Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp - 2

phổ thông bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp".

2. Mục đích nghiên cứu‌


Trên cơ sở của việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, góp phần vào việc phân luồng học sinh sau đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Đà Nằng.

3. Giả thuyết khoa học‌


Giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề có ảnh hưởng quyết định tới tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là đối với học sinh bậc trung học. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý công tác hướng nghiệp thì sẽ làm tăng hiệu quả của việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp, điều chỉnh cơ cấu lao động một cách hợp lý, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng theo đúng định hướng đề ra.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu‌


- Khách thể nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Hoạt động hướng nghiệp cho học sinli phổ thông bậc Trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp - 2

- Đối tượng nghiên cứu


Quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5. Phạm vi và giới hạn đề tài‌


Trong phạm vi thời gian và quy mô của một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại 7 trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó tìm ra các giải pháp để tăng cường sự phát triển về quy mô và chất lượng hướng nghiệp tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên của

thành phố. Đề tài không đi sâu nghiên cứu hoạt động giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề phổ thông mà chỉ xem chúng như là những điều kiện để thực hiện hướng nghiệp.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu‌


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hướng nghiệp, quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên.

- Khảo sát để phát hiện thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

7. Phương pháp nghiên cứu‌


- Phương pháp luận


+ Quan điểm lịch sử và thực tiễn


Nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng trong những năm đầu của thế kỷ 21, thành phố không có trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp; trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố và các quận huyện phải đảm nhận chức năng này. Các giải pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn, gắn với nhiệm vụ hướng nghiệp của các trung tâm Giáo dục thường xuyên mà qui chế đã ban hành.

+ Quan điểm tổng hợp, toàn diện


Các khía cạnh của vấn đề được đặt ương mối quan hệ tương quan phụ thuộc lẫn nhau. Các giải pháp đưa ra phải mang tính toàn diện có tính đến mối quan hệ giữa giáo dục với kinh tế và văn hóa - xã hội của từng khu vực, nhằm vào mục đích chung là thúc đẩy công tác hướng nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

+ Quan điểm hệ thống


Trung tâm Giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục không chính quy, có những đặc thù riêng khác với các đơn vị chuyên môn làm công tác giáo dục hướng nghiệp (trung tâm Kỹ thuật

tổng hợp - Hướng nghiệp). Do đó, khi xem xét, đánh giá hoạt động quản lý công tác hướng nghiệp phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhiệm vụ chung của đơn vị. Mặt khác, phải xem xét các trung tâm trong bối cảnh nó là một cơ sở giáo dục thực hiện những nhiệm vụ giáo dục nhất định, vì vậy, các giải pháp quản lý đưa ra phải đảm bảo tính khả thi, thúc đẩy hệ thống phát triển nhưng không làm mất đi tính ổn định.

- Các phương pháp cụ thể


+ Phương pháp phân tích tài liệu: được sử dụng để tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.

+ Phương pháp quan sát kết hợp nghiên cứu sản phẩm hoạt động


+ Phương pháp trò chuyện, trao đổi


+ Phương pháp điều tra bằng phiếu


+ Phương pháp toán học xử lý số liệu

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG BẬC TRUNG HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN‌


1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu‌


1.1.1. Tính tất yếu của công tác hướng nghiệp‌


Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới đã làm xuất hiện thêm ngày càng nhiều ngành nghề mới. Người lao động muốn làm việc được trong các ngành nghề này cần phải được đào tạo và có một số phẩm chất nhất định. Nếu việc tuyển chọn người để đào tạo không chú ý đúng mức tới các tiêu chuẩn phù hợp thi một số người ra làm nghề sẽ kém hiệu quả, số người bỏ nghề, chuyển nghề sẽ tăng lên, gây sự lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng lao động. Vì vậy, cần phải tiến hành các hoạt động để xác lập nên sự phù hợp nghề ở mỗi cá nhân và nhu cầu của các ngành nghề xã hội đang cần phát triển.

Mặt khác, một nền kinh tế muốn phát triển thì trước hết phải có một nguồn nhân lực có chất lượng với cơ cấu hợp lý. Muốn làm được điều này thì phải tiến hành hướng nghiệp cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu điều hòa được năng lực, nguyện vọng của từng người cho phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội thì mỗi cá nhân sẽ hứng thú và năng suất lao động sẽ tăng lên, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng đề ra. Nói cách khác, việc chọn nghề thích hợp chính là điểm gặp gỡ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Hướng nghiệp góp phần quan trọng vào việc thực hiện được nguyên lý giáo dục : "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội" [5, tr.8]. Nhà trường căn cứ vào năng lực, sở trường thực của từng em, vào yêu cầu phân công lao động xã hội của từng địa phương, hướng dẫn các em lựa chọn ngành nghề thì các em dễ yêu thích nghề, nhanh chóng tinh thông nghề nghiệp.

Với những lí do trên, công tác hướng nghiệp trở thành một tất yếu vừa có ý nghĩa kinh tế, xã hội, vừa có ý nghĩa nhân văn, là hoạt động điều hòa giữa năng lực, sở trường cá nhân và yêu cầu phân công lao động xã hội.

1.1.2. Công tác hưởng nghiệp ở một số nước trên Thế giới‌


Công tác hướng nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm từ những năm cuối thế kỷ XIX và trở thành vấn đề ngày càng cấp thiết.

Năm 1948, trước sự phát ừiển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, những người làm hướng nghiệp ở Pháp đã cho ra đời cuốn sách "Hướng dẫn chọn nghề" nhằm giúp đỡ thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp để sử dụng có hiệu quả năng lực lao động của thế hệ trẻ.

Sau đó, khi công nghệ đổi mới nhanh chóng, năng suất lao động ngày một tăng, lực lượng lao động giảm xuống, thợ thuyền trong một số nước tư bản bị thất nghiệp hàng loạt, đồng thời, máy móc thiết bị sản xuất ngày càng hiện đại và luôn được cải tiến đòi hỏi những người lao động có trình độ và năng lực phù hợp. Các chủ nhà máy và hầm mỏ chỉ tuyển thợ và nhân viên sau khi họ được giám định của các nhà chuyên môn hướng nghiệp. Các phòng hướng nghiệp với chức năng tư vấn chọn nghề đã được thành lập ở nhiều nước như: Anh, Pháp, Mỹ,... Người ta đã tiến hành trắc nghiệm để xác định khả năng thích ứng của con người với những đòi hỏi của nghề đang có nhu cầu tuyển dụng lao động. Công tác hướng nghiệp, dạy kỹ thuật công nghệ, dạy nghề ngày nay đang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực quan tâm:

Ở bang Victoria thuộc Austraulia, công nghệ là một trong tám lĩnh vực học tập then chốt của các trường Trung học cơ sở với các chủ đề chính về kinh tế, máy vi tính, công việc cơ khí, điện tử, dệt và công nghệ chế biến gỗ. Mỗi chủ đề có 7 mức độ (level) được bố trí giảng dạy ở các lớp tương ứng và thông qua đó để giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.

Ở Thái Lan, người ta rất coi trọng giáo dục về sự hứng thú và lòng yêu quý nghề nghiệp và hình thành năng lực lựa chọn nghề phù hợp với sở trường và hứng thú của cá nhân. Điều này được thực hiện thông qua các nội dung lựa chọn bắt buộc (Elective compulsories), các đơn vị học tập lựa chọn tự do (Free elective courses) của giáo dục nghề nghiệp (Vocational Education).

Ở một số nước khác như : Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Malaysia, Newzealand, nội dung hướng nghiệp và giáo dục công nghệ cũng rất được chú trọng. Tuy nhiên, nội dung này được đưa vào nhà trường cũng còn tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

1.1.3. Khái quát về công tác hướng nghiệp và quản lý công tác hướng nghiệp ở nước ta trong những năm qua‌

Ở nước ta, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông còn là vấn đề mới mẻ và mới chỉ được quan tâm tổ chức thực hiện từ năm 1981, sau khi Chủ tịch Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 126/CP (ngày 19/3/1981) "về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tốt nghiệp ra trường". Để triển khai thi hành quyết định này, ngày 17/11/1981 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 31/TT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, chỉ rõ vị trí và nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp, cách thức tổ chức thực hiện, quy định rõ cơ cấu bộ máy và phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường và các cấp quản lý giáo dục.

Trên cơ sở xác định rõ: đẩy mạnh hướng nghiệp cho thanh niên nói chung và học sinh phổ thông nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của định hướng phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra những quy định về việc triển khai các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở trường trung học theo các chương trình:

- Dạy kỹ thuật tổng hợp chương trình chính khóa 2 tiết/tuần (theo Quyết định 305/QĐ ngày 26/3/1986 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Dạy thực hành kỹ thuật hoặc lao động sản xuất 1 buổi = 3 tiết/tuần


- Sinh hoạt hướng nghiệp 1 buổi - 3 tiết/tháng


- Dạy nghề phổ thông theo chương trình tối thiểu 90 tiết cho học sinh Trung học cơ sở và 180 tiết cho học sinh Trung học phổ thông.

Số học sinh được học nghề phổ thông trong cả nước ngày càng tăng, việc dạy nghề phổ thông đã từng bước đi vào nề nếp. Một số học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông không có điều

kiện học lên nhưng bằng những kiến thức được ừang bị ương nhà trường đã trở thành những nhân tố tích cực, có khả năng tiếp thu những kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất ở địa phương, nhất là những vùng đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Năm học 2000-2001, cả nước có gần 300 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, 180 trung tâm Giáo dục thường xuyên và 3 trường trung cấp kỹ thuật tham gia hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông với số lượng học sinh tham gia học nghề là 732.413 em (415.107 học sinh Trung học cơ sở và 317.306 học sinh Trung học phổ thông), số học sinh tham gia thi nghề là 567.571 em (328.210 học sinh Trung học cơ sở và 239.243 học sinh Trung học phổ thông). [ 14, tr.11-12]

Năm học 2001-2002, cả nước đã phát triển thêm 10 trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thu hút 1.648.510 học sinh cuối cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tham gia học nghề phổ thông, đạt tỉ lệ 67,3% tổng số học sinh cuối cấp. [15, tr. 5]

Có thể nói công tác hướng nghiệp đã từng bước thực hiện nhiệm vụ phân luồng học sinh phổ thông, giúp các em có thể đi vào đời một cách thuận lợi với một số kỹ năng cơ bản đã được học tập.

Hướng nghiệp là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của thế hệ trẻ, vì vậy, đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các đề tài, công tình nghiên cứu của các tác giả: Phạm Tất Dong, Phạm Huy Thụ, Trần Trọng Thủy, Đặng Danh Ánh, Phan Thị Tố Oanh, Nguyễn Trọng Quế...phần lớn đi sâu vào nghiên cứu về xu hướng chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp, định hướng và tư vấn nghề hoặc một số vấn đề chung về công tác hướng nghiệp... Ngoài ra, còn một số bài tổng thu hoạch của một số Hiệu trưởng trường phổ thông về quản lý hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông tại các trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Tại thành phố Đà Nẵng, từ năm 1997 đến nay chức năng hướng nghiệp của các trung tâm Giáo dục Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp được giao cho các trung tâm Giáo dục thường xuyên vì thế vấn đề nghiên cứu về công tác hướng nghiệp và quản lý công tác này hầu như còn đang bị bỏ ngỏ. Đây cũng là một khó khăn khách quan trong quá trình tiếp cận vấn đề nghiên cứu.

1.2. Khái niệm về quản lý công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học tại trung tâm Giáo dục thường xuyên‌

1.2.1. Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông bậc Trung học‌


a. Khái niệm hướng nghiệp


Với ý nghĩa là sự định hướng nghề nghiệp, có nhiều khái niệm khác nhau về hướng nghiệp :

Theo từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998) thì hướng nghiệp được hiểu là "thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động" hoặc được hiểu với nghĩa "giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề".

Theo các nhà chuyên môn thì "giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục nhằm chuẩn bị cho học sinh sớm có ý thức chọn ngành nghề vừa phù hợp với nguyện vọng cá nhân vừa phù hợp với sự phân công lao động xã hội ngay từ khi còn học ở trường phổ thông" [11, tr.29].

Như vậy, giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục hướng nghiệp góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời cũng góp phần vào việc điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động trong xã hội.

Hướng nghiệp có thể được sơ đồ hóa như sau:


Sơ đồ 1 Sơ đồ quá trình hướng nghiệp 1


Sơ đồ 1: Sơ đồ quá trình hướng nghiệp

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí