Quản Lý Cơ Sở Hạ Tầng, Trang Thiết Bị Và Các Hoạt Động Hỗ Trợ Sv

Quản lý chất lượng đầu ra là một trong những khâu quan trọng phản ánh CLĐT, quản lý hoạt động đào tạo của trường đại học. Đào tạo ứng dụng, đáp ứng nhu cầu xã hội không thể được đo bằng thành tích hằng năm nhà trường tuyển được bao nhiêu SV hệ đại học, hệ Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ mà phải được đo đếm bằng việc SV ra trường có xin được việc làm hay không? Thậm chí, công việc SV đang làm có đúng với chuyên ngành được đào tạo trong trường đại học hay không? Các tổ chức sử dụng nhân sự phản hồi như thế nào về sản phẩm đào tạo của nhà trường? Họ còn yếu, thiếu kiến thức, kỹ năng gì? Trách nhiệm của trường đại học không thể chỉ đảm bảo công ăn, việc làm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường mà quên trách nhiệm đối với sản phẩm mình tạo ra và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Thực trạng đào tạo tràn lan, cơ sở giáo dục nào cũng phát triển đào tạo đa ngành. Các phương tiện truyền thông đăng tải thông tin về tỷ lệ SV ra trường “thất nghiệp” hoặc không tìm được việc làm phù hợp với ngành đào tạo trong khi các tổ chức sử dụng nhân sự kêu “khát” nhân sự chất lượng, thiếu nhiều nhân sự nhưng không tuyển dụng được… đã phản ánh phần nào thực trạng của việc buông lỏng chất lượng đầu ra của trường đại học. Nếu nhà trường không có thông tin phản hồi từ các tổ chức sử dụng nhân sự (sản phẩm tạo ra), sẽ khó có phương án điều chỉnh đề án tuyển sinh hàng năm và kế hoạch cải tiến CTĐT, phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của xã hội. Xem xét về QLCL đầu ra, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tìm hiểu thông qua các tiêu chí sau:

- Tỷ lệ sinh viên thôi học và tỷ lệ tốt nghiệp được xác định, giám sát và đối sánh, tìm hiểu nguyên nhân để cải tiến chất lượng

- Nhà trường có kênh tiếp nhận thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của SV sau khi tốt nghiệp.

- Nhà trường nắm chắc tỷ lệ SV tìm được việc làm trong vòng 1 năm kể từ khi tốt nghiệp trong 3 năm gần đây.

- Việc thu thập thông tin phản hồi từ các tổ chức sử dụng nhân sự đào tạo từ nhà trường được tổ chức định kỳ và có hệ thống.

2.3.2.4. Quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV

Cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập của SV có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo. Cơ sở vật chất và

trang thiết bị cần được trang bị phù hợp với mục tiêu của CTĐT và có mối liên hệ mật thiết với phương thức dạy - học và số lượng SV tham dự. Bên cạnh đó, các nguồn học liệu như máy tính, cổng thông tin điện tử, mạng Internet, giáo trình, tài liệu, phòng đọc, thư viện… cần được trang bị đầy đủ, ĐBCL và đảm bảo SV, cán bộ, giảng viên dễ dàng tiếp cận, khai thác tối đa công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, dịch vụ, và quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và cán bộ, GV của nhà trường. Bên cạnh đó, việc xây dựng môi trường, cảnh quan xanh, sạch đẹp cũng giúp thầy và trò có hứng thú hơn trong quá trình giảng dạy và học tập.

Hoạt động hỗ trợ SV nhằm gia tăng giá trị cho người học cũng là một trong những hoạt động được các trường đại học chú trọng. Trước yêu cầu, đòi hỏi của bên sử dụng lao động, buộc các cơ sở đào tạo đại học phải thay đổi phương thức đào tạo, từng bước gắn với nhu cầu xã hội và mang tính ứng dụng, giúp SV có nhiều cơ hội việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo sau khi tốt nghiệp. Để triển khai hiệu quả mục tiêu này, bên cạnh việc trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về một ngành học nào đó, trường đại học cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động kết nối SV với doanh nghiệp, tổ chức các cuộc thi học thuật, kết nối nhà đầu tư với các dự án, ý tưởng khởi nghiệp của SV, đào tạo thêm các kỹ năng mềm, triển khai các hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV trong quá trình học tập tại nhà trường.

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả xem xét hoạt động quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và các hoạt động hỗ trợ SV trong quá trình học tập trên các yếu tố sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy và học (diện tích giảng đường, bàn ghế, ánh sáng phòng học, quạt, máy chiếu,…) được trang bị và cập nhật để hỗ trợ hoạt động đào tạo và nghiên cứu;

- Thư viện, các nguồn học liệu được trang bị đầy đủ và cập nhật;

Quản lý chương trình đào tạo tại Học viện Ngân hàng theo hướng đảm bảo chất lượng - 8

- Hệ thống công nghệ thông tin, phòng Lab được trang bị đầy đủ và đáp ứng việc học tập, nghiên cứu;

- Các hoạt động tư vấn học tập được triển khai khoa học, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu SV;

- Các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi học thuật được tổ chức thường xuyên giúp SV cải thiện kỹ năng và nâng cao chất lượng học tập của SV;

- Nhà trường tổ chức các hỗ trợ khác như đi thực tế tại doanh nghiệp, thực tập tại các tổ chức phù hợp chuyên ngành đào tạo, hội chợ việc làm… nhằm tăng khả năng tìm được việc làm cho SV;

- Nhà trường luôn có chính sách động viên, khen thưởng SV nghèo vượt khó, có kết quả học tập xuất sắc, đạt các thành tích trong NCKH hoặc các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp…

2.3.2.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá sinh viên theo chuẩn đầu ra

Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV trong trường đại học là một khâu quan trọng trong đào tạo và trong công tác quản lý của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá giúp nhà trường thu thập được thông tin phản hồi để kịp thời có những biện pháp điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế [12]. Việc đánh giá kết quả học tập của SV một cách khách quan, chính xác, đảm bảo tính hệ thống và khoa học là một trong những vấn đề quan trọng buộc các nhà quản lý giáo dục quan tâm. Kết quả đánh giá, kiểm tra quá trình học tập của SV sẽ là động lực khích lệ sự nỗ lực trong học tập, thúc đẩy SV tìm tòi sáng tạo [19]. Đối với các cấp quản lý, việc kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của người học giúp các cán bộ QL giáo dục đánh giá một cách chính xác, khách quan chất lượng dạy và học của nhà trường [20]. Trên cơ sở đó, có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo kịp thời, khuyến khích và hổ trợ sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo [25]. Mặt khác, đánh giá quá trình học tập của SV là cơ sở để nhà trường xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ĐBCL, đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động [42].

Theo AUN-QA, kiểm tra, đánh giá SV là một trong những yếu tố quan trọng nhất của GDĐH. Kết quả đánh giá ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, nghề nghiệp tương lai của người học. Do đó, hoạt động kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện đảm bảo khoa học, chuyên nghiệp và đảm bảo kiến thức luôn cập nhật trong quá trình kiểm tra, đánh giá. AUN-QA chỉ ra quy trình đánh giá SV hiệu quả cần phải “được thiết kế để đo lường mức độ SV đạt được các kết quả học tập mong đợi; Phù hợp với mục đích đánh giá: thi đầu vào/thi xếp lớp, thi giữa kỳ hay cuối kỳ; có các tiêu chí chấm điểm rõ ràng và được công bố rộng rãi; Được thực hiện bởi chuyên gia hiểu rõ vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong tiến trình SV tích lũy các kiến thức và kỹ năng theo yêu

cầu của văn bằng; nếu có thể, không nên chỉ dựa vào đánh giá của một người; Quy định về thi cử cần đề cập tất cả các khả năng có thể xảy ra; Có quy định rõ ràng về việc vắng mặt, ốm đau của SV và các tình huống có thể giảm nhẹ khác; Đảm bảo việc đánh giá được tiến hành an toàn, phù hợp với các quy định của nhà trường; Có hoạt động thanh tra nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các quy trình kiểm tra, đánh giá; Sinh viên được thông báo về phương thức kiểm tra, đánh giá, các kỳ thi hay các hình thức đánh giá khác, các yêu cầu của nhà trường đối với SV và các tiêu chí đánh giá được sử dụng” [57, tr. 36-37].

Từ những phân tích trên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xem xét quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của SV trên các khía cạnh sau:

- Lấy ý kiến phản hồi từ người học (theo định kỳ) về hoạt động giảng dạy của giảng viên và các dịch vụ hỗ trợ người học.

- Xây dựng, triển khai hệ thống theo dõi sự tiến bộ của người học (tiếp tục học, ngừng học, thôi học, tỉ lệ tốt nghiệp/bỏ học).

- Nhà trường tổ chức lấy ý kiến phản hồi đối với SV chuẩn bị tốt nghiệp về chất lượng đào tạo của khóa học.

- Quy trình, kế hoạch kiểm tra, đánh giá SV theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đánh giá năng lực của SV và ĐBCL đào tạo.

- Thông tin về hoạt động kiểm tra, đánh giá được thông báo công khai và phổ biến đến SV (các mốc thời gian; phương pháp kiểm tra, đánh giá; tỉ lệ phân bổ điểm; bảng tiêu chí đánh giá và thang điểm).

- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên có độ giá trị, độ tin cậy và đảm bảo sự công bằng.

- Thông tin phản hồi kết quả kiểm tra, đánh giá được gửi kịp thời, đúng theo quy định của CTĐT.

- Có quy trình khiếu nại về kết quả kiểm tra, đánh giá để SV dễ dàng tiếp cận và thực hiện khi có nhu cầu

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chương trình đào tạo trong trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng

Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài này, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tác giả khẳng định có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT theo hướng ĐBCL trong các cơ sở GDĐH tại Việt Nam nói chung và tại HVNH nói riêng. Với thực tiễn trong hoạt động QLĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, tác giả xác định có 04 nhân tố ảnh hưởng sau.

2 4 1 Quy ịn của Bộ G áo d c và Đào tạo

Có thể nói trong những năm gần đây, BGD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến nâng cao chất lượng trong giáo dục, đào tạo và đặc biệt là bậc đào tạo đại học. Chương trình đào tạo là một trong các yếu tố quan trọng quyết định CLĐT của bậc học nào đó. Theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp luật hiện hành, các cơ sở GDĐH được tự chủ trong việc xây dựng nội dung CTĐT ngoài những môn học bắt buộc như các môn lý luận chính trị và giáo dục quốc phòng, an ninh.Với khung thời gian đào tạo mới thực sự là cơ hội lớn để các trường có thể xây dựng CTĐT theo hướng rút ngắn thời gian đào tạo, đặc biệt là các CTĐT theo định hướng ứng dụng. Các trường có thể lựa chọn hướng rút ngắn thời gian đào tạo, thông qua việc xây dựng các môn học tích hợp và tăng cường các chương trình thực tế tại doanh nghiệp. Về phía người học có cơ hội giảm thời gian học tập và qua đó sẽ giảm chi phí cho cá nhân, tăng hiệu quả sử dụng lao động cho xã hội. Chương trình đào tạo được tinh gọn sẽ tạo cơ hội cho cả thầy và trò tăng cường ứng dụng công nghệ trong dạy và học, giờ tự học, tự nghiên cứu của SV sẽ tăng lên, giờ giảng trực tiếp của giảng viên trên lớp giảm đi đáng kể. Với việc áp dụng công nghệ mới trong giảng dạy cùng sự hỗ trợ của phương tiện công nghệ thông tin, SV không nhất thiết phải có mặt trên giảng đường toàn thời gian như hiện nay. Tuy nhiên, tại thời điểm này, khung CTĐT mà BGD&ĐT ban hành làm giảm đi tính tự chủ CTĐT trong trường đại học. Bên cạnh đó, các cơ sở GDĐH ở Việt Nam hiện nay gần như chủ yếu tập trung cho công tác đánh giá ngoài và KĐCL cơ sở đào tạo chưa chú trọng đến kiểm định CTĐT. Theo hướng dẫn của BGD&ĐT thì tất cả cơ sở GDĐH cần đăng ký KĐCL trường và đến năm 2020, có tối thiểu 10% CTĐT được KĐCL. Tuy nhiên, để GDĐH từng bước đáp ứng yêu cầu

trong khu vực và hội nhập quốc tế, việc kiểm định CTĐT trong mỗi bậc học trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng từ các quy định của BGD&ĐT đến việc QLĐT theo hướng ĐBCL tại HVNH, nhất là chương trình đào tạo cử nhân các ngành học của hệ đào tạo chính quy tại HVNH, tác giả xem xét trên các khía cạnh sau:

- Hướng dẫn cụ thể về tỉ lệ tín chỉ giữa các học phần cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành

- Khung CTĐT áp dụng cho các trường đại học công lập

- Sự chú trọng giám sát, thúc đẩy đánh giá chất lượng CTĐT trong trường đại học

- Biện pháp kiểm tra, giám sát kịp thời chất lượng CTĐT đại học

- Phê duyệt đề án tuyển sinh đầu vào gắn với nhu cầu nhân lực của xã hội.

2.4.2. Tầm n ìn/ c ến lược của Ban lãn ạo n à trườn

Chiến lược chuyển đổi từ trường đại học đơn ngành sang đa ngành, đào tạo, nghiên cứu mang tính ứng dụng từng bước đáp ứng tiêu chuẩn trong khu vực và hội nhập quốc tế, HVNH liên tục nâng cao chất lượng để cạnh tranh thu hút SV giỏi, từ việc đổi mới CTĐT, phát triển NCKH đến cập nhật thường xuyên nội dung, phương pháp giảng dạy để tạo ra những thế hệ SV mới thích nghi với môi trường và yêu cầu công việc trong nền kinh tế số. Đặc biệt, trong thời gian ngắn, các trường sẽ chuyển đổi sang mô hình tự chủ, trong xu thế đó, quyền của nhà trường được mở rộng nhưng đi kèm với tự chủ là tự chịu trách nhiệm. Tập thể lãnh đạo nhà trường phải thực sự sáng suốt, có định hướng, chiến lược rõ ràng, hiệu quả, đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tìm kiếm các nguồn lực để đảm bảo cho hoạt động của nhà trường. Chương trình đào tạo không sát với yêu cầu thực tế và yêu cầu của doanh nghiệp nên vẫn còn tình trạng SV sau khi tốt nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động phải đào tạo lại gây lãng phí về nhân lực và tài chính.

Chính vì vậy, các trường cần cập nhật, đổi mới CTĐT gắn với yêu cầu từ thực tiễn, từ doanh nghiệp. Cùng với đó cần kết hợp với doanh nghiệp trong đào tạo và NCKH; tăng cường thực hành, thực tập tại trường và doanh nghiệp cho SV. Tự chủ đại học cho phép các trường được tự xác định mục tiêu và cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân

sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở GDĐH. Điều đó cho phép các trường phát huy được thế mạnh nguồn lực cũng như thuận lợi hơn trong triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH, tổ chức nhân sự và đầu tư cơ sở vật chất. Trước bối cảnh này, Ban lãnh đạo có biện pháp thúc đẩy nâng cao nhận thức và vai trò của giảng viên, cán bộ hỗ trợ đào tạo trong QLĐT theo hướng ĐBCL và có những quyết sách quyết liệt mang tính chiến lược khuyến khích phát triển tài năng. Đặc biệt, muốn QLCL đào tạo theo tiêu chuẩn trong khu vực và trên thế giới nhà trường có kênh tiếp nhận thông tin phản hồi khách quan từ SV sau khi tốt nghiệp và từ các tổ chức sử dụng nhân sự để cải tiến CTĐT đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của các tổ chức sử dụng nhân sự.

- Ban Lãnh đạo luôn lắng nghe cán bộ, GV bày tỏ suy nghĩ về CTĐT, các nguồn lực, cơ sở vật chất, các quy trình, chính sách… hỗ trợ đào tạo ĐBCL, phải đầu tư kênh khảo sát chính thức và công khai tỷ lệ SV có việc làm sau khi tốt nghiệp, phải chịu trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm của mình với XH. Từ những phân tích trên, trong nghiên cứu này, tác giả tập trung NC các biểu hiện của yếu tố này như sau:

- Sự chú trọng hoàn thiện các tiêu chí kiểm định chất lượng CTĐT

- Triển khai các HĐ nâng cao chất lượng CTĐT mang tính liên tục và hệ thống

- Có giải pháp quyết liệt thể hiện sự cam kết, quyết tâm trong cải tiến chất lượng CTĐT

- Triển khai quyết liệt xây dựng CTĐT gắn với yêu cầu thực tiễn

- Chỉ đạo xây dựng được kênh tiếp nhận thông tin phản hồi khách quan từ SV sau tốt nghiệp và từ các tổ chức sử dụng nhân sự đào tạo tại HVNH.

2.4.3. Vai trò của lãn ạo các k oa c uy n n àn

Trong quản lý đào tạo theo hướng ĐBCL không thể không nhắc đến vai trò của Ban Lãnh đạo các khoa chuyên ngành. Đây là lực lượng nòng cốt trong xây dựng CTĐT đáp ứng chuẩn trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, Ban lãnh đạo các khoa, bộ môn chuyên ngành có vai trò rất quan trọng, là trung gian biến ý tưởng, chiến lược của Ban Lãnh đạo Học viện đến các giảng viên, giúp họ thấm nhuần vai trò, trách nhiệm cải tiến chất lượng đào tạo SV khoa chuyên ngành. Vì lẽ đó, kế hoạch triển khai cụ thể, hiệu quả hay không, có đúng với chiến lược, định hướng phát triển của nhà

trường hay không phụ thuộc vào quan điểm của Ban lãnh đạo các khoa chuyên ngành. Việc tạo điều kiện, khuyến khích nhân viên, tạo cơ hội cho giảng viên phát huy tài năng, năng lực chuyên môn, tạo động lực cho họ tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy và năng lực sử dụng ngoại ngữ là một trong những việc làm quan trong phải được Ban Lãnh đạo các khoa chuyên ngành chú trọng hàng đầu. Phân công GV giảng dạy môn học đúng với chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo và xây dựng phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc một cách khoa học, công khai, minh bạch tạo động lực để phát triển GV, tạo điều kiện, ghi nhận và khuyến khích giảng viên NCKH, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước, ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy, khuyến khích giảng viên luôn đổi mới phương pháp pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn là thể hiện vai trò quan trọng của Ban lãnh đạo các khoa chuyên ngành trong việc ghi nhận và tạo hứng thú làm việc cho giảng viên các khoa chuyên ngành, góp phần cùng với nhà trường cải tiến CLĐT.

Tác giả xem xét các biểu hiện của yếu tố quan điểm của Ban Lãnh đạo các khoa chuyên ngành trên các khía cạnh sau:

- Vấn đề tạo điều kiện để giảng viên phát huy năng lực chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực ngoại ngữ

- Phân công giảng viên giảng dạy môn học đúng với chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo

- Cách tính KPI/kết quả thi đua của khoa tạo động lực để phát triển GV.

- Tổ chức nhiều hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, đổi mới phương pháp đào tạo, gắn đào tạo với thực tiễn.

- Tạo điều kiện, khuyến khích giảng viên NCKH, tham gia các hội thảo trong và ngoài nước, ứng dụng kết quả nghiên cứu trong giảng dạy

- Tỉ trọng giờ giảng trên định mức của giảng viên hợp lý.

2.4.4. N ận t c của cán bộ, ản v n

Bên cạnh các yếu tố trên, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu giáo dục khẳng định, quan điểm nhận thức của cán bộ, giảng viên trong các cơ sở GDĐH có ảnh hưởng rất lớn đến CLĐT của nhà trường. Yếu kém rõ rệt nhất là nội dung CTĐT không được cập nhật và sáng tạo bởi vì đào tạo tách rời với NCKH của thầy và trò.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022