Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1697215839 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


LÊ THỊ DUNG


CHẾ ĐỘ HÔN SẢN

TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


LÊ THỊ DUNG


CHẾ ĐỘ HÔN SẢN

TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014


Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Hồng


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Lê Thị Dung


MỤC LỤC


Trang


Trang phụ bìa



Lời cam đoan



Mục lục



Danh mục từ viết tắt



MỞ ĐẦU

1


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ HÔN SẢN

7

1.1.

Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của chế độ hôn sản

7

1.1.1.

Khái niệm chế độ hôn sản

7

1.1.2.

Đặc điểm của chế độ hôn sản

9

1.1.3.

Ý nghĩa của chế độ hôn sản

10

1.2.

Nội dung của chế độ hôn sản

12

1.2.1.

Chế độ hôn sản theo luật định

12

1.2.2.

Chế độ hôn sản theo thỏa thuận

17

1.3.

Khái quát chế độ hôn sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua

các thời kỳ

22

1.3.1.

Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ phong kiến

22

1.3.2.

Chế độ hôn sản trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc

23

1.3.3.

Chế độ hôn sản trong pháp luật ở Miền nam giai đoạn 1954 đến

1975

27

1.3.4.

Chế độ hôn sản trong pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay

30


Chương 2: NỘI DUNG CHẾ ĐỘ HÔN SẢN THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014

36

2.1.

Quy định chung bắt buộc đối với vợ chồng

36

2.1.1.

Nguyên tắc tôn trọng ý chí chung của vợ chồng

36

2.1.2.

Nguyên tắc chung về chế độ hôn sản

37

2.1. 3.

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết

yếu của cuộc sống gia đình

39

2.1.4.

Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

40

2.1.5.

Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định

của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng

41

2.2.

Chế độ hôn sản theo luật định

43

2.2.1.

Quy định về tài sản chung của vợ chồng

43

2.2.2.

Quy định về tài sản riêng của vợ chồng

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 1697215839 - 1

Chế độ hôn sản theo thỏa thuận

73

2.3.1.

Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng

74

2.3.2

Cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

trong giao dịch với người thứ ba

81

2.3.3

Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ

chồng

83


Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA CHẾ ĐỘ HÔN SẢN TRONG THỰC TẾ

85

3.1.

Thực tiễn áp dụng chế độ hôn sản ở nước ta trong thời gian qua

85

3.1.1.

Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng chế độ hôn sản vào thực

tiễn xét xử của Tòa án nhân dân

85

3.1.2.

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng chế độ hôn sản

vào thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân

87

3.2.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ hôn sản

92

3.2.1.

Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo luật định

93

3.2.2.

Đối với các quy định về chế độ hôn sản theo thỏa thuận

97

3.3.

Kiến nghị một số giải pháp về tổ chức thực hiện và áp dụng chế độ hôn sản trong luật HN&GĐ năm 2014

98


KẾT LUẬN

100


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

2.3.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLDS

: Bộ luật dân sự

HN&GĐ

: Hôn nhân và gia đình

DLBK

: Dân luật Bắc kỳ

DLTK

: Dân luật Trung kỳ

DLGYNK

: Dân luật giản yếu Nam kỳ

LGĐ

: Luật Gia đình

SL

: Sắc luật

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật HN&GĐ năm

2000.

Nghị định số126/2014/NĐ-CP

: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết mốt số điều và biện pháp thi hành

luật HN&GĐ năm 2014

TAND

: Tòa án nhân dân

TANDTC

: Tòa án nhân dân tối cao

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chế độ hôn sản là một trong những nội dung quan trọng của luật HN&GĐ. Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là chế độ hôn sản.

Cùng với xu thế hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng chức năng kinh tế của gia đình đã có nhiều biến chuyển rõ rệt, hoạt động sản xuất phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của gia đình. Do đó, trong gia đình cả vợ và chồng đều có nhu cầu tiến hành các hoạt động kinh doanh để tạo lập tài sản và thực hiện các hoạt động kinh tế khác nhau liên quan đến tài sản với bên thứ ba.

Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh của vợ chồng trong xã hội ngày càng phức tạp và liên quan đến lợi ích của nhiều bên dẫn đến hậu quả là các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với bên thứ ba liên quan đến lợi ích kinh tế cũng ngày càng nhiều về số lượng, phức tạp về tính chất và với mức độ ngày càng tăng cao. Trước thực trạng đó, việc xây dựng một cơ chế pháp lý rõ ràng, cụ thể mang tính khả thi để điều chỉnh các quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa vợ chồng và các bên liên quan là hết sức cần thiết.

Trong thời gian qua, việc thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 2000 ở Việt nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần cũng cố, bảo vệ và phát huy chế độ hôn nhân gia đình ở nước ta. Tuy nhiên, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng chưa rõ ràng, đầy đủ và còn nhiều hạn chế, bất cập. Các quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân còn chưa chặt chẽ, có nhiều điểm không rõ ràng đặc biệt là về hình thức của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Xuất phát từ những hạn chế của Luật HN&GĐ năm 2000, việc ban hành Luật HN&GĐ năm 2014 nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc giải quyết những vấn đề bức thiết của đời sống hôn nhân gia đình trong giai đoạn hiện nay. Luật HN&GĐ năm 2014 có nhiều sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của đất nước và phù hợp xu thế khách quan của thế giới hiện nay. Trong số các nội dung mới được sửa đổi, bổ

sung có nội dung đáng chú ý liên quan đến vấn đề hôn sản, đó là chế độ hôn sản theo thỏa thuận lần đầu tiên được ghi nhận trong luật, cho phép vợ chồng tự do lựa chọn áp dụng chế độ hôn sản theo thỏa thuận hoặc chế độ hôn sản luật định.

Với việc lựa chọn đề tài “Chế độ hôn sản trong Luật HN&GĐ năm 2014”, tác giả luận văn muốn đi sâu tìm hiểu các quy định của Luật HN&GĐ mới về chế độ hôn sản về: lựa chọn chế độ hôn sản áp dụng; xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân; nội dung, hình thức của thỏa thuận về chế độ hôn sản và hậu quả pháp lý …. Đồng thời, thông qua việc tìm hiểu các vấn đề về chế độ hôn sản, tác giả sẽ phân tích, đánh giá những điểm mới, điểm hạn chế, phù hợp của các quy định từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm, tăng cường khả năng thực thi, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan tư pháp tiến hành giải quyết các tranh chấp liên quan đến chế độ hôn sản một cách kịp thời và đúng đắn nhất.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chế định hôn sản như: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Văn Cừ, luận án tiến sĩ, 2005); Xác định chế độ tài sản của vợ chồng – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Hồng Hải, luận văn thạc sĩ, 2002); “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định trong Luật HN&GĐ Việt Nam” (Nguyễn Hồng Hải), Tạp chí Luật học số 10 năm 1998; “Một số vấn đề về nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”( Th.s Nguyễn Thị Lan, bài viết trong đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

- Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 do TS Nguyễn Phương Lan làm chủ nhiệm đề tài); Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000 (Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); Bình luận khoa học Luật HN&GĐ Việt Nam (Nguyễn Ngọc Điện, 2002, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và Pháp luật Việt Nam” (Ths.Bùi Minh Hồng), Tạp chí Luật học số 11 năm 2009; …

Các công trình nghiên cứu kể trên có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề hôn sản. Bên cạnh việc làm rõ những nội dung theo quy định của pháp luật, các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập và giải quyết nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế chưa được pháp luật dự liệu, là cơ sở để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các quy định về hôn nhân gia đình nói chung và các quy định về hôn sản nói riêng ở nước ta hiện nay.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023