Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 21

nhà nước; chống thất thoát ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động liên quan đến NSNN.

Ba là, trên cơ sở quan điểm nhất quán và rõ ràng về hoàn thiện quản lý NSNN của tỉnh Luang Prabang, luận án đã kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền một số nội dung liên quan. Với Quốc hội, nên sửa quy định về việc các bộ, ngành được phân bổ hạn mức kinh phí cho các địa phương. Với Chính phủ, cần tiếp tục phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Với Bộ tài chính, cần giao cho chính quyền địa phương quyền yêu cầu kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương trước khi phê chuẩn quyết toán. Với UBND tỉnh, sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN


Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để phát triển kinh tế. Trong bối cảnh CHDCND Lào là một quốc gia đang phát triển, tiềm lực kinh tế - xã hội không lớn, do đó đòi hỏi việc quản lý NSNN phải thật hiệu quả.

NSNN cấp tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh trên địa bàn tỉnh, là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế cả nước nói chung, của một địa phương nói chung.

Tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào những năm gần đây, nền kinh tế đa thành phần với quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ thị trường và cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm ngày càng được khẳng định và phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó đạt được thì trong quản lý NSNN của tỉnh cũng còn có một số hạn chế. Việc tăng cường quản lý NSNN của tỉnh là một việc hết sức cần thiết, cần sự phối hợp của các ngành, các cấp, các cơ quan có thẩm quyền.

So với mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án đã giải quyết được những nội dung cơ bản sau:

Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu về quản lý NSNN đã thu những kết quả đạt thể kế thừa, phát triển, đồng thời tìm kiếm được những nội dung mà các công trình đi trước chưa nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Đó là các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào vấn đề phân chia phạm vi quản lý giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, mà chưa xem xét trên khía cạnh cơ sở, căn cứ phân chia gắn với đặc thù của từng địa phương; chưa làm rõ được điều kiện để chính quyền địa

phương có thể thực hiện quản lý thu - chi NSNN trong dài hạn, trung hạn và theo kết quả đầu ra; chưa nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản lý thu - chi NSNN của chính quyền địa phương. Các công trình nghiên cứu chủ yếu từ giác độ kinh tế, chưa nghiên cứu từ giác độ quản lý công. Cũng chưa có công trình nào nghiên cứu trường hợp tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào.

Hai là, hệ thống hóa làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về quản lý NSNN.

Quản lý NSNN cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh sử dụng các phương pháp (hành chính, kinh tế, giáo dục...) và các công cụ phù hợp để kiểm soát các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để chính quyền cấp tỉnh thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Quản lý NSNN cấp tỉnh có 4 nội dung cơ bản: Quản lý thu NSNN cấp tỉnh; quản lý chi NSNN cấp tỉnh; quản lý cân đối NSNN cấp tỉnh; giám sát, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong quản lý NSNN cấp tỉnh.

Quản lý NSNN cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: Thể chế kinh tế; trình độ của CBCC và tổ chức quản lý ngân sách cấp tỉnh; chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính; trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân.

Ba là, trên cơ sở kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý NSNN cấp tỉnh, rút ra bài học có thể tham chiếu cho tỉnh Luang Prabang của CHDCND Lào. Cụ thể là tăng tính hiệu quả hoạt động thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh; trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách; trong phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW; coi việc thực hiện công khai ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương; áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN.

Bốn là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý NSNN tại tỉnh Luang Prabang hiện nay, đánh giá những kết quả đạt được và một số hạn chế trong công tác quản lý NSNN của tỉnh.

Những năm gần đây tình hình thu NSNN tại tỉnh Luang Prabang luôn đạt kết quả cao, hoàn thành vượt mức dự toán giao ở hầu hết các chỉ tiêu. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy trình từ khâu lập dự toán NSNN số liệu phản ánh chưa sát với thực lực của địa phương mình; việc chấp hành NSNN đến quyết toán NSNN chưa được thực hiện nghiêm túc, không đảm bảo về thời gian, chưa chính xác về số liệu, nên việc cấp phát về kiểm soát chi tiêu của cơ quan tài chính gặp khó khăn. Cân đối NSNN này cũng còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tuy có tiến hành nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính, ngân sách.

Năm là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp quản lý NSNN tại tỉnh Luang Prabang.

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang đến năm 2030 là đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, phát huy và khai thác có hiệu quả lợi thế của tỉnh. Cần quán triệt các quan điểm quản lý NSNN theo kết quả; thực hiện nghiêm túc các văn bản về NSNN; cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp tỉnh; đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn; thực hiện tốt công tác phân phối và sử dụng vốn NSNN.

Để hoàn thiện quản lý NSNN của tỉnh Luang Prabang thời gian tới, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý NSNN; hoàn thiện chu trình quản lý NSNN; chống thất thoát NSNN trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực cho CBCC quản lý NSNN; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động liên quan đến NSNN.

Năm là, luận án đã kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền một số nội dung liên quan. Với Quốc hội, nên sửa quy định về việc các bộ, ngành được phân bổ hạn mức kinh phí cho địa phương. Với Chính phủ, cần tiếp tục phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Với Bộ tài chính, cần giao cho chính quyền địa phương quyền yêu cầu kiểm toán quyết toán ngân sách địa phương trước khi phê chuẩn quyết toán. Với UBND tỉnh, sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


STT

Tên công trình

Nơi công bố

Ghi chú

1

Hoàn thiện chu trình quản lý ngân sách của tỉnh Luangprabang nước

CHDCND Lào

Tạp chí Quản lý nhà nước Học viện Hành chính Quốc gia

Số 292,

tháng 5/2020

2

Tăng cường quản lý thu - chi ngân sách nhà nước

của tỉnh Luangprabang

nước CHDCND Lào

Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc (Phiên bản tiếng anh)

Số 2,

tháng 5/2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu của Việt Nam

1. Vũ Thành Tự Anh (2013), Phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam nhìn từ góc độ thể chế, Báo cáo theo yêu cầu của Ủy Ban Kinh Tế của Quốc hội Việt Nam.

2. Vũ Cương (2006), Kinh tế và Tài chính công, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Thống kê.

3. Phạm Ngọc Dũng và Hoàng Thị Thúy Nguyệt (chủ biên) (2008), Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), Nhận diện một số bất cập trong phân cấp quản lý NSNN, Tạp chí Tài chính, số 5.

5. Lưu Đức Hải (2015), “Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, sử dụng ngân sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán.

6. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (2016), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính.

7. Đàm Thị Hệ (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện thị - trường hợp nghiên cứu điển hình tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 2 - 2013.

8. Tô Thiện Hiền (2012), "Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020", luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Huỳnh Xuân Hiệp (2015), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Bùi Thị Mai Hoài (2009), Vận dụng mô hình Tiebout vào phân cấp tài khóa ở Việt Nam, Tạp Chí Phát triển Kinh tế, số 3.

11. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), “Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

12. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003),

Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Huệ (2012), “Chống thất thoát trong chi NSNN ở tỉnh Thái Bình”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Võ Thành Hưng, Đinh Xuân Hà (2013), "Định hướng áp dụng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở Việt Nam", Tạp chí Tài chính, số 5

15. Mai Đình Lâm (2012), "Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho chính quyền địa phương: Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

18. Nguyễn Thị Thanh Mai (2017), “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu

- chi ngân sách của thành phố Hải Phòng”, Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.

19. Bùi Đường Nghiêu (chủ biên) (2006), Điều hòa ngân sách giữa Trung ương và địa phương”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Nhứt (2004), ‘‘Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam’’, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023