tiêu vì sự
tiến bộ
của học viên và là nguồn thông tin phản hồi giúp giáo
viên nắm bắt được chất lượng học tập của học viên để từ đó có những
điều chỉnh thích hợp trong quá trình dạy học như đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy; giúp cơ quan quản lý giáo dục, các nhà quản lý có những thông tin định tính và định lượng đối với kết quả đào tạo trong các trường CAND nói chung và trường trung cấp CAND nói riêng.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo định hướng
phát triển năng lực là bước phát triển cao hơn so với kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng; đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra, nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng, mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó.
Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực không chỉ thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn thức đẩy học viên đổi mới phương pháp học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong học tập; biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn công tác công an đang đặt ra, qua đó hình thành và phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết, trở nên năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với công việc trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Cường Kỷ Luật, Kỷ Cương Hoạt Động Đầu Khóa
- Kiện Toàn Đội Ngũ Giáo Viên Và Cán Bộ Quản Lý Theo Tổ Chức Bộ Máy Mới Và Chuẩn Chức Danh
- Nội Dung Và Cách Thức Thực Hiện Biện Pháp Một Là Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giáo Viên
- Mức Độ Đánh Giá Và Số Điểm Quy Ước Tương Ứng
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Tổng Hợp Đánh Giá Năng Lực Giảng Dạy Của Giáo Viên Trước Tác Động Thử Nghiệm Theo Các Tiêu Chí (N=56)
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó xác định nhiệm vụ đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả theo định hướng phát triển năng lực của người học; Nghị quyết số 17/NQ ĐU ngày
28/10/2014 của Đảng
ủy Công an Trung
ương về
đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục, đào tạo trong CAND, trong đó nhấn mạnh “nghiên cứu thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo đảm bảo trung thực, khách quan, đánh giá đúng kết quả học tập của người học”.
4.1.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp
Một là, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, các trường trung cấp CAND rà soát, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy trình liên quan quan đến công tác kiểm tra đánh giá, phấn đấu quy trình hóa toàn bộ các hoạt động này, từ xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra, đề thi, đến tổ chức thi, chấm thi, và quy trình thanh tra, giám sát các hoạt động này.
Hai là, xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống ngân hàng câu hỏi thi trong đánh giá kết quả học tập của học viên. Trước đây kiểm tra đánh giá là đánh giá sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng của người học, nên câu hỏi,
đề thi chủ
yếu hỏi kiến thức/ kỹ
năng đã nắm/thuộc đến mức độ
nào.
Hiện nay, kiểm tra, đánh giá là đánh giá năng lực nhận thức và tư duy của người học, nên câu hỏi, đề thi nhằm vào đánh giá năng lực nhận thức và tư duy, quy về một tình huống cụ thể nào đó, người học đạt được đến mức độ nào, nhận thức và tư duy về tình huống đó.
Công tác biên soạn ngân hàng câu hỏi thi phải là công việc của tất cả các giáo viên giảng dạy học phần, môn học cùng quan tâm, thực hiện một
cách nghiêm túc và cẩn trọng. Cần thường xuyên bổ sung, chỉnh sửa hệ
thống ngân hàng câu hỏi thi nhằm cập nhật tình hình sát với sự của nội dung, chương trình và thực tiễn.
thay đổi
Ngân hàng câu hỏi thi phải đo lường, đánh giá được mục tiêu cụ thể của từng môn học trên cơ sở mục tiêu chung của chuyên ngành và chương trình đào tạo. Nội dung câu hỏi thi phải chú trọng cả kiến thức, kỹ năng,
thái độ, khuyến khích học viện vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào
những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của học viên đối với những vấn đề được đặt ra trong tình huống đó.
à, đổi mới và đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên, từ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đến thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp.
Kiểm tra thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc học phần được thực hiện thông qua các hình thức thuyết trình, các bài tập tình huống, viết tiểu luận, bài thu hoạch, hoặc tự luận, kết hợp giữa tự luận với vấn đáp, vấn đáp với thực hành,… để đánh giá được toàn diện quá trình học tập của học viên. Đối với thi tốt nghiệp, ngoài các hình thức thi viết, các trường trung
cấp CAND cần nghiên cứu và thống nhất tổ
chức thi nghiệp vụ
chuyên
ngành bằng hình thức thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo cũng như quy định hiện hành của nhà nước về thi, xét công nhận tốt nghiệp đối với cơ sở GDNN.
Các trường trung cấp CAND cần tập trung đánh giá theo hướng trực
tiếp, thông qua việc yêu cầu học viên vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết một nhiệm vụ cụ thể về thực tiễn thuộc lĩnh vực của môn học. Đổi mới cách đánh giá theo hướng đánh giá từng học viên gắn với đánh giá theo nhóm, đánh giá tập thể lớp để nâng cao hiệu quả phương pháp làm việc tập thể. Đối với các học phần cơ bản, giáo viên cần nghiên cứu, lựa chọn những vấn đề còn bất cập giữa lý luận và thực tiễn áp dụng để học viên nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết. Đối với các học phần nghiệp vụ chuyên ngành, giáo viên cần kết hợp giữa giảng lý thuyết với xây dựng những tình huống nghiệp vụ đòi hỏi khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm để học viên thực hành.
ốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động giáo dục, đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế và nâng cao ý thức tự giác của học viên trong quá trình kiểm tra đánh giá. Các trường trung cấp CAND cần phát huy tinh thần trách nhiệm, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục trong đó chú trọng đến khâu kiểm tra đánh giá nhằm tạo ra một
môi trường học tập lành mạnh, trung thực; chủ động ngăn ngừa những
hành vi vi phạm quy chế thi, xử lý kịp thời, bảo đảm cho các hoạt động kiểm tra, đánh giá được triển khai nghiêm túc, đúng quy chế. Quá trình thanh tra, kiểm tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của
công tác dạy và học. Các trường trung cấp CAND cần chủ động nghiên
cứu, xây dựng và ban hành quy trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên giúp việc quản lý được chặt chẽ, khoa học và hiệu quả.
4.1.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
ảng ủy, Ban giám hiệu các trường trung cấp CAND cần xác định rõ vai trò, vị trí, sự cần thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo định hướng phát triển năng lực; thống nhất nhận thức đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo định hướng phát triển năng lực phải tiến hành đồng bộ với đổi mới phương pháp dạy
học. Các nội dung, cách thức thực hiện biện pháp phải được cụ
thể
hóa
trong chương trình, kế hoạch hoạt động của nhà trường; có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng khoa, phòng, trung tâm.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề, nâng cao nhận thức và nghiệp vụ cho CBQL, giáo viên nhà trường về công tác khảo thí, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng phát triển năng lực.
Các hoạt động kiểm tra, thi kết thúc học phần,
thi tốt
nghiệp phải
được các trường trung CAND thực hiện nghiêm túc, bám sát và phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, theo quy trình, quy định đã được ban hành, đảm bảo công bằng, khách quan, đánh giá đúng kết quả học tập của học viên.
Để đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học
viên, các cơ
quan chức năng của Bộ
Công an và các trường trung cấp
CAND cần tiếp tục quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ các hoạt động dạy và học. Trong đó cần tập trung nâng cao chất lượng các phòng học lý thuyết, phòng học thực hành phục vụ các chuyên ngành Kỹ thuật hình sự, Quản lý hành chính,….; thao trường, bãi tập phục vụ các chuyên ngành Cơ động, đặc nhiệm, Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên quân sự, võ thuật; bổ sung những trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy của các khoa
chuyên ngành, nhất là các khoa tổ chức giảng dạy và thi thực hành; tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá, như sử dụng phần mềm quản lý, khai thác ngân hàng câu hỏi thi do Cục Đào tạo trang
bị, các phần mềm tổ
chức thi trắc nghiệm….sử
dụng có hiệu quả
bảng
tương tác điện tử phục vụ hoạt động dạy học, hệ thống camera giám sát các phòng học, phòng thi, phòng chấm thi.
4.1.6. Đẩy mạnh hoạt động giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo
4.1.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao chất lượng GDĐT là yêu cầu cấp bách, là vấn đề
được
quan tâm hàng đầu đối với cơ sở giáo dục nói chung và các trường trung cấp CAND nói riêng, đây là cách thức để các trường trung cấp CAND tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL được nêu ở trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, giúp cho Đảng ủy, Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên, học viên nhà trường đạt được mục tiêu, sứ mạng của mình. Tuy nhiên, để biết được những đổi mới trong QLĐT ở các trường trung cấp CAND góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đến đâu, thì cần phải giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục.
Giám sát, đánh giá chất lượng giúp cho các trường trung cấp CAND thấy được mức độ đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn được giao của học viên
nhà trường sau khi tốt nghiệp về công tác tại công an các đơn vị, địa
phương; thấy được các chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo quản lý, nhà giáo của nhà trường có phù hợp, hiệu quả hay không; thấy được các hình thức, phương thức đào tạo, chất lượng giảng dạy, các điều kiện đảm bảo và việc thực hiện chính sách liên quan đến học viên của nhà trường….;
thông qua giám sát, đánh giá giúp các trường phát hiện những ưu điểm,
cũng như
những hạn chế, từ
đó kịp thời chỉnh lý, bổ
sung mục tiêu, nội
dung chương trình, phương pháp đào tạo, các công tác quản lý, phục vụ,
….gắn với thực tiễn công tác, chiến đấu ở công an các đơn vị, địa phương,
phát huy được năng lực, sở
trường của đội ngũ giáo viên,
CBQL,….góp
phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.
4.1.6.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp
ột là, trên cơ sở các tiêu chuẩn giám sát, đánh giá chất lượng được
quy định tại Quyết định số 3648/QĐBCAX02 ngày 20/5/2021 của Bộ
trưởng Bộ Công an về công tác kiểm định chất lượng GDNN trong CAND,
các trường trung cấp CAND xây dựng các quy định, quy trình và tổ chức
lấy ý kiến phản hồi từ người học, từ công an các đơn vị, địa phương và từ cán bộ, giáo viên nhà trường.
Hàng năm, các trường trung cấp CAND cần tổ chức thu thập ý kiến tối thiểu 10 công an các đơn vị, địa phương ở các vùng miền khác nhau về mức độ đáp ứng của của học viên sau khi tốt nghiệp về làm việc tại công an các đơn vị, địa phương, phấn đấu đạt tỉ lệ 80% trở lên người học sau khi tốt nghiệp về công tác tại công an các đơn vị, địa phương từ 3 đến 6
tháng đáp
ứng được nhiệm vụ
chuyên môn được giao; thu thập ý kiến
đánh giá tối thiểu của 50% cán bộ, lãnh đạo quản lý, nhà giáo về các
chính sách liên quan đến dạy và học, chính sách tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo quản lý, nhà giáo trong nhà trường; thu thập ý kiến đánh giá tối thiểu 30% người học đại diện các ngành, chuyên ngành đào tạo về chất lượng, hiệu quả các hình thức, phương thức đào tạo; chất lượng giảng dạy, các điều kiện đảm bảo và việc thực hiện chính sách liên quan đến người học của trường.
à, các trường trung cấp CAND thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng và kiểm định chất lượng theo quy định.