bám sát các quy định hiện hành của Nhà nước (Thông tư số 03/2017/TT
BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy
định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức
biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng), của Bộ Công an (Thông tư số 02/2019/TT BCA ngày 07/01/2019
của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về xây dựng chương trình giáo dục,
biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học và mở ngành, chuyên ngành đào tạo
trong CAND) và quán triệt đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an. Chương trình đào tạo phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng ở trình độ trung cấp, đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của Công an các đơn vị, địa phương; phù hợp với sứ mạng, mục tiêu đào tạo, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu của người học, nhu cầu công tác thực tiễn. Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của nhà giáo, CBQL, cán bộ Công an các đơn vị, địa phương. Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính nhất quán, kế thừa và liên thông với trình độ đại học ở các học viện, trường đại học CAND; đảm bảo thời gian đào tạo phù hợp; kết hợp lý thuyết và thực hành hợp lý; tăng thời gian rèn luyện các kỹ năng thực hành, thực tập cho học viên. CTĐT phải được kiểm định, đánh giá qua thực tiễn áp dụng của học viên sau khi tốt nghiệp nhằm gắn lý luận với thực tiễn, nhà trường với xã hội và phải được cập nhật, bổ sung định kỳ, phát triển theo yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ công tác Công an trong từng thời kỳ theo xu hướng phát triển và theo quy định của Nhà nước, Bộ Công an. Ít nhất 3 năm 1 lần, các trường trung cấp CAND thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh (nếu có) đối với CTĐT đã ban hành. Mạnh dạn cắt bỏ các nội
dung thừa, không sát với thực tế hoặc đã quá lạc hậu. Thường xuyên bổ
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Điều Tra, Khảo Sát Thực Trạng Quản Lý Các Yếu Tố Quá Trình Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Cand (Chi Tiết Tại Bảng 6 Phụ Lục 3)
- Đánh Giá Chung Thực Trạng Và Nguyên Nhân Thực Trạng Quản
- Các Biện Pháp Quản Lý Đào Tạo Ở Các Trường Trung Cấp Công An Nhân Dân Theo Tiếp Cận Đảm Bảo Chất Lượng
- Kiện Toàn Đội Ngũ Giáo Viên Và Cán Bộ Quản Lý Theo Tổ Chức Bộ Máy Mới Và Chuẩn Chức Danh
- Nội Dung Và Cách Thức Thực Hiện Biện Pháp Một Là Về Hoạt Động Giảng Dạy Của Giáo Viên
- Đẩy Mạnh Hoạt Động Giám Sát, Đánh Giá Chất Lượng Đào Tạo
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
sung, cập nhật các nội dung kiến thức phù hợp với thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới. Ban hành các quy định có tính bắt buộc đối với giáo viên trong việc bổ sung, cập nhật kiến thức để hoàn thiện nội dung CTĐT.
Các trường trung cấp CAND rà soát, đảm bảo đủ CTĐT theo các
chuyên ngành và đủ giáo trình theo các môn học trong CTĐT của nhà
trường. Việc biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học phải được thực hiện
đúng quy trình, theo các bước: xác định và đăng ký nhiệm vụ công tác
nghiên cứu; tổ
chức đội ngũ cán bộ
nghiên cứu và lựa chọn chủ
biên,
thành lập các nhóm nghiên cứu; giao nhiệm vụ và đôn đốc kiểm tra
thường xuyên công tác biên soạn; tổ chức nghiệm thu đánh giá; công bố
kết quả
và in
ấn phát hành đưa vào sử
dụng; thu thập thông tin phản
hồi từ phía giáo viên, học viên cũng như các nhà quản lý, nhà hoạt động thực tiễn để đánh giá kết quả biên soạn và tham gia đóng góp kiến thức vào việc hoàn chỉnh giáo trình, tài liệu dạy học.
Giáo trình, tài liệu dạy học phải cụ
thể
hóa được yêu cầu về
nội
dung, kiến thức, kỹ năng của từng môn học trong CTĐT; nội dung giáo trình
phù hợp, thể hiện phương pháp dạy học tích cực. Hàng năm, các trường
trung cấp CAND thực hiện việc lấy ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục, công an các đơn vị, địa phương, học viên đã tốt nghiệp về mức độ phù hợp của giáo trình đào tạo; khi có sự thay đổi về CTĐT, trường thực hiện đánh giá, cập nhật và điều chỉnh nếu có đối với giáo trình đào tạo đảm bảo theo yêu cầu quy định.
Phòng Quản lý đào tạo của từng trường phải chủ trì, phối hợp với
Phòng Khảo thí và ĐBCL tổ chức khảo sát và đánh giá yêu cầu của công an các
đơn vị, địa phương và thường xuyên tiến hành thu thập ý kiến phản hồi của các đơn vị, địa phương về kiến thức, kỹ năng, năng lực học viên tốt nghiệp để tham mưu với Ban giám hiệu về các nội dung cần hoàn thiện trong mục tiêu, chương trình đào tạo theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo; chủ trì nghiên cứu và đề xuất Đảng ủy, Ban giám hiệu ban hành quy trình xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra; quy trình xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo và tài liệu dạy học trong nhà trường và chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các quy trình đã đề xuất ban hành.
Ba là chuẩn hoá các tiêu chuẩn đầu tư cơ sở vật chất, danh mục thiết bị cho các loại phòng học, thư viện, thao trường bãi tập đáp ứng chương trình đào tạo.
Trên cơ sở quy mô, địa điểm, biên chế được Bộ trưởng Bộ Công an ấn định, các trường trung cấp CAND xây dựng các Dự án đầu tư dài hạn và kế hoạch đầu tư, mua sắm hàng năm theo lộ trình. Kế hoạch đầu tư, mua sắm phương tiện thiết bị dạy học theo từng năm của các trường phải đáp ứng kịp thời nhiệm vụ, mục tiêu, chương trình đào tạo, đồng thời phải tính toán đến yêu cầu lâu dài. Trước mắt, các trường trung cấp CAND tập
trung vào việc đầu tư
các trang thiết bị
kỹ thuật phục cho đào tạo của
các chuyên ngành Kỹ thuật hình sự, Quản lý hành chính và Cơ động, đặc
nhiệm. Việc đầu tư
xây dựng cơ
sở vật chất, mua sắm trang thiết bị
phải thiết thực, hiệu quả, đảm bảo tính hệ thống, liên hoàn, phục vụ cho toàn bộ quá trình đào tạo của nhà trường theo quy mô, nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo. Tránh đầu tư dàn trải, cách quãng đối với các điều kiện đảm
bảo cho cả
quá trình đào tạo. Đồng thời xây dựng quy chế
quản lý, sử
dụng phương tiện thiết bị dạy học và trách nhiệm cá nhân của giáo viên
trong sử dụng phương tiện thiết bị để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong sử dụng.
Các trường trung cấp CAND phải được quy hoạch tổng thể mặt bằng hợp lý, có kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây xanh đảm bảo theo quy định. Có đủ các khu vực phục vụ hoạt động dạy, học, nghiên cứu, thực hành, rèn luyện, gồm: nhà hiệu bộ (khu làm việc của Ban giám hiệu, CBQL và giáo viên); giảng đường (phòng học lý thuyết, phòng
học thực hành); thao trường, bãi tập, nhà thi đấu thể thao. Các hạng mục,
công trình được xây dựng, đầu tư trang thiết bị theo quy chuẩn, đáp ứng yêu cầu của CTĐT, phù hợp với quy mô đào tạo và được sử dụng theo đúng quy định.
Tài liệu dạy học ở các trường trung cấp CAND phải đảm bảo phù hợp với lý luận nghiệp vụ, thực tiễn công tác của lực lượng CAND; phù hợp với mục tiêu, đối tượng, nội dung, phương pháp đào tạo ở các trường; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, phù hợp với mỗi CTĐT, ngành và chuyên ngành đào tạo. Các kênh tài liệu phong phú, có tính cập nhật, phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Đặc biệt phải có hệ thống tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành, sách giáo khoa,....giúp học viên thuận tiện trong việc tự nghiên cứu, tự trau dồi kiến thức.
Trung tâm lưu trữ, tư liệu, thư viện đảm bảo các phòng đọc, phòng lưu trữ theo tiêu chuẩn thiết kế; có đủ chương trình, giáo trình đã được phê duyệt. Thư viện điện tử có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của cán bộ, giáo viên và học viên; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ cho
hoạt động đào tạo; có đầy đủ các tài liệu học tập cần thiết, đặc biệt là
sách, giáo trình của các môn học chuyên ngành, có thư
viện điện tử
nối
mạng phục vụ hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học.
Khảo sát và đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác dạy học và các hoạt động quản lý, nghiên cứu của nhà trường, kết nối với các học viện, trường CAND, công an các đơn vị, địa phương và cơ quan quản lý giáo dục của Bộ, phấn đấu đến năm 2030 các trường trung cấp CAND trở thành các nhà trường thông minh.
Phòng Hậu cần là đơn vị
chủ
trì, phối hợp với Phòng Quản lý đào
tạo và các khoa, phòng chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Đảng ủy,
Ban Giám hiệu thông qua các dự
án về
đầu tư
xây dựng cơ sở
vật chất,
trang thiết bị dạy học, thực hành, huấn luyện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4.1.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cục Đào tạo, Bộ Công an cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn sâu sát, kịp thời về ngành nghề, phương thức đào tạo trong các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND, cũng như việc thực hiện các quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc chuyển đổi, xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra trong các trường trung cấp vào thực tiễn ngành Công an, làm cơ sở cho các trường trung cấp CAND tổ chức thực hiện; hướng dẫn các trường trung cấp CAND nghiên cứu, xây dựng quy trình, công
cụ ĐBCL đối với một số hoạt động (bắt buộc), trong đó có quy trình xây
dựng, lựa chọn, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo theo đúng Thông tư số 28/2017/TT BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở GDNN.
Cục Kế
hoạch và tài chính, các đơn vị
chức năng của Bộ
Công an
quan tâm, phối hợp với các trường trung cấp CAND triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học đảm bảo đáp ứng tốt mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường.
Hiệu trưởng các trường
trung cấp CAND chủ
động lựa chọn, mời
đại diện công an một số
đơn vị, địa phương tham gia hội đồng tư
vấn
chương trình, nhằm phát huy vai trò của các tổ chức này trong việc góp ý với nhà trường hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo cho sát với yêu cầu sử dụng học viên sau khi tốt nghiệp.
4.1.2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hoạt động đầu khóa
4.1.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
tuyển sinh và đổi mới các
Xuất phát từ đặc thù của ngành Công an, tuyển sinh gắn với tuyển dụng và gắn với nhu cầu sử dụng của công an các đơn vị, địa phương; do đó tuyển sinh vào các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND có nghĩa đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường, cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ Công an trong tương lai.
Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh và hoạt động đầu khóa cho học viên là để tuyển chọn được những học viên có đủ phẩm chất, trình độ, năng khiếu, phẩm chất tâm lý, hiểu biết xã hội, sức khoẻ thể lực đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường, yêu cầu công tác Công an đặt ra sau khi đào tạo, đồng thời tạo lập thói quen, nền nếp học tập, rèn luyện, sinh hoạt theo kỷ luật, điều lệnh CAND ngay từ những ngày đầu nhập trường.
Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh và hoạt động đầu khóa cho học viên sẽ góp phần xây dựng văn hóa chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
4.1.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Chủ thể tổ chức tuyển sinh vào các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND gồm công an các đơn vị, địa phương; các trường CAND và cơ quan chức năng của Bộ Công an.
Thứ nhất, đối với công an các đơn vị, địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Công an ngay từ khi tuyển chọn công dân phục vụ có thời hạn trong CAND (chiến sĩ nghĩa vụ), ngoài các tiêu chuẩn về lý lịch, học bạ, việc kiểm tra sức khoẻ, thể lực trước khi tuyển chọn vào ngành là yêu cầu bắt buộc. Thí sinh phải đảm bảo tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng, ngoại hình theo quy định và không mắc các bệnh lý,.... Chấm dứt tình trạng một số học viên vào học trong các trường trung cấp CAND không đủ điều kiện về sức khỏe phải trả về đơn vị, địa phương. Từ năm 2022, khi sơ tuyển, công an các đơn vị, địa phương sẽ tiến hành kiểm tra khả năng vận động của thí sinh bằng việc chọn 02 trong các hình thức vận động: chạy 100 m; chạy 1500m; co tay xà đơn; chống đẩy. Nội dung này đã được đưa vào Đề án đổi mới tuyển sinh trong CAND giai đoạn 2022 2025.
Tăng cường công tác tuyên truyền về tuyển sinh vào các trường
CAND và các trường trung cấp CAND; mở rộng nguồn tuyển, công khai các tiêu chuẩn, quy trình nhằm tạo cơ hội cho thí sinh tham gia dự tuyển vào các trường trung cấp CAND. Đặc biệt khuyến khích, hướng nghiệp, tạo động lực cho những thí sinh có học lực giỏi đăng ký dự thi tuyển vào các trường CAND.
Phối hợp chặt chẽ với các trường trung cấp CAND trong việc thực hiện quy định, hướng dẫn tuyển sinh hàng năm của Bộ Công an, phối hợp phân chuyên ngành đào tạo đối với số chiến sĩ nghĩa vụ trúng tuyển và số cán bộ cử tuyển đi học, đảm bảo sát với nhu cầu sử dụng của công an các đơn vị, địa phương và năng lực, sở trường của từng học viên.
Thứ
hai,
đối với các trường trung cấp CAND xây dựng và hoàn
thiện quy chế, quy trình tuyển sinh, phân chuyên ngành cho học viên
theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Công an đảm bảo khách quan,
công khai, minh bạch, đây là yêu cầu bắt buộc để ĐBCL giáo dục, đào
tạo của nhà trường theo các quy định hiện hành; chủ trì phối hợp với
Công an các đơn vị, địa phương có học sinh và cán bộ trúng tuyển đi
học tổ
chức kiểm tra năng lực học viên sau khi nhập học để
phân
chuyên ngành đào tạo, đảm bảo lựa chọn được học viên có năng lực, sở
trường phù hợp với từng chuyên ngành đào tạo, đáp ứng được chương
trình và mục tiêu đào tạo của nhà trường và nhu cầu của công an đơn
vị, địa phương. Đây là điểm mới và là giải pháp khả thi khắc phục
những khó khăn cho nhà trường khi phân chuyên ngành đào tạo đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phù hợp với thẩm quyền của nhà trường được Bộ giao.
Tổ chức các hoạt động đầu khóa cho học viên nhằm hình thành
phẩm chất người cán bộ CAND theo mục tiêu đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo; xây dựng nếp sống, sinh hoạt, học tập, rèn luyện, lễ tiết, tác phong chính quy, đúng điều lệnh CAND.
Phổ biến, tuyên truyền cho học viên về lịch sử, truyền thống, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, bộ máy của nhà trường; quán triệt cho học viên các quy định của Bộ và nhà trường về: công tác quản lý giáo