Mối Quan Hệ Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

Tương tự như với mức độ cần thiết, mức độ khả thi (bảng 3.3) có thể thấy đối với 8 biện pháp nghiên cứu đều được đánh giá là rất khả thi.

Tính khả thi của BP1 và BP 2 được đánh giá cao nhất với điểm TB là 2,82 và 2,80. Thể hiện mức độ đồng thuận rất cao của các cán bộ quản lý được hỏi ý kiến.

Bốn biện pháp: 3, 4, 5, 6 cũng được đánh giá là rất khả thi nhưng với điểm TB thấp hơn (từ 2,47 đến 2,81).

Như vậy, đối với 7 biện pháp nghiên cứu đề xuất mà tác giả đưa ra, sau khi lấy ý kiến của cán bộ quản lý của Nhà trường, giảng viên, đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết và khả thi. Tuy nhiên, để các biện pháp đề xuất phát huy hiệu quả trong quá trình thực hiện thì cần phải có sự nỗ lực quyết tâm cao của toàn thể cán bộ giảng viên của Nhà trường.

3.4.2.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi



TT


BIỆN PHÁP

Tính cần thiết

Tính khả thi

Hiệu số thứ bậc

Điểm TB

Thứ bậc

Điểm TB

Thứ bậc

D

D2

BP1

Khảo sát nhu cầu đào tạo

2,86

2

2,82

1

1

1

BP2

Tăng cường công tác quảng bá, tư

vấn tuyển sinh

2,90

1

2,80

2

-1

1

BP3

Đổi mới QL chương trình đào tạo

theo chuẩn đầu ra

2,47

6

2,76

3

3

9


BP4

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đổi mới phương pháp

giảng dạy của giảng viên


2,61


5


2,41


6


-1


1


BP5

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận

thức nhằm xây dựng động cơ và ý thức tự học cho SV


2,81


3


2,58


4


-1


1


BP6

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá

theo hướng tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV


2,78


4


2,44


5


-1


1


BP7

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực

người học


2,39


7


2,38


7


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3 1 Biểu đồ về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 1

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất


Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả vi của các biện pháp đề xuất được tính theo công thức tương quan thứ bậc của Sperman:

6 D2

R 1 0,83

n(n2 1)


Hệ số tương quan thứ bậc R = 0,75 cho phép rút ra kết luận: Mối tương quan giữa tính cần thíêt và tính khả vi của các biện pháp đề xuất là tương quan thuận và chặt chẽ. Nghĩa là: mức độ nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp quản lý đào tạo theo hướng PTNL người học ở trong trường Đại học Hùng Vương được đề xuất và mức độ khả thi của các biện pháp đó tương đương với nhau.

Như vậy, trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn cho thấy việc tiến hành đồng bộ các biện pháp này một cách khoa học có ý nghĩa lớn đối với việc hoàn thiện hơn công tác quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học ở trường Đại học Hùng Vương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của Nhà trường trong đào tạo theo xu hướng đổi mới và phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo, bắt kịp với nền giáo dục tiên tiến trên Thế giới.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý quá trình đào tạo hệ VLVH theo hướng PTLN người học và phân tích thực trạng công tác quản lý hệ đào tạo ở trường ĐH Hùng Vương trong những năm qua. Chương 3 của luận văn tác giả đã đề xuất 7 biện pháp có tính cần thiết và khả thi nhằm tăng cường công tác quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng PTNL người học tại trường ĐH Hùng Vương trong những năm tiếp theo đó là:

- Khảo sát nhu câu cầu đào tạo

- Tăng cường công tác quảng bá, tư vấn tuyển sinh

- Đổi mới quản lý chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức nhằm xây dựng động cơ và ý thức tự học cho sinh viên.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của SV nhằm kích thích SV hệ VLVH tự học - tự nghiên cứu.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học

Các biện pháp trên đều nhằm phát huy những mặt tích cực nhà trường đã làm được và khắc phục những tồn tại để công tác quản lý đào tạo đạt hiệu qủa cao hơn. Qua quá trình tiến hành khảo nghiệm 07 biện pháp nêu trên, kết quả đã khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

* Kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đã được trình bày trong đề tài có thể rút ra được kết luận sau:

- Quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH là một bộ phận trong hệ thống quản lý của trường đại học, cao đẳng

- Quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH bao gồm một số nội dung chính: quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung đào tạo, quản lý kế hoạch đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo, quản lý hoạt động day và học…

- Quản lý hoạt động đào tạo hệ VLVH đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý đào tạo của trường Đại học Hùng Vương

* Những kết quả đạt được:

- Có đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp từ phòng ban, trung tâm đến các khoa.

- Xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cao, luôn tâm huyết với nghề.

- Nhà trường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đáp ứng về cả quy mô và trình độ.

* Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục:

- Công tác quản lý giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên đôi khi còn lỏng lẻo.

- Một bộ phận chất lượng sinh viên đầu ra chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội

* Để quản lý tốt hơn hoạt động đào tạo hệ VLVH ở trường trong thời gian tới, lãnh đạo nhà trường vần quan tâm tới một số biện pháp sau:

- Khảo sát nhu cầu đào tạo

- Tăng cường công tác quảng bá, tư vấn tuyển sinh

- Đổi mới quản lý chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của SV nhằm kích thích SV hệ VLVH tự học - tự nghiên cứu

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức nhằm xây dựng động cơ và ý thức tự học cho sinh viên.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo hệ VLVH theo hướng phát triển năng lực người học

Qua việc điều tra, thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và cho thấy các biện pháp nêu trên đều có tính khả thi và rất cần thiết.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo

Ban hành các chế độ chính sách kịp thời và phù hợp, chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và đối với cán bộ quản lý giáo dục.

Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, phát hành tài liệu quản lý cho cán bộ quản lý; tập huấn và tổ chức hội thảo về đổi mới xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá, kiểm định chất lượng cho cán bộ quản lý cấp cơ sở theo hướng PTNL người học.

2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân Tỉnh Phú Thọ

- Nên có những chính sách thu hút giảng viên có trình độ cao về trường. Bởi giáo dục phải lấy chất lượng đào tạo làm gốc, đầu ra của sinh viên là yếu tố quyết định đến uy tín, chất lượng của nhà trường.

- Nên có những chính sách khuyến khích, nêu cao tinh thần học tập của cán bộ, công nhân viên, sinh viên cho đến những người chưa có việc làm để họ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ.

2.3. Đối với trường Đại học Hùng Vương

- Tạo điều kiện cho giảng viên được tham dự các buổi tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng PTNL người học.

- Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình đào tạo, sử dụng nhiều phương pháp đánh giá đa dạng, khoa học và hiện đại.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy và học khuyến khích giảng viên giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học và thảo luận.

- Nhà trường có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh, bởi đây là cơ hội để tìm hiểu nhu cầu lao động, đồng thời giúp sinh viên nhìn thấy đầu ra của việc học, sẽ kích thích tính chủ động và phát huy năng lực của sinh viên.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN‌


Vũ Diệu Thùy (2018). Quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học theo hướng phát triển năng lực người học ở trường Đại học Hùng Vương. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 160, kỳ 1 tháng 1 năm 2018.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết TW2 Khóa VII, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2007). Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý Nhà trường. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy chế tuyển sinh Đại học và cao đẳng hình thức VLVH. Ban hành kèm theo quyết định số 62/2008/QĐ - BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2008 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2008), Quy chế đào tạo Đại học và cao đẳng hình thức VLVH. Ban hành kèm thao quyết định số 36/2007/QĐ - BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quy chế tuyển sinh Đại học chính quy, cao đẳng. Ban hành kèm theo quyết định số 05/2017/QĐ - BGDĐT ngày 25 tháng 1 năm 2017 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quy chế tuyển sinh Đại học và cao đẳng hình thức VLVH. Ban hành kèm theo quyết định số 06/2016/QĐ - BGDĐT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (2002), Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của Quốc Gia, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Vũ Đức Chính, Vũ Lan Hương, Phát triển chương trình giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

10. Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm (1982), Một số vấn đề về Quản lý giáo dục

tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

11. D.V.Kozlova và I.N.Kunetsov (1996), Khoa học quản lý, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cương, Phương Kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lý, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI.

15. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam ngưỡng cửa thế kỷ XXI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Harold Koontz, Cyril ODonnell, Heinz Weihrich (2002), Những vấn đề cốt yếu của QL, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

17. Hà Sỹ Hồ (1965), Những bài giảng về quản lý trường học tập 2, 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

19. Mai Hữu Khuê (1994). Tâm lý học trong quản lý nhà nước, NXB Học viện hành chính.

20. Đặng Bá Lãm (2003), Khoa học quản lý nhà nước, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Văn Lê (1982), Khoa học quản lý nhà nước, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

22. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Nghị Quyết 14/2005/NQ - CP của chính phủ về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020, Hà Nội.

24. Hà Thế Ngữ (2001), Tuyển tập giáo dục, một số lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc Gia Hà nội.

25. Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần (2000), Khoa học lãnh đạo hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD & ĐT.

27. Phạm Hồng Quang, Môi trường nghiên cứu khoa học giáo dục trong trường sư phạm, NXB Đại học Thái Nguyên.

28. Quyết định số 740/QĐ - ĐHHV ngày 19/6/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương về việc ban hành quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí