Một Số Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Khu Vực Nghiên Cứu.

theo đúng thời gian quy định do đó chất lượng vệ sinh môi trường từng bước được nâng cao không còn hiện tượng từng đống rác nhỏ ở ven đường.

- Đối với công tác thu gom rác tại các khu dân cư, các ngò xóm cũng được bố trí xe gom rác đẩy tay do công nhân vệ sinh môi trường đến thu gom theo giờ quy định dần dân tạo thói quen đổ rác đúng giờ của người dân.

+ Đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người dân do được thu gom tận nhà, dễ dàng đổ rác vào thùng xe gom do xe di chuyển chậm, thùng xe thấp.

3.1.5. Một số tồn tại trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu.

Qua điều tra thực tế về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại các phường Bạch Đằng, phường Hồng Hải, phường Hồng Hà bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác quản lý vẫn còn tồn tại một số điểm sau đây:

Đánh giá về công tác quản lý

Về quản lý và tổ chức: Sự phân công, phân nhiệm của các ngành trong quản lý chất thải rắn hiện còn chưa được rò ràng, chưa thấy được vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý. Hoạt động giám sát của nhà nước về chất thải rắn còn chưa đầy đủ.

Thiếu sự đầu tư kinh phí ngân sách của các cấp chính quyền ngành trong việc quản lý chất thải, xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn các phường.

Chưa có mức phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải, gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện trong việc tự cân đối từ các nguồn thu để duy trì vệ sinh.

Qua việc phỏng vấn và tiếp xúc trực tiếp với nhiều hộ dân, các hộ phàn nàn rất nhiều về việc đóng phí rác thải. Vì các hộ gia đình kinh doanh buôn bán nhỏ và thuộc các mặt hàng không phát sinh nhiều chất thải rắn sinh hoạt nhưng vẫn thuộc hộ kinh doanh thì mức đóng phí vẫn đồng hạng với các hộ kinh doanh trung bình và lớn khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Đánh giá về việc phân loại rác thải tại nguồn

Về phân loại chất thải rắn tại nguồn: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn khu vực nghiên cứu hiện chưa được phân loại tại nguồn. Do đó, chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường bị đổ xả lẫn lộn gây ra hậu quả lâu dài và

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường (Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà), thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 10

nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là sức khoẻ của công nhân trực tiếp thu gom rác.

Việc xử lý rác thải vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn do công tác phân loại rác thải chưa được tiến hành trước và sau khi thu gom. Các rác thải vẫn còn đổ chung với nhau điều này dẫn đến chất lượng của rác thải vô cơ có khả năng tái chế và rác thải hữu cơ giảm đi đáng kể. Trong các bãi chôn lấp rác thải thì rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại vẫn được chôn lấp chung. Một vấn đề đặc biệt nữa là rác thải hữu cơ là rác có đặc tính dễ phân hủy, khả năng phân hủy nhanh nhưng phần lớn lại bỏ trong túi ninol buộc lại, làm chậm quá trình phân hủy, tăng thêm mức độ nhiễm và khó xử lý.

Qua quá trình điều tra, khảo sát trên toàn khu vực nghiên cứu cho thấy:

Đối với các hộ gia đình có số nhân khẩu > 4 người:

81,2% số hộ được điều tra thu gom chất thải rắn bằng túi nilon.

59,4% số hộ đồng ý với việc phân loại chất thải rắn tại nguồn theo hình thức phát 2 loại túi màu khác nhau: Loại màu trắng đựng chất thải hữu cơ (thực phẩm thừa, rau các loại, …); loại màu đen đựng các chất thải khác (túi nilon, vỏ chai, hộp bia, …). Bên cạnh những ý kiến đồng ý với hình thức phân loại này, cũng có những ý kiến đề nghị được đặt một số thùng chất thải rắn khác nhau tại các cụm dân cư hay tổ dân phố, thuận lợi cho việc đổ thải của các hộ gia đình.

40,6% số hộ không đồng ý với việc phân loại chất thải rắn thải tại nguồn với lý do là công tác này không phù hợp và tiện lợi với người dân. Hiện trạng nhà ở của các hộ gia đình trong khu vực thường chật chội nên việc đặt nhiều loại túi hay thùng khác nhau sẽ cản trở sinh hoạt của gia đình. Mặt khác, các khu phố trung tâm thường hẹp nên việc đặt nhiều thùng chất thải rắn các loại sẽ rất hạn chế, ảnh hưởng xấu tới các hoạt động khác trên tuyến phố.

Đối với các hộ gia đình có số nhân khẩu 4 người:

82,3% số hộ được điều tra thu gom chất thải rắn bằng túi nilon, số còn lại chứa trong thùng.

84,5% số hộ đồng ý với việc phân loại chất thải rắn tại nguồn theo hình thức phát 2 loại túi màu khác nhau. Số khác đồng ý với hình thức sử dụng các thùng chứa khác nhau để phân loại chất thải rắn, mỗi cụm dân cư đặt từ 2 - 3 thùng.

11,03% số hộ không đồng ý phân loại tại nguồn với những lý do nêu trên.

20,69% số hộ không đồng ý với hình thức phân loại chất thải rắn thải tại các hộ gia đình.

Nhận xét chung: Qua kết quả khảo sát trên cho thấy tỷ lệ ủng hộ việc phân loại chất thải rắn tại nguồn khá cao (trên 60%). Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các hộ gia đình >4 nhân khẩu là 59% và 4 nhân khẩu là hơn 84%. Có thể lý giải nguyên nhân này là do diện tích nhà ở của các phường khu vực nghiên cứu có diện tích khá nhỏ (từ 30 - 60 m2/hộ) do vậy đối với những gia đình có nhiều nhân khẩu sẽ khó khăn trong việc bố trí các túi rác, thùng rác trong nhà để phân loại tại nguồn do vậy tỷ lệ ủng hộ phân loại rác tại nguồn của các hộ dân này là ít hơn đối với các hộ dân có ít nhân khẩu hơn.

Những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành phân loại chất thải rắn tại nguồn:

Thuận lợi:

Các mô hình này sẽ nhận được sự ủng hộ của đại đa số dân chúng.

Việc áp dụng thành công mô hình sẽ góp phần làm cho môi trường khu vực thêm sạch đẹp.

Giảm bớt chi phí để phân loại cũng như xử lý chất thải rắn phát sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Khó khăn:

Với những người bán hàng rong và khách vãng lai rất khó quản lý, nhắc

nhở.


Vẫn còn một số hộ dân cư chưa thực sự ủng hộ phương thức này.

Còn hạn chế về cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển cũng như nguồn

nhân lực.

Chưa có sự phối hợp giữa các tổ chức và sự quản lý đồng bộ. Ví dụ khi người dân đã thực hiện phân loại rác tại nguồn nhưng nếu không có sự phát triển đồng bộ như việc phân loại và tái chế rác thải của thành phố được thực hiện thì cũng không mang lại hiệu quả trong xử lý.

Đánh giá về việc thu gom và vận chuyển rác thải

Trong khâu thu gom rác sinh hoạt ban đầu từ nguồn phát sinh, việc sử dụng các xe rác đẩy tay là hở, không có lắp đậy do vậy việc thu gom thường quá tải so với công suất thiết kế, các thùng xe được cơi nới và chở vượt quá ngưỡng cho phép. Việc làm này đã dẫn đến các hậu quả xấu về mặt môi trường như: rác rơi vãi dọc

đường vận chuyển, mùi hôi thối do rác phân hủy bị phát tán ra xung quanh, làm mất mỹ quan đô thị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân thu gom rác.

Chưa có các trạm trung chuyển rác: hiện nay trên địa bàn thành phố chưa quy hoạch điểm trung chuyển rác thải và chưa có các điểm trung chuyển rác thải hợp vệ sinh. Hiện nay, các điểm tập trung rác tại các phường mới chỉ là các điểm tập trung tạm. Các điểm tập trung rác này hầu hết là nằm ngay trên tuyến đường chính, các điểm tập kết rác này chỉ là bãi tự phát, không được quy hoạch, cơ sở hạ tầng chỉ là nền đường bê tông, nằm sát đường giao thông, gây ra việc mất trật tự an toàn giao thông vào mỗi buổi tan tầm có hoạt động lấy rác tại các điểm tập trung với hoạt động giao thông giờ cao điểm. Bên cạnh đó, do chỉ là các điểm tập trung tậm nên không có hệ thống thu gom nước rác, vì vậy việc tập trung rác thải tại đây trên các xe đẩy thu rác đẩy tay không có nắp đậy sẽ phát sinh nước rác, phát tán mùi hôi và gây mất vệ sinh và mất mỹ quan đô thị.

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên và sâu rộng.

+ Điều kiện công việc đa dạng, nhiều gia đình không thể đổ rác đúng giờ dẫn đến việc rác bị tồn đọng qua ngày.

+ Việc thu gom rác tận nhà tạo thói quen không tốt cho người dân với tâm lý “Không đến nhà thu rác sẽ đổ rác ra đường”.

+ Còn sử dụng xe đẩy tay trên các tuyến phố trong giờ cao điểm, tập kết nhiều xe tại một vị trí trên mặt đường.

- Số lượt thu gom rác thải còn ít (1 lần/ngày tại 1 khu dân cư).

Đánh giá về công tác xử lý rác thải.

Do lượng rác thải của khu vực nghiên cứu được xử lý theo phương pháp chôn lấp nên về cơ bản tại khu vực nghiên cứu và khu vực phía Đông thành phố Hạ Long rác thải sinh hoạt được xử lý khá triệt để.

Tuy nhiên, Hiệu quả xử lý chôn lấp của Bãi rác chưa cao và chưa đúng quy trình do CTR chưa được phân loại tại nguồn. Đồng thời diện tích bãi rác hạn chế, dân cư ở gần khu vực Bãi rác cũng là những khó khăn để triển khai việc mở rộng quy hoạch Bãi rác trong tương lai.

3.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại 3 phường: Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà thành phố Hạ Long

3.2.1. Giải pháp về chính sách

Để thực hiện thành công các mục tiêu quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bảo vệ môi trường nhất thiết phải có sự tham gia tích cực chính quyền địa phương và của nhân dân.

Chính quyền địa phương đóng vai trò là nhà lập kế hoạch thực hiện, giám sát các nội dung thực hiện một cách chặt chẽ. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường. Trong đó có vấn đề về vệ sinh môi trường và chất thải rắn sinh hoạt. Tuyền truyền giáo dục cho người dân có thói quen phân loại rác tại nguồn từ những lợi ích mà người dân nhận được từ việc làm này.

Người dân đóng vai trò là người thực hiện. Khi người dân thấy được các lợi ích nhận được từ việc làm phân loại rác tại nguồn (sức khỏe và mỹ quan trong các khu dân cư) người dân sẽ thực hiện một cách tự nguyện

Giải pháp về chính sách giúp cho việc phân loại, thu gom, xử lý các rác sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư, thương mại, dịch vụ và công sở... tăng thêm hiệu quả, nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính sách đòi hỏi đồng bộ và bao quát nhiều vấn đề từ khâu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đến khâu thu gom chất thải rắn sinh hoạt, vận chuyển đến nơi xử lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Vì vậy cần các chính sách sau:

Giải pháp về chính sách

- Xây dựng những quy định chung về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường.

- Có các chế tài khen thưởng (nếu chấp hành tốt) và xử phạt (nếu vi phạm quy định) đối với tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường.

+ Chính sách về công nghệ:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Đồng bộ các thiết bị, công cụ thu gom từ khâu phân loại tại các hộ dân, khu công cộng đến việc thu gom đưa về các trạm trung chuyển tập trung và các xe thu rác đến các khu vực xử lý đối với từng loại rác thải đã được phân loại.

- Thiết kế, xây dựng các điểm thu gom các loại CTR sinh hoạt có thể tái chế hoặc tái sử dụng được để thu mua cho người dân, tổ chức.

- Hỗ trợ cho các hộ dân 2 thùng đựng rác hoặc túi đựng rác, trong đó, 1 thùng (túi) màu xanh đựng rác hữu cơ và 1 thùng (túi) màu xám để đựng rác còn lại. Chất thải rắn có thể tái chế sẽ được các gia đình tự quản lý.

Giải pháp về nhân lực

Nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải. Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ có liên quan đến công tác quản lý, công tác tuyên truyền về môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. Cụ thể như: các cán bộ quản lý có liên quan thuộc UBND các phường triển khai chương trình nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn; Cán bộ tuyên truyền thuộc các tổ chức Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ trên địa bàn phường... được đào tạo nâng cao năng lực về công tác quản lý chất thải có những kiến thức cơ bản về thành phần rác thải, cách phân loại, tái sử dụng, tái chế, và quản lý chất thải một cách bền vững...

Về đối tượng được đào tạo: Lựa chọn và cử một số cán bộ tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc các đơn vị khác có năng lực trong lĩnh vực này tổ chức. Cán bộ được lựa chọn phải có khả năng tiếp nhận những kiến thức về quản lý chất thải rắn, đồng thời, đang hoặc được qui hoạch đảm nhiệm công tác này tại địa phương.

Phương pháp đào tạo: truyền đạt lý thuyết, thảo luận nhóm, tham quan thực địa tại một số bãi rác và khu vực tái chế, xử lý rác.

Nội dung đào tạo: Nghiên cứu xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý chất thải rắn tại địa phương. Thông qua lớp tập huấn, các học viên được trang bị các kiến thức cơ bản về: Tổng quan về chất thải rắn; Thành phần và phân loại chất thải rắn; Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn; Các công cụ trong quản lý chất thải; Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn; Những nguyên lý cơ bản của kinh tế chất thải; Hệ thống kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn; Giáo dục cộng đồng trong quản lý chất thải rắn.

Giải pháp tuyên truyền, giáo dục

- Tuyên truyền người dân có ý thức phân loại tại nguồn, việc này sẽ giúp cho công tác vận chuyển, thu gom, tái sử dụng, tái chế được tiến hành thuận lợi hơn đồng thời tiết kiệm chi phí.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc phân loại rác thải thông qua các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, tổ dân

khu phố… thông qua các buổi họp, các chương trình tập huấn tại từng khu dân, các tờ rơi...

- Đưa chương trình giáo dục vệ sinh môi trường vào các giờ học (chính khóa và ngoại khóa) để giáo dục tuyên truyền tạo những thói quen về vứt rác vào thùng rác theo từng loại và giữa gìn vệ sinh nơi công cộng. Đây là việc làm rất quan trọng và hiệu quả đối đối với công tác quản lý chất thải rắn trong cộng đồng cho hiện tại và tương lai.

- Khuyến khích thay đổi hành vi, xây dựng lối sống thân thiện đối với môi trường của người dân. Tuyên truyền lợi ích và thực hiện các chương trình thúc đẩy người dân mua các loại sản phẩm có ít bao bì, tái sử dụng các túi đựng nhiều lần, sử dụng các loại bao bì dễ phân hủy trong tự nhiên, giảm bớt thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy.

3.2.2. Đề xuất mô hình phân loại rác tại nguồn

Hiện nay tất cả rác thải sinh hoạt ở 03 phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà nói riêng và của các phường khu vực thành phố Hạ Long nói chung đều không được phân loại mà đổ lẫn lộn với nhau. Điều này không chỉ gây khó khăn cho những người trực tiếp thu gom mà còn là mối nguy hiểm đối với những người làm trong khâu xử lý, vận chuyển. Việc phân loại CTR sinh hoạt là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản là tách CTR hữu cơ, tách CTR có thể tái chế, tái sử dụng, phần còn lại đưa đi chôn lấp. Rác hữu cơ có thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy và là những chất có độ ẩm cao tạo lượng nước rác lớn cùng với mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, chúng có thể xử lý làm phân bón, nên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề về môi trường.

Để giảm bớt khối lượng CTR phải chôn lấp nhằm kéo dài tuổi thọ của khu xử lý, tăng cường tỷ lệ tái chế và sản xuất phân hữu cơ. Do đó, để công tác quản lý rác thải đạt hiệu quả tốt và đảm bảo môi trường thì người dân phải có trách nhiệm và có ý thức tự giác trong phân loại rác và phân thành 3 loại sau:

- Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa,... đựng bằng túi nylon màu xanh, thể tích túi trên 10 lít (chứa từ 3,5-4kg). Các loại chất thải này sẽ được chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ, Nhà máy xử lý rác Hạ Long.

- Chất thải có thể tái chế: giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh,... chiếm khoảng 25% tổng CTR sinh hoạt phát sinh. Sau khi phân loại, người dân có thể giữ lại để bán cho người thu gom đồng nát hoặc đưa trực tiếp tới công nhân thu gom tại điểm thu gom tập kết để chuyển tới các cơ sở tái chế.

- Chất thải khác: không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ. Để lưu giữ chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các túi nylon phế thải hoặc các đồ chứa có sẵn trong dân. Những thành phần này sẽ được xử lý bằng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh (Bãi rác Đèo Sen).

Việc phân loại tại nguồn được thực hiện thông qua các thiết bị thu gom phân loại tại nguồn với sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và đơn vị thu gom CTR. Phương thức thu gom chung đối với rác thải đô thị áp dụng như sau:

*/ Phân loại rác thải ngay tại nhà

Phân loại rác tại nguồn là một việc làm rất đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện do thói quen của người dân là “tiện thể” và thiếu công cụ thể người dân thực hiện. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả trong công tác phân loại rác tại nguồn các nhà quản lý phải có những tuyên truyền sâu rộng tại các khu dân cư và “trang bị” những “công cụ” để người dân thực hiện như cung cấp miễn phí túi đựng rác và thùng đựng rác tại các hộ gia đình để người dân thực hiện. Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, đảm bảo vệ sinh mỹ quan. Mỗi gia đình có thế sử dụng túi lót bên trong thùng đựng rác, là loại túi đựng rác không thu hồi (túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo), kích thước màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi vào mục đích khác, túi màu xanh đựng chất thải hữu cơ, túi màu vàng đựng chất thải vô cơ, rác tái chế do người dân tự lưu trữ theo từng gia đình.

*/ Phân loại rác thải tại các khu công cộng: Khu công viên lán bè, Cung Thiếu Nhi, Quảng trường Hạ Long....

Bố trí hệ thống lưu chứa, thu gom ở những nơi thuận tiện trên toàn bộ khu vực có dịch vụ thu gom, các loại thùng lưu chứa rác thải có bánh xe được đặt cố định tại các vị trí qui hoạch. Tại vị trí cố định sẽ đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau dung tích 60l, 120l, 240l. Thùng rác màu xanh đựng rác thải hữu cơ, thùng rác màu vàng đựng rác thải vô cơ. Các thùng này được đặt gắn bảng tên loại rác chứa và được đặt tại các vị trí thuận tiện để người dân có thể vứt rác và phân loại rác luôn tại nguồn.

*/ Phân loại rác thải tại các cơ quan, trường học, cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, chợ ...: tuỳ theo tính chất của từng đơn vị và khối lượng rác tích luỹ hàng ngày mà chọn kích thước thùng chứa thích hợp. Tại mỗi đơn vị đặt 03 thùng rác màu sắc khác nhau với dung tích 120l, 240l. Ba thùng rác này được đặt cạnh nhau: thùng rác màu xanh đựng rác thải hữu cơ, thùng rác màu vàng đựng rác thải vô cơ, thùng rác màu xám đựng chất thải tái chế. Các thùng này được đặt gắn bảng tên loại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022