Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO II





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.








HUỲNH THỊ TAM THANH













QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP









LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC























TP. HỒ CHÍ MINH - 2003




LỜI CẢM ƠN‌ Với tình cảm chân thành tác giả luận văn xin cảm ơn Ban Giám 1

LỜI CẢM ƠN‌


Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học, các thầy cô giáo khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô giáo trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo II đã tạo điều kiện thuận lợi về học tập, tận tụy trong giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được đi học và giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn các Phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Kế hoạch Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm Giáo dục thường xuyên và các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã cộng tác nhiệt tình, giúp đỡ tác giả có được những thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Tiến sĩ Khoa học Lê Thị Hoa, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong việc định hướng về nội dung đề tài, phương pháp nghiên cứu khoa học và thường xuyên quan tâm giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.


TP. Hồ Chí Minh, năm 2003


Huỳnh Thị Tam Thanh

MỤC LỤC‌

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

MỞ ĐẦU 7

1. Lý do chọn đề tài 7

2. Mục đích nghiên cứu 9

3. Giả thuyết khoa học 9

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

5. Phạm vi và giới hạn đề tài 9

6. Nhiệm vụ nghiên cứu 10

7. Phương pháp nghiên cứu 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 12

1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu 12

1.1.1. Tính tất yếu của công tác hướng nghiệp 12

1.1.2. Công tác hưởng nghiệp ở một số nước trên Thế giới 13

1.1.3. Khái quát về công tác hướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp ở nước ta trong những năm qua 14

1.2. Khái niệm về quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại trung tâm Giáo dục thường xuyên 16

1.2.1. Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học 16

1.2.2. Khái niệm quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên 24

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 33

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng 33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội 33

2.1.2. Thực trạng giáo dục - đào tạo thành phố Đà Nẵng 34

2.2. Thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh pho thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phổ Đà Nẵng 36

2.2.1. Mạng lưới các trung tâm Giáo dục thướng xuyên 36

2.2.2. Quy mô, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo 37

2.2.3. Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp 43

2.2.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác hướng nghiệp 47

2.2.5. Chương trình và tài liệu phục vụ công tác hướng nghiệp 50

2.2.6. Tài chính và cơ chế chính sách cho người dạy, người học 51

2.2.7. Xã hội hóa công tác hướng nghiệp 52

2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 54

2.3.1. Xây dựng bộ máy làm công tác hướng nghiệp 54

2.3.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác hướng nghiệp 56

2.3.3. Tổ chức thực hiện các con đường hướng nghiệp 56

2.3.4. Kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp 58

2.3.5. Tổng kết và điều chỉnh kế hoạch 61

2.4. Đánh giá chung 61

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 64

3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp quản lý 64

3.1.1. Cơ sở lý luận 64

3.1.2. Cơ sở thực tiễn 64

3.1.3. Cơ sở pháp lý 65

3.2. Các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp 65

3.2.1. Giải pháp về nâng cao nhận thức 65

3.2.2. Giải pháp về quy hoạch mạng lưới các trung tâm Giáo đục thường xuyên 67

3.2.3. Giải pháp về xây dựng đội ngữ cán bộ quản lý công tác hướng nghiệp 69

3.2.4. Giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên làm công tác hướng nghiệp 69

3.2.5. Giải pháp về tăng cường các hoạt động hưởng nghiệp, cải đến nội dung, đổi mới phương pháp, phát triển quy mô dạy nghề phổ thông theo cơ cấu ngành nghề hợp lý 71

3.2.6. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hướng nghiệp 73

3.2.7. Giải pháp về tài chính, cơ chế chính sách đối với người dạy, người học 74

3.2.8. Giải pháp về tăng cường quản lý của Giám đốc các trung tâm Giáo dục thường xuyên đổi với công tác hướng nghiệp 75

3.2.9. Giải pháp về tăng cường xã hội hóa công tác hướng nghiệp 78

3.3. Thử nghiệm 79

3.3.1. Giả thuyết thử nghiệm: 79

3.3.2. Thời gian thử nghiệm: 79

3.3.3. Đối tượng thử nghiệm: 79

3.3.4. Cách tiến hành: 79

3.3.5. Kết quả thử nghiệm: 80

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

A. VĂN KIỆN VÀ CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN 89

B. CÁC SÁCH BÁO, TÀI LIỆU KHOA HỌC 89

PHẦN PHỤ LỤC 92

MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài‌


Chúng ta bước vào thế kỷ XXI với những thành tựu mới của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt với những ưu thế của công nghệ cao, những thay đổi nhanh chóng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải tiếp tục đổi mới để đáp ứng được với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngành Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo ra những lớp người lao động "có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghệ hiện đại" [1, tr.11]. Đồng thời, nguồn nhân lực này phải đảm bảo một cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương.

Một trong những biện pháp quan trọng góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu đó là phải đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, giải quyết những bức xúc của vấn đề phân luồng học sinh sau bậc trung học.

Luật giáo dục quy định rõ: một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học lên các bậc học trên, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động, yêu cầu giáo dục phổ thông bậc Trung học phổ thông phải "có nội dung nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh..." [5, tr.17]

Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ phát triển giáo dục: "Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội". Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương."[2, tr.109]. Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục lao động hướng nghiệp được coi là một hướng ưu tiên trong đổi mới mục tiêu giáo dục, thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương nằm ở vùng duyên hải miền Trung đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức cho sự phát triển. Cơ cấu kinh tế của thành phố đang được định hướng chuyển dần từ "nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ" sang "công nghiệp

- dịch vụ -nông nghiệp", phấn đấu đến năm 2005 trong cơ cấu kinh tế của thành phố theo GDP, công nghiệp chiếm tỉ trọng 45,7%, dịch vụ chiếm tỉ ừọng 49,3% và nông nghiệp chiếm tỉ trọng 5% [4, tr.43]. Tuy tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt mức cao so với các tỉnh duyên hải miền Trung (21%) nhưng so với các nước công nghiệp, chất lượng lao động của Đà Nẵng còn nhiều bất cập về tỉ lệ lao động kỹ thuật trong tổng số lao động và bất hợp lý trong cơ cấu loại trình độ. Tình trạng "thầy nhiều hơn thợ" và việc thiếu nghiêm trọng công nhân lành nghề, thợ bậc cao đang ngày càng trầm ừọng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn nhân lực và vai trò của hướng nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Thành ủy Đà Nẵng và Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã đề cập đến vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Cụ thể là: "phải làm tốt việc hướng nghiệp tư vấn tuyển sinh để phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở một cách hợp lý". [4, tr.50]

Trong những năm qua, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở thành phố Đà Nẵng đã được các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục Đào tạo và các ngành liên quan quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, việc tổ chức và quản lý công tác hướng nghiệp chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, Đà Nẵng là thành phố duy nhất trong cả nước không có trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp từ năm 1997 đến nay nên không có một đơn vị chủ công quan tâm nghiên cứu tham mưu cho Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.

Để khắc phục tình trạng nói trên, cần phải tổ chức nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nhằm đề xuất và tổ chức thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đây là vấn đề cấp bách và trăn trở của các cấp chính quyền, của Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đông đảo quần chúng nhân dân. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp:"Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí