Tiêu Chuẩn Và Điểm Đánh Giá Cơ Sở Giáo Dục Của Thái Lan

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo dục của Thái Lan



TT


CÁC CHUẨN

ĐIỂM TỐI ĐA

GHI CHÚ

1

Triết lý

25


2

Tổ chức và quản lý

45


3

Chương trình giáo dục và đào tạo

135


4

Đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên

95


5

Thư viện và các nguồn lực cho dạy học

25


6

Tài chính

50


7

Khuôn viên nhà trường và CSVC (công trình)

40


8

Xưởng thực hành, PTN, TB và vật liệu

60


9

Dịch vụ người học

35



TỔNG

500


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh - 3

Các điều kiện cơ sở hạ tầng của nhà trường: khuôn viên, CSVC và thư viện chiếm 125/500 tổng điểm chung [6, tr 312].

+ Country Report on Quality Assurance in Higher Education, Bangkok - Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của Malaysia với 6 chỉ số:

Bảng 1.2: Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của Malaysia


TT

CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ

TỈ LỆ ĐÁNH GIÁ

GHI CHÚ

1

Các thông tin chung về GD-ĐT

5%


2

Đội ngũ giáo viên

30%


3

Chương trình đào tạo

20%


4

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

20%


5

Hệ thống quản lý

15%


6

Kiểm tra - Đánh giá

10%



TỔNG

100%


Các điều kiện đảm bảo về CSVC cho công tác đào tạo chiếm 20% tổng điểm đánh giá chung [6, tr.313].

1.1.2. Ở Việt Nam

CSVC ở các trường phổ thông đã có nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đề cập đến, đồng thời các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm trong cả nước cũng quan tâm, thể hiện trên các văn bản, sách, tạp chí và những đề tài nghiên cứu khoa học. Có thể tạm chia ra làm hai giai đoạn:

a) Giai đoạn trước cuộc cải cách GD lần thứ ba (từ năm 1979 trở về trước)

Điều lệ trường Phổ thông 1976 đã nêu: Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện, nhà trường phải có kế hoạch cùng chính quyền địa phương từng bước xây dựng CSVC-KT cho nhà trường. Trước hết chính quyền cần giúp đỡ nhà trường phấn đấu xây dựng những CSVC-KT tối thiểu sau:

- Có đủ phòng học bàn ghế, bảng đen đúng quy cách.

- Có đủ sách giáo khoa dùng chung cho học sinh; có đủ tạp chí chuyên môn, sách báo tham khảo cần thiết để giúp GV làm tốt công tác giảng dạy và tự bồi dưỡng.

- Có tủ thí nghiệm và những thiết bị dạy học khác nhau theo tiêu chuẩn thiết bị thí nghiệm tối thiểu.

- Có xưởng trường, vườn trường, bãi tập và một số cơ sở thực hành khác đủ để thực hiện chương trình sinh vật, thể dục thể thao, kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp và lao động sản xuất.

- Có tủ đựng hồ sơ về hành chính và chuyên môn và những phương tiện làm việc tối thiểu khác.

- Nhà trường phải tổ chức tốt việc xây dựng bảo quản và sử dụng CSVC-KT.

- CSVC-KT của nhà trường chủ yếu phục vụ cho việc giáo dục và học tập. Không một cơ quan hay cá nhân nào được tự ý sử dụng CSVC-KT của nhà trường vào mục đích khác không trực tiếp phục vụ cho công tác giáo dục HS, kể cả trong thời gian nghỉ hè. Trường hợp đặc biệt, cơ quan, đoàn thể ở địa phương muốn sử dụng trường sở, phải được hiệu trưởng đồng ý.

- Chính quyền địa phương nơi trường đóng có trách nhiệm giúp đỡ nhà trường bảo quản CSVC-KT đã có.

Điều lệ trường Phổ thông 1979 nêu: Hiệu trưởng trường PT có nhiệm vụ:

- Có kế hoạch hàng năm bổ sung CSVC-KT của nhà trường để bảo đảm các nhiệm vụ giáo dục toàn diện HS.

- Quản lý toàn bộ thiết bị, tài sản, CSVC-KT đã có, vào việc giáo dục HS.

b) Giai đoạn từ cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (năm 1979) tới nay

Nghị quyết 14 về CCGD ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị Đảng CSVN đã khẳng định: Phải tăng cường CSVC-KT các trường học vì CSVC-KT của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp HS nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và rèn luyện thân thể… bảo đảm thực hiện tốt phương pháp giáo dục và đào tạo mới. Phối hợp những cố gắng đầu tư của Nhà nước với sự đóng góp của nhân dân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao động của thầy trò trong việc xây dựng trường sở, phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường, bổ sung thư viện, chế tạo và sửa chữa những thiết bị học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Cần ban hành những quy chế nhằm tổ chức sử dụng hợp lý những thiết bị. Đưa vào trường học những phương tiện kỹ thuật hiện đại, như máy ghi âm, điện ảnh, vô tuyến truyền hình và những phương tiện kỹ thuật nghe - nhìn khác. Đi đôi với xây dựng mới, cần tổ chức tốt việc bảo quản và sử dụng những CSVC-KT hiện có.

Điều lệ trường Trung học năm 2000 có một chương riêng biệt (chương VI - Điều 41 và 42) nói về trường sở bao gồm: địa điểm và các các khối công trình của trường trung học.

* Điều 41: Quy định về trường học

1. Địa điểm:

a. Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục.

b. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường, biển trường.

c. Tổng diện tích mặt bằng của trường tính theo đầu HS/1 ca học ít nhất phải đạt: 6m2/HS đối với thành phố, thị xã; 10m2/HS ngoại thành (ngoại thị) và vùng nông thôn.

2. Cơ cấu khối công trình:

- Khối phòng học, phòng học bộ môn;

- Khối phục vụ học tập;

- Khối phòng hành chính;

- Khu sân chơi bãi tập;

- Khu vệ sinh;

- Khu để xe.

* Điều 42: Quy định cụ thể cho các khối công trình

1. Phòng học, phòng học bộ môn

a. Phòng học

- Có đủ phòng học để học nhiều nhất hai ca trong một ngày;

- Phòng học được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ GD&ĐT;

- Phòng học có đủ bàn ghế HS, bàn ghế của GV, bảng viết.

b. Phòng học bộ môn

- Xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ GD&ĐT, có đủ thiết bị, máy móc, dụng cụ thực hành và bàn ghế theo quy cách riêng của từng môn học để thực hiện giờ học cho 45HS/ca.

- Có hệ thống tủ bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học, có hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước theo yêu cầu riêng của từng loại phòng.

2. Khối phục vụ học tập gồm: nhà tập đa năng, thư viện, phòng TBDH, phòng hoạt động Đoàn, phòng truyền thống.

3. Khối hành chính - quản trị gồm: phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng GV, phòng y tế học đường, nhà kho, phòng thường trực. Các phòng này phải được trang bị bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc.

4. Khu sân chơi, bãi tập:

Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích mặt bằng của trường: khu sân chơi có vườn hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn.

5. Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước.

a. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho GV và HS, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường.

b. Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo đúng quy định vệ sinh môi trường.

6. Khu để xe: bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh.

Nhìn chung, các văn bản pháp quy của Nhà nước dần dần đã định hình rõ nét về khái niệm, về các yêu cầu và các yếu tố cấu thành nên CSVC-KT. Tuy nhiên, có thể chia ra thành hai hướng nghiên cứu chính:

- Hướng thứ nhất là các nghiên cứu cơ bản mang tính lý luận nhằm xác định nội hàm của khái niệm CSVC, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và nội dung của CSVC là chủ yếu. Cụ thể có một số sách viết về tổ chức và quản lý CSVC của trường học như nhóm tác giả Trịnh Văn Ngân, Vũ Duy Thành, Mai Nhiệm, Phùng Đệ, Đặng Nhữ (năm 1982); của Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Hữu Thanh Bình (năm 1983); của Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn (năm 1987) và của Nguyễn Văn Lê và Đỗ Hữu Tài (năm 1996).

- Hướng thứ hai là một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn quản lý CSVC ở trường phổ thông mà tác giả là giáo viên, cán bộ quản lý trường PT.

Điểm qua hệ thống các nghiên cứu nói trên cho thấy các tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu cơ bản về CSVC-KT ở trường học, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng: các chuẩn thiết kế thích hợp, các yêu cầu tối thiểu, các quan điểm tư tưởng nhận thức về CSVC- KT trường học, quy trình tổ chức và đổi mới phương pháp quản lý CSVC-KT trường phổ thông.

Các nghiên cứu về quản lý CSVC-KT chưa được thực hiện nhiều, có chăng chỉ có một số đề tài nghiên cứu hay những bài báo nói về một bộ phận, một khía cạnh của CSVC-KT như: Thực hành ở trường phổ thông chỉ bằng lý

thuyết chia hai của tác giả Hồng Quân và Minh Quân đăng trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 18/9/2001; Bàn ghế học tập với phong cách công nghiệp của tác giả Thu Hà đăng trên báo Giáo dục và Thời đại ngày 22/4/2004; Những định hướng cơ bản cho việc xây dựng danh mục thiết bị dạy học trường Trung học phổ thông phân ban của tác giả Trần Đức Vượng đăng trên Tạp chí Trung tâm Khoa học Giáo dục số 107/2004; Quan niệm về hiệu quả trong giáo dục và hiệu quả sử dụng học liệu, phương tiện, TBGD của tác giả Đặng Thành Hưng. Có thể nói các nghiên cứu về quản lý CSVC ở trường phổ thông chưa được thực hiện nhiều, chính vì vậy trong điều kiện công tác của bản thân, chúng tôi thấy cần có sự nghiên cứu cơ bản về thực trạng quản lý CSVC ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC phục vụ cho việc dạy - học tại các trường THCS thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

1.2. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1. Quản lý

Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa gốc từ “Quản” là trông nom, “Lý” là sắp đặt lo liệu công việc, quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu lý luận quản lý.

* Theo Từ điển tiếng Việt do trung tâm Từ điển học biên soạn 1998, khái niệm quản lý được định nghĩa:

1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.

2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.

* Theo Frederick Winslow Taylor (1856 -1915) cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. Đây cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý [dẫn theo 11, tr.327].

* Theo Henry Fayol (1841-1925), là cha đẻ của thuyết quản lý hành chính quan niệm rằng: “Quản lý hành chính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [dẫn theo 3, tr.103]. Trong học thuyết quản lý của mình, ông đưa ra 5 chức năng cần thiết của một nhà quản lý:

1. Dự báo và lập kế hoạch;

2. Tổ chức thực hiện;

3. Điều khiển;

4. Phối hợp;

5. Kiểm tra.

* Theo Mary Parker Pollet (1868-1933) cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác”[dẫn theo 22, tr.39]. Tư tưởng quản lý của Follet gồm một số điểm dựa trên việc giải quyết mối quan hệ con người không phải bằng áp chế, thỏa hiệp mà bằng sự thống nhất. Các tư tưởng của Bà mở ra hướng tiếp cận và khai phá một số nội dung của thuyết quan hệ con người. Follet cho rằng, trong công việc quản lý, cần chú trọng tới những người lao động với toàn bộ đời sống của họ, bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm. Con người luôn gắn liền với nhau trong một tổ chức nhất định mà sự hòa hợp, thống nhất giữa họ sẽ tạo ra nền tảng của các tổ chức và trở thành động lực cho tổ chức phát triển và đó cũng là thực chất của quản lý.

* Theo Harold Koontz, được coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại, đã viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi tập thể là phải đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất'' [14].

* Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai quá trình “Quản” và “Lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “Quản” có nghĩa là duy trì và ổn định hệ, “Lý” có nghĩa là đổi mới hệ [1].

* Theo tác giả Phan Văn Kha quản lý được định nghĩa:

- Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và làm việc với con người.

- Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.

- Quản lý là vận dụng khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) kể cả nguồn nhân lực, để đạt đến những kết quả kỳ vọng.

- Quản lý là sự tác động của con người (cơ quan quản lý) đối với con người và tập thể người nhằm làm cho hệ thống quản lý hoạt động bình thường có hiệu lực giải quyết được các nhiệm vụ đề ra, là sự trông coi giữ gìn theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu và nhiệm vụ nhất định.

- Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển, hướng dẫn hành vi, quá trình xã hội để chúng phát triển hợp quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

- Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định.

* Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ thì: ''Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn'' [16].

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã đề ra.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí