho ra đời một bảng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất trong nền kinh tế quốc dân để tất cả các ngành các doanh nghiệp trong đất nước Việt Nam phải cùng chung một hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống báo cáo kế toán. Có như vậy các số liệu thống kê của các ngành, của toàn bộ nền kinh tế mới dễ dàng tổng hợp và chính xác. Như hiện nay hệ thống tài khoản kế toán trong ngành NH khác hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ngoài ngành NH. Quá trình giảng dạy kế toán tại các trường cũng gặp nhiều khó khăn. NH là ngành kinh tế đặc thù thì có thể qui định một số tài khoản đặc biệt dùng riêng cho ngành NH.

- Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam


- Trên cơ sở đề án cơ cấu lại, NHCT cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó đào tạo, đào tạo lại là một bộ phận của chiến lược này. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh doanh, NHCT xây dựng những mục tiêu và biện pháp thực hiện của chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ nay đến 2010. Có như vậy, TTĐT mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo từng thời kỳ và hàng năm sát với yêu cầu phát triển của NHCT. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQLKT phải đi trước một bước và là điều kiện cần thiết để phát triển kinh doanh.

- Trong kế hoạch tài chính hàng năm cần xây dựng tỷ lệ kinh phí chi cho đào tạo tương xứng với yêu cầu phát triển kinh doanh của NHCT. Coi đầu tư cho đào tạo là đầu tư phát triển, đầu tư chiều sâu và được phân bổ vào chi phí hàng năm như khấu hao tài sản cố định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.

- Trong phạm vi quyền hạn theo qui định, Ban lãnh đạo NHCT nên có kế hoạch thực hiện tiêu chuẩn hóa các chức danh CBQLKT NHCT. Công khai hóa tiêu chuẩn CBQLKT các cấp, công khai hóa qui hoạch đào tạo để mọi người phấn đấu, học tập bổ sung tiêu chuẩn... có những tiêu chuẩn có thể thực hiện được ngay, có những tiêu chuẩn qui định thời hạn thực hiện. Mặt khác, căn cứ vào nhu cầu đào tạo thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ để có kế hoạch đào tạo phù hợp.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng lập kế hoạch đào tạo vừa đáp ứng các yêu cầu thực hiện hiện đại hóa NHCT và kế hoạch kinh doanh hiện nay, xây dựng kế hoạch đào tạo

ngắn hạn và kế hoạch đào tạo dài hạn để chủ động đào tạo, phát triển đội ngũ CBQLKT theo định hướng và mục tiêu phát triển NHCT.

- Cần đổi mới, nâng cấp hoạt động TTĐT. Trung tâm Đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo của NHCT. Nhu cầu đào tạo CBQLKT NHCT rất lớn, nếu cứ đào tạo như hiện nay khoảng 25% tổng số cán bộ QLKT một năm thì bình quân sau 4 năm mỗi CBNV mới được học một khóa tại TTĐT. Vì vậy, NHCT cần phải khẩn trương tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho TTĐT, đồng thời đổi mới công tác quản lý bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ, bổ sung CBQL có đủ năng lực và tâm huyết với sự nghiệp đào tạo của NHCT, xây dựng đội ngũ giảng viên và có kế hoạch thu hút những giảng viên giỏi trên cơ sở nghiên cứu, ban hành các cơ chế khuyến khích về vật chất, tinh thần, chú trọng bồi dưỡng giảng viên kiêm chức một cách thường xuyên, để phát huy tốt vai trò đào tạo, đào tạo lại CBQLKT, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh doanh có hiệu quả.

Danh mục tài liệu tham khảo


1. Phạm Thanh Bình (1998), Giải pháp đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Ngân hàng Việt Nam đầu thế kỷ 21, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Báo cáo chính trị đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đinh Xuân Hạ (2005), "Đào tạo nguồn nhân lực cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam - hình thức và giải pháp phối hợp", Khoa học và đào tạo Ngân hàng (1+2), tr. 101.

7. Harold Koontz, Cyril Odonnell (2004), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, (Người dịch: Vũ Thiếu), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội (2000), Tập bài giảng về quản lý kinh tế, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Học viện Ngân hàng (2002), Giáo trình quản trị và kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Nguyễn Thanh Hội (1998), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội.


14. Hội đồng Bộ trưởng (1988), Nghị định số 53/NĐ của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh, Hà Nội.

15. Phạm Huy Hùng (2005), "Năm 2005, Ngân hàng Công thương tập trung xử lý dứt điểm nợ đọng", Báo Nhân dân, (18059), ngày 10/1, tr2.

16. Lê Viết Huyến (2002), "Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương khâu quan trọng để phát triển nguồn nhân lực", Thông tin Ngân hàng công thương, (6), tr. 12.

17. Lê Trọng Khanh (1998), Đào tạo nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngân hàng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

18. Ngô Tuấn Kiệp (2003), "Những ngày đầu mới thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam", Thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam, (Số đặc biệt kỷ niệm 15 năm ngày thành lập), Hà Nội, tr. 16.

19. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. V.I. Lênin (1971), Toàn tập, tập 27, 28, Nxb Sự thật, Hà Nội.


21. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập1, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.


22. Vũ Thị Liên (2001), Những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học phù hợp với hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

23. Luật Các tổ chức tín dụng (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


24. Luật Giáo dục (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


25. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


26. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Matsusita (1999), Nhân sự chìa khóa của thành công, (Người dịch: Trần Quang Tuệ), Nxb Giao thông, Hà Nội.

28. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.


29. Ngân hàng Công thương Việt Nam (1998), Qui chế tạm thời về công tác đào tạo trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (Ban hành theo Quyết định 13/QĐ- HĐQT-NHCT1 ngày 26/2/1998 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam).

30. Ngân hàng Công thương Việt Nam (1998), Qui chế tổ chức và hoạt động của trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng công thương, (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-HĐQT ngày 01/01/1998, Hội đồng quản trị NHCTVN), Hà Nội.

31. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2001), Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Công thương Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hà Nội.

32. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2002), "Thư của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương gửi cán bộ nhân viên Trung tâm đào tạo", Thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam, (6), tr. 11.

33. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2003), Báo cáo thường niên 2003, Hà Nội.


34. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 2004 và các giải pháp tín dụng chủ yếu năm 2005, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Hà Nội.

35. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1996), Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực ngân hàng công thương việt nam, Dự án SIDA/WORLBANK, Hà Nội.

36. Nguyễn Đình Nguộc (2000), "Đôi điều suy nghĩ về công tác đào tạo trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam", Ngân hàng, (10), tr. 35.

37. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

38. Nguyễn Tấn Thịnh (2003), Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

39. Thủ tướng Chính phủ (2004), Một số qui định pháp luật về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (2000), Nền kinh tế tri thức những hứa hẹn và hiểm họa, Nxb Bưu điện, Hà Nội.

41. Hoàng Việt Trung (2002), "Hiệu quả đào tạo nghiệp vụ của Trung tâm đào tạo đối với các đơn vị thành viên Ngân hàng Công thương Việt Nam", Thông tin Ngân hàng công thương, (6), tr. 17.

42. Viện Nghiên cứu đào tạo về quản lý (2004), Phương pháp kỹ năng quản lý nhân sự,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.


43. Viện Nghiên cứu kinh tế và quản trị kinh doanh (2004), Đề án và điều lệ nâng cấp Trung tâm Đào tạo Ngân hàng Công thương thành trường đào tạo phát triển nhân lực ngân hàng công thương, Phân viện Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội.

44. Viện Ngôn ngữ học (1996), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa, Hà Nội.


45. Nguyễn Như ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí