tại và kế hoạch); Báo cáo chênh lệch so với số thực tế trước đó, ngân sách và khế ước; số thực tế và dự báo đối với hạn mức và hướng dẫn chính sách ALM; tình hình thị trường, kịch bản lãi suất; hệ số thanh khoản và dòng tiền/cập nhật yêu cầu tài trợ ròng; báo cáo G P tái định giá thông thường; mô phỏng thu nhập phản ứng với cú sốc lãi suất; phân tích kì hạn của TSC, TSN và giá trị kinh tế của vốn.
b. Cơ c u tổ chức bộ máy ALM
Cơ cấu tổ chức bộ máy của BOC như hình 1.4. Trong đó:
- HĐQT đưa ra các quyết định quản lí quan trọng như chính sách QTRR cơ bản, chịu trách nhiệm về việc quản lí, hướng dẫn và giám sát đối với cấp quản lí cấp cao.
Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, HĐQT có thể phân trách nhiệm cho một bộ phận chuyên trách như Ủy ban Quản lí rủi ro được điều hành bởi một thành viên HĐQT không phải là Giám đốc điều hành và có kiến thức về quản lí rủi ro.
- Ủy ban QLRR có trách nhiệm duy trì khung quản lí rủi ro thận trọng và đầy đủ, nhất quán với chiến lược chung của ngân hàng, đảm bảo các rủi ro của ngân hàng được nhận thức rõ, xem xét các báo cáo rủi ro và có kế hoạch hoạt động khi rủi ro được phát hiện không nhất quán với phương hướng của HĐQT.
- ALCO trực thuộc BĐH: Thực hiện chính sách ALM; giám sát và quản trị tổng các TSN, TSC trong bảng Cân đối kế toán của ngân hàng dưới góc độ kì hạn, thanh khoản và định giá và tìm hiểu bất cứ một sự thay đổi nào trong đó; đặt ra và theo dõi các mục tiêu phân bổ TSC cho bảng Cân đối kế toán theo chiến lược đã được BĐH thống nhất; sở hữu và quản trị Sổ ngân hàng; đánh giá các hoạt động của đơn vị hỗ trợ ALCO.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Quản Trị Tài Sản Nợ , Tài Sản Có Của Ngân Hàng Thương Mại
- Chất Lượng Quản Trị Tài Sản Nợ, Tài Sản Có Của Ngân Hàng Thương Mại
- Báo Cáo Ngày Về Hạn Mức Thanh Khoản T T 1 Đến T+7
- Khái Quát Đặc Điểm Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Hệ Thống Thông Tin Alm Của Nh Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Vn
- Thị Phần Vốn Huy Động T Thị Trường 1 Của Các Nhtmvn
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
- Bộ phận nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: Nhiệm vụ và trách nhiệm chính là quản trị sổ kinh doanh, bên cạnh đó cũng trợ giúp cho ALCO quản trị thanh khoản ngắn hạn của tất cả các loại đồng tiền mà ngân hàng hoạt động; quản trị rủi ro lãi suất ngắn hạn; quản trị thanh khoản dài hạn và chương trình nguồn vốn; quản trị danh mục cho ALCO và các chủ sở hữu khác.
HéI §åNG QU¶N TRÞ
đY BAN QU¶N TRÞ RđI RO
NV & KD TT
ALCO
Tµi chÝnh
Ngo¹i hèi
Hç trî ALCO
ThÞ tr•êng tiÒn tÖ
Qu¶n trÞ danh môc cho ALCO
TP
ThÞ tr•êng tiÒn tÖ cho ALCO
B¶n kh¸ch hµng
§Þa lý
Ngµnh
Sæ kinh doanh Chđ së h÷u: Phßng NV
Sæ ng©n hµng Chđ së h÷u: ALCO
TæNG G§
Hình 1.4. Cơ cấu bộ máy ALM và hệ thống sổ sách của BOC
c. Hệ thống thông tin ALM
BOC đã đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin ALM liên tục qua các năm và hệ thống thông tin LM đã trở thành công cụ đắc lực cho việc lập báo cáo và ra quyết định. Các dữ liệu của hệ thống thông tin LM đã được tích hợp đầy đủ để phục vụ cho việc thực hiện quá trình ALM bao gồm: phân tích trạng thái thanh khoản và trạng thái rủi ro lãi suất theo các phương pháp hiện đại với các giả định, nguồn cơ sở dữ liệu được kiểm tra độ tin cậy thường xuyên và liên tục; phân tích rủi ro cho các sản phẩm mới; phân tích rủi ro mô phỏng theo các kịch bản khác nhau; lập kế hoạch chiến lược ALM; cung cấp các báo cáo, mẫu trao đổi thông tin để theo dõi các rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro, mức chấp nhận rủi ro, mục tiêu chiến lược quản lí rủi ro và so sánh tình hình thực tế với dự kiến đảm bảo phù hợp với các hoạt động của NH; đồng thời phát hiện kịp thời các trường hợp ngoại lệ về hạn mức rủi ro và các qui định, qui trình quản lí rủi ro.
d. Phương pháp quản trị rủi ro thanh khoản, quản trị rủi ro lãi su t
Quản trị rủi ro thanh khoản
BOC sử dụng phương pháp chênh lệch kì hạn: Sắp xếp các khoản mục TSC/TSN vào một báo cáo G P tương ứng với kì hạn theo hợp đồng của chúng. TSC/TSN với kì hạn không xác định (ví dụ như TK vãng lai) được hành vi hóa. Qui mô của sự chênh lệch trong nhóm kì hạn nhất định (ví dụ như qua đêm, 1-7 ngày, 1- 30 ngày và 1-90 ngày) được theo dõi và quản trị trong hạn mức đã được thống nhất để tránh bóp méo dòng tiền. Đồng thời BOC thực hiện phân tích t G P tĩnh đến G P năng động. Trong đó, G P tĩnh cho thấy tình hình kì hạn theo hợp đồng của các TSC/TSN hiện tại; G P năng động bao gồm cả dự báo biến động của bảng Cân đối kế toán, nghĩa là kì hạn được xét đến cả dự báo hành vi của khách hàng trong tương lai. Việc dự báo các hành vi cho vay và nhận tiền gửi của ngân hàng dựa trên các thành phần: xu hướng (tỉ lệ tăng trưởng dài hạn), mùa vụ (chu kì sản xuất thường niên, ngày nghỉ, …), chu kì kinh tế vĩ mô (thay đổi trong hoạt động kinh doanh tổng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn và hành vi gửi tiền).
Quản trị rủi ro lãi suất
Trên cơ sở mức độ ưa thích rủi ro lãi suất của BOC, ngân hàng này đưa ra các hạn mức để kiểm soát của G P tái định giá, Gap thời lượng và có sử dụng thêm phương pháp mô phỏng với các nội dung cơ bản sau: mô hình hóa tất cả các dòng tiền của TSC và TSN, tính đến sự thay đổi trong các sự lựa chọn kết hợp và cơ bản, xác định tái định giá TSC, TSN trên mức cơ sở, nhóm các TSC, TSN với cùng đặc tính và chạy các kịch bản lãi suất khác nhau.
1.3.1.2. NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
BIDV là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn của Việt nam, được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận BIDV là một trong những thương hiệu lớn, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Hoạt động đa năng trong lĩnh vực “Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm”, BIDV đã cung cấp cho quý bạn hàng và đối tác các dịch vụ tài chính ngân hàng như huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án, tài trợ thương mại, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, thanh toán và nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng bán lẻ hiện đại. BIDV cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực quản trị nội bộ hướng theo chuẩn mực quốc tế. LM cũng đã được BIDV quan tâm thực hiện và đã có nhiều thành công mà các NH khác cần học hỏi kinh nghiệm.
a. Chính sách ALM
BIDV đã có chính sách ALM, chủ yếu tập trung vào việc quản trị định lượng rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trong toàn ngân hàng. Những nội dung chính của ALM bao gồm:
- Đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất: (i) hoạch định các mục tiêu doanh số hoạt động, (ii) xác lập các giới hạn rủi ro lãi suất.
- Huy động vốn và kiểm soát các giới hạn trong bảng cân đối tài sản: (i) kiểm soát các giới hạn về thanh khoản, (ii) xây dựng chính sách huy động vốn và (iii) xác định tỉ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán.
- Các chương trình phòng ng a rủi ro cho cả rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.
- Đáp ứng yêu cầu dự trữ tối thiểu và các yêu cầu theo qui định pháp luật khác liên quan đến trạng thái tiền mặt.
b. Tổ chức bộ máy ALM
HĐQT
Hội đồng xử lý RR
Ban Kiểm soát
HĐ quản trị TD
Hội đồng CNTT
Các Ủy ban, HĐ
Ban T Đ
Hội đồng LCO
Hội đồng Tín dụng
Ban thông tin quản trị và Hỗ trợ LCO
Khối NH bán buôn
Khối bán lẻ & mạng luới
Khối Vốn
&
KD Vốn
Khối QL rủi ro
Khối Tác nghiệp
Khối TC - KT
Khối Hỗ trợ
Hình 1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy ALM của BIDV
Nguồn: [26]
BIDV thành lập LCO để tham mưu, giúp việc, hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc trong hoạt động ALM.
Đồng thời, BIDV còn thành lập Ban thông tin quản trị và Hỗ trợ ALCO tại Trụ sở chính nhằm thực hiện chức năng thư kí ALCO.
c. Cơ chế quản trị vốn của BIDV
Để tập trung hóa rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản tại Trụ sở chính nhằm tạo điều kiện chủ động trong quản trị, nâng cao chất lượng LM, BIDV đã chuyển t cơ chế quản trị vốn phân tán sang cơ chế quản lí vốn tập trung. Thực tế, t tháng 1/2007, BIDV đã thực hiện thành công việc chuyển đổi mô hình t cơ chế quản lí vốn cũ sang cơ chế quản lí vốn tập trung. Hội sở chính tập trung điều hành quản trị
vốn trong đó có tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Chi nhánh thực sự trở thành các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận t các hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
d. Phương pháp quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản của BIDV
* Quản trị rủi ro lãi suất
BIDV căn cứ vào cân đối vốn kinh doanh của mình, cân đối vốn trên thị trường và xu hướng lãi suất trên thị trường, thông tin t các ngân hàng lớn và đối tác, thông tin chính sách t NHNN ... dự báo diễn biến lãi suất trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
BIDV đã qui định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn và chi phí quản trị; lãi suất cơ sở khi cho vay xác định căn cứ trên lãi suất huy động nguồn tài trợ. Bên cạnh đó, lãi suất các chi nhánh cho vay tối thiểu bằng mức sàn qui định. Do lãi suất thị trường biến động khôn lường trong thời gian qua, BIDV đã qui định đối với lãi suất cho vay trung, dài hạn bắt buộc phải thả nổi để giảm thiểu tối đa rủi ro về lãi suất có thể phát sinh. BIDV quản trị rủi ro lãi suất ở cả hai cấp độ giao dịch và danh mục, trong đó tập trung quản lí nhiều hơn ở cấp độ giao dịch.
Thứ nh t, quản trị rủi ro i su t ở c p độ danh mục
BIDV đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung cấp tự động các báo cáo chênh lệch k hạn định giá lại theo k hạn danh nghĩa và theo hành vi ứng xử, báo cáo phân tích kịch bản tăng/giảm lãi suất … nhằm hỗ trợ công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng.
- Ngân hàng thực hiện điều chỉnh thời hạn định giá lại của khoản vay tương ứng với k hạn của nguồn vốn. Kiểm soát chênh lệch k hạn định giá lại trong phạm vi cho phép.
Thứ hai, quản trị rủi ro i su t ở c p độ giao dịch
- Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có điều khoản phòng ng a rủi ro lãi suất để đảm bảo ngân hàng luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị
trường, lãi suất cho vay phải được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của ngân hàng.
- Điều hành thông qua công cụ mua bán vốn nội bộ FTP. BIDV đã triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP khớp k hạn theo thông lệ quốc tế, mua bán vốn chi tiết đến t ng giao dịch. Tùy theo định hướng của ngân hàng và diễn biến của thị trường, trụ sở chính có thể thay đổi giá mua bán vốn đối với t ng đối tượng khách hàng/sản phẩm… nhằm đưa ra tín hiệu về tài chính để đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay/huy động đối với t ng giao dịch.
* Quản trị rủi ro thanh khoản
BIDV sử dụng phương pháp chỉ số thanh khoản kết hợp với lập báo cáo cung cầu thanh khoản để đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng trong quản trị thanh khoản định kì cũng như hàng ngày.
1.3.1.3. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24 tháng 4 năm 1993. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỉ đồng Việt Nam cho thời hạn hoạt động 50 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động t ngày 4 tháng 6 năm 1993. Ngay t khi thành lập CB đã phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với những nỗ lực của mình, CB đã tự khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc, tạo được uy tín cao trên thị trường. Cho đến nay vốn điều lệ của CB đã tăng lên trên 12000 tỉ đồng, với tổng tài sản 179,6 ngàn tỉ đồng, là một trong những NHTMCP lớn nhất Việt Nam. Sau những năm đầu CB đã nhanh chóng tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nắm bắt các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng và quản trị rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu điều chỉnh trong điều kiện Việt Nam để áp dụng trong thực tiễn hoạt động ngân hàng. Bởi vậy cho đến nay CB được đánh giá là một NHTMCP hệ thống quản trị tương đối tốt, trong đó cũng có nhiều kinh nghiệm về ALM mà các NHTM khác cần học hỏi.
a. Chính sách ALM
CB đã xây dựng được chính sách ALM bao gồm các nội dung cơ bản: quản
trị cấu trúc Bảng Cân đối kế toán, quản trị rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro lãi suất.
- Quản trị rủi ro lãi suất: ACB quản trị rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. Hội đồng ALCO sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản trị rủi ro lãi suất gồm: biểu đồ lệch kì hạn tái định giá; thời lượng của TSN và TSC, hệ số nhạy cảm. Báo cáo về rủi ro lãi suất do Phòng Quản lí rủi ro của ACB lập định kì hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng cho t ng loại tiên. Dựa trên báo cáo và những nhận định về diễn biến, xu hướng của lãi suất trên thị trường trong các cuộc họp hàng tháng của
LCO, Ban Điều hành ngân quĩ hàng ngày sẽ quyết định duy trì các mức chênh lệch thích hợp để định hướng cho các hoạt động ngân hàng.
- Quản trị rủi ro thanh khoản: Quản trị rủi ro thanh khoản tại CB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản trị rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Hội đồng LCO, Ban điều hành ngân quĩ, Phòng Quản lí rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản trị rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản trị rủi ro thanh khoản tại CB đảm bảo tuân thủ trước tiên là các qui định của NHNN về tỉ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng; tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản trị rủi ro thanh khoản do LCO qui định; tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
CB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản được chia làm 4 cấp độ t thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ qui định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.
Ngoài ra, ACB còn xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lí và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống
của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu tháng một lần.
+ Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
+ Kiểm soát phương thức quản lí tình trạng khẩn cấp: quản lí mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều t nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.
b. Tổ chức bộ máy ALM
Các Hội đồng và Ủy ban
Hình 1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy ALM của ACB
Nguồn: Báo cáo quản trị của CB năm 2014
CB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng quản lí tài sản Nợ, Có (ALCO) vào năm 1997. LCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB. ALCO có chức năng quản lí cấu trúc bảng Cân đối kế toán của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Hội đồng ALCO phê duyệt chính sách, hạn mức và qui trình quản lí rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất; giám sát và phân tích thường xuyên bảng Cân đối kế toán nhằm tăng cường khả năng sinh lợi và hạn chế rủi ro; giám sát việc thực hiện các qui định của NHNN về quản lí thanh khoản và các t lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
c. Hệ thống thông tin ALM
CB đã có sự đầu tư rất lớn và đi trước các NH khác vào công nghệ thông tin. Cuối năm 2001, kế th a sự triển khai chương trình hiện đại hóa thông tin ngân hàng t năm 1999, CB vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi. Khi này, mọi phòng giao dịch và chi nhánh nối mạng với nhau, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Sau khi ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện với Ngân hàng Standard Chatered vào năm 2005, khi đó CB bắt đầu triển khai giai đoạn 2 của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Cho đến nay, CB đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động Trung tâm dữ liệu dự phòng. Bên cạnh đó, ACB còn là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs, gồm Reuteurs Monitor: cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System: công cụ mua bán ngoại tệ.
Kết quả của việc chú trọng đầu tư vào công nghệ thông tin phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch hàng ngày cũng như công tác quản trị, đến nay CB đã xây hệ thống thông tin đáp ứng được yêu cầu quản trị nói chung và ALM nói riêng, là cơ sở để ACB vận dụng các mô hình, phương pháp định lượng rủi ro, đánh giá hiệu quả quản trị theo thông lệ quốc tế.
1.3.2. Bài học về nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có
Qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng ALM thực tế tại một số
ngân hàng nước ngoài cũng như NH đi đầu trong lĩnh vực quản trị ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học đối với các NHTM nói chung và Agribank nói riêng như sau:
Thứ nh t, HĐQT là người chịu trách nhiệm cao nhất về chỉ đạo quản trị rủi ro nói chung và ALM nói riêng, do vậy trước tiên các nhà quản trị cần phải nhận thức được tầm quan trọng, mục đích và xác định đúng phạm vi của LM. Trên cơ sở đó xây dựng chính sách ALM bằng văn bản và qui định thống nhất trong toàn ngân hàng. Chính sách này sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo cũng như nhân viên ngân hàng hiểu rõ qui trình, nội dung ALM và trách nhiệm của t ng bộ phận, t ng cá nhân trong việc thực hiện ALM, t đó giúp cho việc điều hành quản trị đạt chất lượng cao.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức quản trị: Các ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro ở các cấp sau: cấp Hội đồng quản trị; cấp Ban Điều hành; Khối Quản lí rủi ro. Trong đó, ở cấp Ban điều hành cần thành lập ALCO hoạt động mạnh mẽ, hỗ trợ việc ra quyết định trong ALM của ngân hàng. Đồng thời qui định rõ các thành phần và các trách nhiệm trong ALCO.
Thứ ba, về phương pháp đo lường các rủi ro trong ALM. Cần có phương pháp để đo lường rủi ro lãi suất, thanh khoản trên cấp độ toàn hệ thống chứ không d ng lại ở cấp độ theo t ng giao dịch. Các kỹ thuật đo lường rủi ro cần đảm bảo: Tính chính xác và kịp thời; phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngân hàng; hệ thống thông tin quản trị (MIS) có thể hỗ trợ đầy đủ; ngân hàng có đầy đủ tài liệu về các giả định và tham số; mô hình nội bộ của ngân hàng cần được giám sát và kiểm tra trước khi triển khai. Đồng thời ngân hàng cần thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng cũng như xây dựng các mô phỏng để đánh giá các ảnh hưởng của biến động lãi suất lên lợi nhuận và vốn; cần có các chỉ số cảnh báo sớm để nhận diện các vấn đề thanh khoản phát sinh và thực hiện định kì thử nghiệm sức chịu đựng cho rủi ro thanh khoản; có các kế hoạch dự phòng vốn cho trường hợp khẩn cấp.
Thứ tư, về hệ thống thông tin ALM. Ngân hàng cần có một hệ thống thông tin quản trị mang tính chính xác, đầy đủ và kịp thời phục vụ cho mục đích quản trị
rủi ro trong ALM. Việc lập báo cáo cần được thực hiện thường xuyên và nội dung báo cáo cần có sự so sánh giữa mức độ rủi ro hiện tại với các giới hạn đã đề ra. BĐH nên thống nhất về một bộ chỉ tiêu báo cáo, qui định cụ thể phạm vi, cách thức và tần suất của việc lập báo cáo cho các đối tượng khác nhau (chẳng hạn như HĐTV, LCO) và các bên chịu trách nhiệm lập báo cáo để hỗ trợ việc giám sát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận về
LM và chất lượng ALM của NHTM.
Thứ nh t, tác giả đã nêu những nội dung khái quát về ALM của NHTM gồm có: hệ thống lại các khoản mục TSN, TSC của NHTM trong đó có nhấn mạnh những đặc trưng của TSN, TSC mà các nhà quản trị cần quan tâm; hệ thống sổ sách ghi nhận TSN, TSC của NHTM; rủi ro và mô hình quản trị rủi ro hiện đại - 3 vòng bảo vệ - trong NHTM; làm rõ khái niệm, mục tiêu ALM của NHTM t đó xác định cụ thể nội dung ALM của NHTM.
Thứ hai, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề về chất lượng ALM của NHTM: đưa ra khái niệm chất lượng ALM của NHTM trong đó xác định các yếu tố cơ bản của quá trình ALM phản ánh chất lượng LM; trên cơ sở khái niệm chất lượng ALM kết hợp với việc xác định các mục tiêu ALM ở nội dung trước, tác giả đã xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng ALM của NHTM trên hai tiêu chí là đánh giá chất lượng các yếu tố cơ bản của quá trình ALM và đánh giá kết quả thực hiện ALM của NHTM; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ALM của NHTM.
Cuối cùng, tác giả đã giới thiệu kinh nghiệm nâng cao chất lượng ALM tại một số ngân hàng nước ngoài cũng như NH có kinh nghiệm về LM trong nước, trên cơ sở đó rút ra được bài học hữu ích cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng.
Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan về chất lượng ALM của Agribank được trình bày trong chương 2 của luận án.