hưởng lớn đến quá trình xác định các tiêu chí trên các mặt công tác và xây dựng TCCSĐ phù hợp với từng vùng, từng khu vực trên địa bàn Tỉnh; đến công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo nâng
cao chất lượng, hiệu quả xây dựng TCCSĐ ở
Thanh Hóa.
Điều kiện kinh tế xã hội
xã, phường, thị
trấn tỉnh
Kinh tế: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân lao động, tốc độ tăng trưởng bình quân 2001 2005 là 9,1%/năm [49, tr. 16]; trong đó nông lâm
ngư nghiệp và thủy sản tăng 3,5%/năm, công nghiệp xây dựng tăng
15,6%/năm và dịch vụ
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng
- Giá Trị Của Các Công Trình Khoa Học Đã Tổng Quan Và Những Vấn Đề Luận Án Tập Trung Giải Quyết
- Những Yếu Tố Tác Động Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Thanh Hoá Về Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Xã, Phường, Thị Trấn
- Chỉ Đạo Công Tác Giáo Dục Chính Trị, Tư Tưởng Cho Cán Bộ, Đảng
- Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Đảng Viên Ở Xã, Phường, Thị Trấn
Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.
tăng 10,2%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ
tăng
trưởng kinh tế của Thanh Hóa có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.
Văn hóa: Thanh Hoá là một vùng quần cư lâu đời, có nền văn hoá
phát triển với vị thế là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của các v ương triều Tiền Lê, Hậu Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, mà dấu ấn còn ghi lại ở các vùng quê với các đền đài, miếu mộ, lăng tẩm thành quách. Cùng với sự đa dạng về tài nguyên, thổ nhưỡng, khí hậu, Thanh Hoá còn có một kho tàng di sản văn hoá vật thể vô cùng đồ sộ và phong phú với 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh với mật độ bình quân là 2 di tích/km2. Có 641 di tích được xếp hạng với nhiều địa danh nổi tiếng như: Núi Đọ, làng
cổ Đông Sơn; Khu khảo cổ
Đông Sơn;
Thành nhà Hồ; Khu di tích Lam
Kinh; Đền thờ Lê Hoàn; Ba Đình; Hàm Rồng… đang được trùng tu, tôn tạo và xây dựng mới.
Truyền thống cách mạng: Nhân dân Thanh Hóa có truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng kiên cường, có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa có nhiều công lao to lớn, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền và
Nhân dân Thanh Hóa tiếp tục có nhiều đóng góp to lớn. Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa ra đời sớm (7/1930), được xây dựng, trưởng thành trong phong trào cách mạng, lãnh đạo Nhân dân đấu tranh giành chính quyền (1930
1945). Xây dựng và bảo vệ hậu phương, cung cấp sức người, sức của
trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954); lãnh đạo xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng thời kỳ chiến tranh chống phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc (1965 1973), bảo vệ thông suốt tuyến vận tải Bắc Nam qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa mà đế quốc Mỹ xác định là trọng điểm, là “cán xoong” lý tưởng của chiến tranh phá hoại, cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi. Trong thời kỳ đổi mới toàn Đảng bộ luôn kiên định đổi mới, sáng tạo trong
đề ra chủ
trương để
đưa Thanh Hóa trở
thành tỉnh phát triển, hòa nhập
chung vào sự phát triển của đất nước.
Dân số: Năm 2006, dân số toàn Tỉnh là 3.412.612 người; mật độ dân số
bình quân 307 người/km2. Dân số
phân bố
không đồng đều giữa các vùng
trong Tỉnh, vùng đồng bằng và ven biển 814 người/km2; vùng trung du, miền
núi 122 người/km2. Tốc độ
tăng dân số
bình quân
thời kỳ
2001 2005 là
1,0%/năm. Những năm 2005 2010, do công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong Tỉnh được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, nhận thức của Nhân dân ngày càng cao nên tốc độ tăng dân số của Tỉnh có xu hướng giảm từ
1,17% (thời kỳ 1996
2000) xuống còn
1,00% (thời kỳ 2001
2005). Năm
2006, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn Tỉnh là 0.78% và năm 2007 là 0,76%, năm 2009 là 0,99%. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 7 dân tộc sinh sống, trong
đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 84,75%. Các dân tộc ở Thanh Hóa có những nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT XH nêu trên cho thấy, tỉnh Thanh Hóa vừa có thuận lợi, vừa có những khó khăn cho quá trình xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Về thuận lợi, Thanh Hoá là miền đất có nền văn hoá rất lâu đời, có truyền thống yêu nước và cách mạng. Có Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và TCCSĐ ra đời sớm, được xây dựng, trưởng thành, tôi luyện trong đấu tranh cách mạng, kiên cường, gắn bó mật thiết với Nhân dân, được
Nhân dân các dân tộc hết lòng tin tưởng. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa là
vùng đất rộng với sự phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các huyện và các vùng trong tỉnh không đều. Huyện có số dân cao nhất
là Quảng Xương với 258,9 người/km² (chiếm 7,6% dân số
toàn
Tỉnh).
Huyện có dân số
ít nhất là
huyện
Mường Lát và
huyện
Quan Sơn chỉ
chiếm gần 0,9 % dân số toàn Tỉnh. Mật độ dân số của tỉnh Thanh Hóa phân bố không đều nhất là ở các huyện miền núi như: Quan Sơn (38 người/km2), Mường Lát (41 người/km2) là những khó khăn trong công tác xóa thôn, bản trắng đảng viên, chi bộ ghép. Nhận diện đúng thuận lợi, khó khăn là một trong những cơ sở để Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, quán triệt chủ trương của Đảng, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, trị trấn sát hợp với đặc điểm của địa phương.
2.1.1.4. Thực trạng công tác xây dựng tổ
chức cơ sở
đảng ở
xã,
phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trước năm 2005
Ngày 29/7/1930, tại làng Yên Trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập. Đến năm 2005, Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa có 1.643 TCCSĐ, trong đó: Đảng bộ
cơ sở
xã là 586, Đảng bộ
cơ sở
phường là 20, Đảng bộ cơ sở thị trấn là 28 [111, tr. 5]. Quán triệt, tổ chức thực
hiện chủ trương của Trung ương về công tác xây dựng Đảng. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đúng mức, có chủ trương, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn những năm 2001 2005 đạt được kết quả nhất định.
Đảng ủy
ở xã, phường, thị
trấn
ở tỉnh Thanh Hóa là TCCSĐ được
thiết lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Các đảng bộ xã, phường, thị trấn thường là TCCSĐ hai cấp gồm Đảng ủy xã, phường, thị trấn và các chi bộ trực thuộc. Đảng bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Thanh
Hóa được thiết lập
ở tất cả
các vùng: Đồng bằng, nông thôn, thành thị,
trung du, miền núi, ven biển và biên giới. Riêng miền núi có 220 Đảng bộ xã, 15 Đảng bộ xã biên giới với nước Lào [76, tr. 10].
Ưu điểm
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Các cấp ủy Đảng ở xã, phường, thị trấn đã chăm lo bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; nắm bắt, giải quyết cơ bản những vấn đề băn khoăn, bức xúc. Hệ thống các cơ quan chuyên trách làm công tác tư tưởng được củng cố; tổ chức và đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất của Trường Chính trị Tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị huyện, thành phố, thị xã được tăng cường; nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng từng bước được đổi mới. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp được tăng cường về số lượng và chất lượng. Do đó, đại đa số cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất tốt, tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động ở địa phương.
Công tác tổ chức: Các cấp ủy Đảng đã tập trung lãnh đạo xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức Đảng, trọng tâm là những TCCSĐ trong sạch,
vững mạnh; những TCCSĐ yếu kém kéo dài hoặc có vấn đề bức xúc đã
được chỉ đạo củng cố, kiện toàn. Chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ ở xã, phường, thị trấn được nâng lên, phát huy được vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Chất lượng sinh hoạt cấp ủy và các chi bộ, nhất là ở các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn được nâng lên… Kết quả phân loại TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đạt TSVM tăng dần (năm 2001 đạt 69,67%, năm 2002 đạt 65,22%, năm 2003 đạt 72,34%, năm 2004 đạt 72,66%). Công tác xóa thôn, bản trắng đảng viên, chi bộ ghép ở các huyện miền núi đạt kết quả tốt. Năm 2002, xóa 59 thôn bản trắng đảng viên, 78 chi bộ sinh hoạt ghép; năm 2004, xóa 9 thôn bản trắng đảng viên, 25 chi bộ sinh hoạt ghép [111, tr. 6].
Công tác cán bộ: Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các xã, phường, thị trấn có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị ngày một nâng lên. Từ năm 2002 đến trước năm 2005, có 24. 914 lượt cán bộ xã, phường, thị trấn được đào tạo văn hóa, chuyên môn, lý luận [110, tr. 6]. Trung bình mỗi năm có 2.749 lượt cán bộ đi học, nhiều địa phương đã tạo điều kiện hỗ trợ thêm kinh phí cho cán bộ đi học. Công tác đánh giá cán bộ từng bước được đổi mới theo hướng công khai, dân chủ.
Công tác phát triển đảng viên ở xã, phường, thị trấn: Công tác phát
triển đảng viên mới được chú trọng. Năm 2005, Đảng bộ “mở 100 lớp bồi dưỡng nguồn phát triển đảng cho hơn 10 nghìn quần chúng ưu tú; 45 lớp bồi dưỡng cho 4.072 đảng viên mới”. [110, tr. 7] trong Tỉnh. Trong những năm 2000 2005, đã mở 175 lớp đối tượng đảng cho hơn 21.125 lượt đoàn viên, hội viên ưu tú ở xã, phường, thị trấn, kết nạp được 18.330 đảng viên (chiếm 73,85% đảng viên được kết nạp toàn tỉnh Thanh Hóa).
Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra: UBKT và đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở xã, phường, thị trấn được kiện toàn qua các kỳ Đại hội Đảng các cấp. Các đảng ủy ở xã, phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng trong các đảng bộ. Đã chú trọng kiểm tra các TCCSĐ lãnh đạo thực hiện các lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm như quản lý đất đai, kinh tế. Kết quả công tác kiểm tra và việc thực hiện các kết luận kiểm tra góp phần giữ vững kỷ cương, tăng cường kỷ luật của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tỉnh.
Hạn chế
Một là, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tuy được đổi mới nhưng còn chậm, còn thụ động, thiếu nhạy bén.
Việc đổi mới phương pháp quán triệt, triển khai nghị quyết của các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn còn hạn chế. Số lượng đảng viên tham gia
sinh hoạt
ở một số
địa phương còn thấp (dưới 70%). Nhiều nơi, việc tổ
chức, quán triệt, học tập nghị quyết cho đảng viên đi làm ăn xa còn gặp
nhiều khó khăn. Một số
cấp ủy
ở xã, phường, thị
trấn xây dựng chương
trình hành động chưa sát thực tiễn, còn mang tính chất mô phỏng, tính khả thi thấp. Ý thức tham gia học tập nghị quyết của một số cán bộ, đảng viên
chưa thật sự
nghiêm túc. Một số
vấn đề
nổi cộm về
công tác tư
tưởng
chậm được khắc phục, việc nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, dư luận xã hội chưa sâu sát, chưa kịp thời. Một số nơi còn tình trạng khiếu kiện đông người, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Việc tuyên truyền, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những mô hình tiên tiến ở các địa phương chưa thường xuyên, liên tục.
Hai là, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn còn nhiều bất cập, việc xóa chi bộ ghép còn nhiều khó khăn.
Còn nhiều Đảng bộ ở xã, phường, thị trấn yếu kém trong lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ phát triển KT XH, như chưa đề ra được chủ trương, giải pháp phù hợp. TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn yếu kém còn chiếm tỷ lệ cao: Năm 2002 còn 25 TCCSĐ (chiếm 4,07%); năm 2003 còn 18 TCCSĐ
(2,59%); năm 2004 còn 6 TCCSĐ (chiếm 0,96%).
Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các đảng bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn, nhất là chi bộ ở vùng sâu, vùng xa chậm được đổi mới, sinh hoạt còn hình thức, chưa thực hiện đầy đủ các hình thức sinh hoạt, chưa coi trọng hình thức sinh hoạt tư tưởng, sinh hoạt học tập; tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao, dĩ hòa vi quý, việc đấu tranh chống tiêu cực trong đảng
chưa triệt để, một bộ
phận cán bộ, đảng viên chưa thật sự
gắn bó với
Nhân dân… Công tác xóa chi bộ sinh hoạt ghép ở 11 huyện miền núi vẫn còn khó khăn, đến năm 2005 còn 25 chi bộ sinh hoạt ghép (chiếm 32%).
Ba là, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ở xã, phường, thị trấn có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Phần lớn cán bộ
thuộc các chức danh theo Nghị
định 09/1998/NĐCP
chưa được đào tạo về chuyên môn; trong số 11.730 cán bộ ở xã, phường, thị trấn, số cán bộ có trình độ sơ cấp chiếm 2,93%; trung cấp và cao đẳng chiếm 16,52%; đại học 1,7% và còn tới 9.322 người (79%) chưa qua đào tạo. Đáng chú ý, trong số 2.268 cán bộ thuộc 4 chức danh chuyên môn, mới chỉ có 69 người có trình độ sơ cấp, bằng 3,04%; 1.084 người có trình độ trung cấp, bằng 47,8%; 44 người có trình độ đại học, bằng 1,94%; số còn lại 1.087 người chưa được đào tạo, bằng 47,9%. Về trình độ lý luận chính trị, trong số 6.372 cán bộ chủ chốt chỉ có 3.705 người đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, bằng 59%.
Bốn là, phát hiện, tạo nguồn kết nạp đảng viên, công tác xóa trắng đảng viên ở nhiều nơi không hoàn thành chỉ tiêu.
Việc phát hiện, tạo nguồn kết nạp đảng viên mới ở nhiều nơi gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực nông thôn do thanh niên đi làm ăn xa; bồi dưỡng nguồn ở nông thôn nhìn chung còn lúng túng. Công tác xóa thôn trắng đảng viên ở 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ còn thấp. Năm 2003 xóa trắng đảng viên chỉ đạt 28,8%. Ở các Đảng bộ huyện Lang Chánh, Mường Lát còn có chi bộ không kết nạp được đảng viên mới; năm 2004 đạt 15,2%, ở 4 huyện: Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành có chi bộ không kết nạp được đảng viên mới.
Năm là, công tác kiểm tra còn mang tính hình thức.
Công tác kiểm tra và xem xét kỷ luật đối với một số cán bộ, đảng viên vi phạm trong một số vụ việc chưa kịp thời. Công tác xử lý sau kiểm tra đối với việc khắc phục hậu quả và việc xử lý các vi phạm còn chưa tốt, nên số lượng tiền và diện tích đất vi phạm chưa thu hồi triệt để, một số xã, phường, thị trấn chưa xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ vi phạm. Công tác kiểm tra và công nhận kết quả khắc phục khuyết điểm, sai lầm của người vi phạm chưa được cấp ủy quan tâm. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, nên kết quả hạn chế.
Nguyên nhân hạn chế
Khách quan: Công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn tỉnh Thanh Hóa diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều biến động. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng gây khó khăn
cho công tác xây dựng TCCSĐ
ở xã, phường, thị
trấn của Đảng bộ
tỉnh
Thanh Hóa. Cùng với đó, đời sống Nhân dân còn thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Ở cách xa khu vực kinh tế động lực, vùng miền núi diện tích rộng, địa hình phức tạp (có 11 huyện miền núi, vùng sâu,