Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG
Hát Iếu giao duyên của dân tộc Tày Bắc Quang - Hà Giang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong tổng thể văn hóa dân gian của đồng bào. Nó phản ánh một cách phong phú, sinh động đời sống tinh thần, phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian của họ. Qua Hát Iếu chúng ta còn thấy được hiện thực đời sống của đồng bào được tái hiện, đặc biệt là tình yêu lứa đôi với nhiều sắc thái tâm trạng được diễn tả và khắc họa. Cùng với thời gian, cuộc sống sinh hoạt và lao động của mình, Hát Iếu ngày càng được chắt lọc tinh tuý, tồn tại một cách bền bỉ mãnh liệt trong tâm hồn của những người con yêu quê hương bản sắc của dân tộc mình. Sức hấp dẫn của Hát Iếu không chỉ ở nội dung, chức năng của những bài ca mà còn ở giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Để thấy được điều đó chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của Hát Iếu. Cụ thể đó là:
3.1. Thể thơ trong Hát Iếu.
3.1.1. Thể thơ tự do
Hát Iếu là khúc ca giao duyên của các chàng trai cô gái Tày Bắc Quang trong tình yêu thuở ban đầu với nhiều cung bậc, cảm xúc, tâm trạng khác nhau. Có lẽ đây chính là một phần tạo nên hình thức thơ của Hát Iếu.
Thể thơ - phần lời của Hát Iếu chủ yếu được sáng tác theo thể tự do, các lời ca của Hát Iếu dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nội dung cũng như hình thức của bài hát. Số từ trong một dòng thơ thường không theo một quy định nào, ví dụ như:
Chiồm bióoc vằn căn đạ chiồm giá Củ tin oóc bển ta
Nhang kha oóc bển thông
Mông hăn nặm mênh mông lai láng Củ pác vàn pi táng bản khảm lừa
Có thể bạn quan tâm!
- Hát Iếu Là Những Lời Bày Tỏ Cách Ứng Xử Trong Tình Yêu, Ca Ngợi Cuộc Sống.
- Hát Iếu Là Những Lời Ca Ngợi Cuộc Sống, Thiên Nhiên Gần Gũi Giàu Đẹp.
- Hát Iếu Là Những Lời Ca Ngợi Cuộc Sống Hòa Bình, Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội.
- Biện Pháp Điệp Ngữ Tu Từ (Công Thức Trùng Điệp)
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Hát Iếu Là Thời Gian Hiện Tại.
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Hát Iếu Là Thời Gian Hiện Thực.
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
Củ pác vàn pi au lừa mà tỏn noọng khình châm khảm sử. (Xem hoa hai ta đã xem rồi
Đưa chân ra bến nước Bước chân ra bờ sông
Trông thấy nước mênh mông lai láng Cất lời nhờ anh khác bản sang thuyền
Nhờ anh lấy thuyền về đón em khình châm sang sứ).
[8.Tr. 44]
Trong bài Hát Iếu “Sang sông” trên chúng ta thấy có dòng 7 âm tiết, có dòng 5 âm tiết, 8 âm tiết, dòng cuối lại có tới 13 âm tiết. Điều đáng chú ý ở đây dù số dòng thơ không có sự hạn chế hay quy định về số lượng âm tiết nhưng đều có lối hiệp vần, điệp từ réo rắt, linh hoạt, sinh động ở các vị trí khác nhau trong cùng một bài hát. Chúng ta có thể thấy lối bắt vần linh hoạt, réo rắt với những hình ảnh vô cùng sinh động hấp dẫn trong lời ca Iếu ở bài hát trên:
Chiồm bióoc vằn căn đạ chiồm giá Củ tin oóc bển ta
Nhangkhaoóc bển thông
Mông hăn nặm mênh mông lai láng Củ pác vàn pi táng bản khảm lừa
Củ pác vàn pi au lừa mà tỏn noọng khình châm khảm sử.
Lối bắt vần tự do lúc ở đầu câu, giữa câu, lúc ở cuối câu được Hát Iếu sử dụng với mức độ đậm đặc trong nhiều lời ca như vậy:
Chiồm tàng là vằn căn chồim giá Củ pác tham minh láy
Ngoáy nả tham minh màng
Pi khào bang tham minh noọng…
(Ngắm đường là cùng nhau ngắm mãi Cất giọng hỏi người làng
Ngoảnh mặt hỏi cô nàng Anh xin hỏi mình noọng)
[40. Tr.23]
Cách bắt vần này tạo nên nhịp điệu linh hoạt, thông thoáng cho lời ca Iếu, cũng nhờ vậy mà khi tiếng hát vang lên chúng ta cảm nhận được nhịp điệu tha thiết được láy đi láy lại, lúc khoan thai dìu dặt, lúc trầm bổng ngân vang. Như vậy lối thơ tự do trong Hát Iếu tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ với người thưởng thức và người cảm nhận giai điệu dân ca của dân tộc Tày
Đặc biệt hơn là âm tiết cuối ở các câu thường “trái dấu nhau ” về thanh điệu bằng / trắc: Pi cạy ái kin miằu lai thắng
Lac mần lai lắm khổn thương
Pi củng ái quá nặm pế khảu mường Nặm pế pay lai lồng khốn páo
Pi củng chăư kin miằu luồm đởi Lo phua noọng lội khuổi mà hăn Pi củng chăư kin miằu luồm thông
Lo phua noọng lập thông mà pióng. (Anh cũng muốn ăn nhiều trầu
Rễ trầu nhiều nên khá thương
Anh cũng muốn qua nước quản vào mường Nước to quay nhiều xuống khó khăn
Anh cũng muốn ăn trầu chung với Lo chồng em lội suối đến gặp
Anh cũng muốn ăn nhiều trầu chung túi Lo chồng em lội suối đến kịp).
[5.Tr.30]
Sự đối lập nhau về thanh điệu bằng trắc ở âm tiết cuối câu trên với câu dưới không phải là sự ngẫu nhiên mà đó là quy định, song quy định này cũng không phải hoàn toàn là nghiêm ngặt mà đôi lúc giữa hai câu thơ trong bài thơ vẫn có sự trùng lặp thanh điệu, trường hợp này ít khi xảy ra hơn. Tuy nhiên khi hát người ta có thể hát biến thanh điệu để lời hát ngân được dài hơn và có sự dàn trải xa hơn. Chẳng hạn như âm tiết cuối câu 1 là thanh bằng “va”, lại trùng với âm tiết cuối câu 2 - thanh bằng là “đu”, nhưng khi hát người ta có thể hát biến thanh cho phù hợp với giai điệu của Iếu từ “đu” thành “đú” Âm tiết cuối của các câu sau cũng sẽ được hát biến thanh như vậy cho đến khi kết thúc lời ca. Trong thể thơ tự do với lối đối lập về thanh điệu như vậy trong lời ca Iếu đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ cao trong nghệ thuật ca hát của người Tày địa phương:
Piặc mì thửa chuổn hua lồng va Thửa pạt bá lồng đu
Phung muàu kéng kéng phông thư lồng tỏn Chúp nọi chúp cóp đăm hăư mà
Lang khằm chúp cóp đón hăư mà Nhị phóng dú táng tông hăư mà (Thoáng thấy áo đội đầu đến cùng áo vắt vai xuống gặp
Trầu cau với phong thư ra đón Nón nhỏ nón vành đen đâu tới)
[40.Tr. 15]
Sự không gò bó, không hạn định về độ ngắn dài của lời ca trong thể thơ tự do đã đáp ứng được nhu cầu trong việc diễn đạt cảm xúc của người hát. Đặc biệt trong đời sống hiện thực vô cùng phong phú việc tự do hát những bài Hát Iếu cũng dễ dàng với không khí diễn xướng trong sinh hoạt ca hát của họ. Mỗi lời Hát Iếu đều có thể diễn tả một tâm trạng, một tình huống, một hoàn cảnh,
đôi khi là cả câu chuyện chất chứa nỗi niềm, những cung bậc tình cảm phong phú đa dạng của con người trong các mối quan hệ xã hội.
3.1.2. Thể thơ thất ngôn.
Thơ thất ngôn là thể thơ khá phổ biến của nhiều dân tộc khác nhau. Người Trung Quốc có thể thơ thất ngôn cổ phong hay thất ngôn luật Đường. Khác với cách gieo vần trong thơ Trung Quốc chỉ gieo vần chân và thường là độc vận, trong thơ Tiếng Việt truyền thống có thể thơ song thất lục bát, hai câu bảy chữ cộng với những câu lục bát. Lời ca trong Hát Iếu có những bài được tổ chức dưới dạng thơ thất ngôn (7 chữ). Thể thơ bảy chữ hay còn gọi là “thất thất lưu thuỷ” của người Tày là thể thơ mỗi câu có bảy âm tiết, chữ thứ năm câu dưới vần với chữ thứ bảy câu trên và cứ như thế cho đến hết một bài. Lượng thơ đó đều đặn lặp lại với với số lượng không hạn định và cũng không phối hợp với nhau thành các khổ như song thất lục bát của tiếng Việt. Hát Iếu sử dụng thể thơ thất ngôn tạo nên sự linh hoạt trong việc kể, miêu tả và bộc lộ nội tâm.
Điều đáng chú ý ở đây là cũng giống như thể thơ tự do thanh điệu của tiếng thứ 7 câu trên phải trái thanh với tiếng thứ 7 của câu dưới thì khi hát âm hưởng mới ngân dài, có độ dàn trải, xoáy sâu vào tâm trạng của người nghe cũng như người hát. Khi một từ được đặt vào vị trí bắt buộc mà không có thanh điệu phù hợp thì từ (âm tiết) đó khi hát lên phải biến thanh thì lời ca mới đúng với giọng của điệu hát. Ví dụ bài hát Iếu “Trách” sau ở cuối câu một là thanh bằng, câu hai phải là thanh trắc, câu ba thanh bằng, câu bốn lại là thanh trắc. Cứ như vậy các thanh điệu trong bài thơ có sự đối lập nhau như vậy cho đến hết bài hát.
Piúc cuổi lăng mí chọn đin đăm
B
Au Phua lăng mí giằng đẳư toọng
T
Giờ nay chắng mà phoọng đởi là
B
Mơ hăư kết bạn va đảy khói.
T
(Trồng chuối sao không chọn đất đen Lấy chồng sao không nhằm trong bụng Bây giờ mới than thở với ta
Bao giờ kết bạn hoa cho khỏi).
[8.Tr. 61]
Cấu trúc thanh điệu và vần trong Hát Iếu thường được lặp lại trong cả bài hát, đáng chú ý là vị trí thứ 5 và thứ 7 trong cùng một câu thường là trái nhau về thanh điệu bằng / trắc, giữa hai câu thơ liền nhau, các âm tiết thứ 5 và thứ 7 cũng trái dấu thanh điệu và hơn nữa âm tiết cuối của câu trước hiệp vần với âm tiết thứ 5 của câu tiếp theo, vì vậy mà các âm tiết đó có cùng thanh điệu bằng / trắc. Nhờ cách phân bố và tổ chức về vần và thanh điệu như vậy mà các câu thơ trong Hát Iếu có sự lặp lại, biến đổi và nối tiếp nhau như một dòng chảy vô tận. Chúng ta có thể nhận thấy cách hiệp vần, hiệp thanh trong bài ca sau:
Thử nhất phạ lồm luông lắn piáu Thử thong tằư tua táu lăng kho Thử tham tằư nộc só khò lài
Thử thí tằư nu vai hang bióc Thử hả tằư tua looc kẻm đeng
Thử sốc tằư chặng kèn pác thiểm Thử chất tằư nộc yểng pích đăm Thử pét tằư ca khằm píc đáng Thử cảu tằư tua báng pảng kheo Thử thíp tằư tua mèo nả lại Thoong thinh làu chê quải mí au Củ tin khửn pù khau lỉn kiếu.
( Thứ nhất gió bão to bẫy bụt Thứ nhì trúng con rùa mai khum Thứ ba trúng con chim cổ vằn Thứ tư trúng chuột rừng đuôi hoa Thứ năm trúng con sóc má đỏ
Thứ sáu trúng “chặng kèn” mồm nhọn Thứ bảy trúng chim yểng cánh đenn Thứ tám trúng con quạ cánh đốm
Thứ chín trúng sóc bay bụng xanh Thứ mười trúng con mèo mặt dữ Hai ta chê quái gở không thềm Cất bước lên núi rừng xem ghẹo).
[8. Tr.40]
Về cách ngắt nhịp của thể thơ thất ngôn trong Hát Iếu thông thường là 3/4, song đây không phải là quy tắc bắt buộc mà có thể linh hoạt, biến đổi. Đó có thể là nhịp 2/5, hay 2/3/2…Ví dụ như cách ngắt nhịp trong một số câu Iếu sau:
Tứn chạu / phạ lung núm / lung khao Thinh hăư / pân lùa chào / là tứn Tứn tứn / noọng tăm bưa liệng nộc Tứn tứn / noọng tăm bưa liệng én… (Tinh mơ trời tang tảng sáng trong Đời ai là nàng dâu thì dậy
Dậy đi em giã bột chăn chim Dậy đi em rây bột nuôi én).
[8.Tr. 54]
Cách ngắt nhịp như vậy chính là yếu tố tạo nên tính linh hoạt, sự hấp dẫn của các lời ca trong những câu Hát Iếu giao duyên của dân ca Tày nói chung và
Hát Iếu nói riêng của Bắc Quang. Có thể khẳng định rằng với thể thơ thất ngôn này mà người Tày đã tạo riêng cho mình một nét riêng trong nghệ thuật sáng tạo thơ ca của dân tộc. Thể thơ này vừa có thể dung nạp ngôn ngữ đời thường, mộc mạc, dung dị, chân thực, lại vừa có thể diễn tả được mọi tư tưởng, tình cảm với nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau bằng hình thức giàu hình ảnh, nhạc điệu của cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của tình yêu lứa đôi.
Nếu để ý, chúng ta thấy trong lời ca Iếu bằng tiếng Tày không hề sử dụng một từ nào thanh điệu thứ 5 (dấu ngã) trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt. Đây cũng là một nét riêng biệt thuộc về ngôn ngữ Tày địa phương.
Đối với người Tày nói chung, Lượn là tiếng nói của tâm tư tình cảm, là nỗi lòng của người cất tiếng hát giao duyên. Với người Tày Bắc Quang cũng vậy, những lời ca trong Hát Iếu được coi là một phương tiện giao tiếp đặc biệt. Ngay từ thuở bé thơ họ đã được nghe Hát Iếu, lớn lên trong lời ca của Iếu và đến tuổi trưởng thành tiếng Iếu chính là “nguồn vốn” vô cùng quan trọng trong giao tiếp, trong cách ứng xử của các chàng trai, cô gái. Nhờ nó mà họ thể hiện được sự tài tình, khôn khéo, giỏi giang của mình trước đối tượng và nó cũng chính là phương tiện để họ có thể giãi bày tâm tư, tình cảm của mình. Trong thực tế cuộc sống giao tiếp của người Tày, Hát Iếu trở thành một truyền thống tiếp khách từ nơi khác tới hay trong những ngày hội, đám cưới, đám xin…Do vậy mà khi xét đến phương diện ngôn ngữ của lời Hát Iếu chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là thứ ngôn ngữ được bắt nguồn từ đời sống nhưng có thể coi đó là thứ ngôn ngữ cao hơn ngôn ngữ thông thường. Bởi lẽ rằng trong quá trình sáng tác lời Hát Iếu họ đã dùng ngay lời ăn tiếng nói trong cuộc sống sinh hoạt giao tiếp hằng ngày làm chất liệu chủ yếu. Cũng nhờ vậy mà Hát Iếu mang nhiều sắc thái biểu cảm, phong phú và đa dạng hơn
3.2. Các biện pháp tu từ sử dụng trong Hát Iếu.
3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh