Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng:

Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá năng lực dạy học của giáo viên thực hành 21

Bảng 1.2. Xếp loại NLDTH của GVDN 22

Bảng 2.1. Đối tượng và địa bàn khảo sát 34

Bảng 2.2. Thực trạng trình độ chuyên môn của GV các TTGDNN Bắc Kạn 36

Bảng 2.3. Thực trạng nghiệp vụ sư phạm của giáo viên các cơ sở GDNN tỉnh Bắc Kạn 36

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và tự đánh giá của GV về thực trạng năng lực dạy thực hành nghề của đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh

Bắc Kạn 39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảng 2.5. Thực trạng bồi dưỡng GVTH trong 5 năm (2013 - 2017) 40

Bảng 2.6. Thực trạng về các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 41

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn - 2

Bảng 2.7. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 44

Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 47

Bảng 2.9. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy thực hành

cho GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 53

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 57

Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 61

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 88

Biểu đồ:

Biểu đồ 2.1. Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ GV các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 58

Biểu đồ 2.2. Kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn 61

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” tiếp tục khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra; Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 đã thể chế mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu, tập trung giải quyết nhiều khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học... và đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển đội ngũ giáo viên.

Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của người học. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy học. Hiện nay, để tuyển chọn người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) hoặc xuất khẩu lao động, người tuyển dụng đánh giá nhân cách (năng lực, phẩm chất) đối tượng chủ yếu dựa vào năng lực thực hành nghề nghiệp và các hiểu biết xã hội mà cụ thể là kiểm tra thực tế người đó làm được gì, hiểu biết ra sao qua các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp do nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hơn là kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ. Để người học có năng lực thực hành nghề nghiệp thực sự, có nhiều yếu tố tác động, trong đó yếu tố năng lực hướng dẫn thực hành của người thầy đóng vai trò quan trọng. Vì

vậy trong quá trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề trước hết phải nâng cao năng lực dạy học (NLDH) cho đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN). Đây được xem như một khâu chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, một chiến lược về đầu tư phát triển con người (người thầy) hiện đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.

Qua khảo sát thực tế đội ngũ giáo viên tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ GVDN chủ yếu được tuyển dụng từ một số nguồn khác nhau như: từ công nhân kỹ thuật bậc cao; từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật; từ cán bộ, công nhân tốt nghiệp hệ đại học, cao đẳng kỹ thuật...được bồi dưỡng các năng lực cần thiết để làm GVDN. Tuy nhiên, những GVDN này còn thiếu và yếu về NLDTHN. Việc bồi dưỡng NLDTHN cho giáo viên được tuyển dụng từ các nguồn nêu trên chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Xuất phát từ những lý do trên, học viên chọn vấn đề “Quản lý Bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của mình.

2. Mục đích của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành và thực trạng bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVDN ở các TTGDNN Bắc Kạn, đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho GVDN các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn.

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý BDNL dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề tại các TTGDNN.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.

- Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho giáo viên dạy nghề tại các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDTH cho đội ngũ giáo viên dạy thực hành nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn của Giám đốc Sở Lao động Thương binh xã hội.

- Thời gian nghiên cứu: Nguồn số liệu của luận văn chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo liên quan đến hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2013 -2017. Số liệu điều tra khảo sát trong năm học 2017 - 2018.

- Khách thể nghiên cứu: Tiến hành điều tra, khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên dạy nghề ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu và văn bản, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra trên đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn.

- Phương pháp quan sát sư phạm: Tìm hiểu những điều kiện bồi dưỡng NLDTH ở các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDTH qua các báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, của các các TTGDNN tỉnh Bắc Kạn.

- Phương pháp tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác quản lý bồi dưỡng NLDTH.

6.3. Các phương pháp bổ trợ

Phương pháp sử dụng thống kê toán học:

- Xử lý các thông tin số liệu điều tra và nghiên cứu các hồ sơ thống kê.

- Thiết kế bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị bằng các phần mềm Word, Excel…

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài Danh mục chữ viết tắt, phần Mở đầu, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Luận văn gồm 03 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề ở các TTGDNN.

Chương 2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn.

Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành cho giáo viên dạy nghề các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY THỰC HÀNH CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Tại Liên Xô (cũ) đã có công trình nghiên cứu của Xukhômlinxki: “Tâm lý học nghề nghiệp” (1972) [32] đề cập đến một số vấn đề về tâm lý trong dạy sản xuất; công trình nghiên cứu của Ia. Batưxep và X.A Sapôrinxki: “Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” (1982) [33] được các giáo viên, các nhà quản lý giáo dục, các hướng dẫn viên thực tập tại nhà máy rất quan tâm, công trình đề cập một cách toàn diện, hệ thống đến tất cả các vấn đề của khoa học giáo dục nghề nghiệp của Liên Xô.

Tác giả Petros Kefalas và các cộng sự (2003) trong “Quality assuarance procedures” nghiên cứu về quản lý chất lượng trong đào tạo, theo đó đề xuất quản lý chất lượng đào tạo bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng về chương trình học tập, đội ngũ giáo viên, khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, phản hồi từ học sinh và sự hỗ trợ từ các bên liên quan [31].

Tác giả Tian Ye (Trung Quốc) đề cập đến chương trình phát triển NLTH cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề ở Bắc Kinh. Đây là một dự án đặc biệt của chính quyền địa phương nhằm mục đích cải thiện việc giảng dạy ở bậc chuyên nghiệp. Trong đó, năng lực thực hành sư phạm của giảng viên được đặc biệt quan tâm. Ủy ban giáo dục thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) và Sở tài chính hợp tác tiến hành các dự án từ năm 2007 đến năm 2010. Chương trình phát triển NLTH bao gồm chín nội dung cần thực hiện, bao gồm: đào tạo tại chức, xây dựng đội ngũ giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng giảng viên trợ giảng,… Chương trình được tiến hành trong tất cả các trường đào tạo kỹ thuật - dạy nghề ở Bắc Kinh để nâng cao chất lượng và phát triển giáo dục và đào tạo nghề [29].

Tác giả Richard I.Arends (1998) với nghiên cứu “Học để dạy” đề cập nhiều vấn đề dạy và học, lấy giáo viên là trung tâm, đặc biệt là đổi mới cách dạy học lấy học sinh làm trung tâm, do đó đòi hỏi giáo viên cần nâng cao năng lực nghề nghiệp cần phải có năng lực chuyên biệt vận dụng để dạy học “Learning to teach” [30]..

Báo cáo “Improving Technical Education and Vocational Training Strategies for Asia” (2004) của ngân hàng phát triển châu Á ADB năm 2004 cung cấp các phân tích về quá trình phát triển kinh tế, và sự thay đổi của cấu trúc của thị trường lao động. Từ đó đặt ra các yêu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển kinh tế. Báo cáo đã phân tích cụ thể các giai đoạn phát triển kinh tế và yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo tương ứng; Cơ sở lý thuyết; Xu hướng phát triển kĩ năng; Thể chế xây dựng mô hình kĩ năng... cho người lao động [24].

Gunnar Specht và Clemens Aipperpach (2009) “Vai trò của doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý dạy nghề ở Việt Nam - Thực trạng và những chính sách cần thiết” đã đưa ra cái nhìn tổng quan về các điều kiện khung để khối doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề; xác định những tiềm năng và hạn chế của việc tiếp tục phát triển thị trường đào tạo khu vực tư nhân; nâng cao hiểu biết về phạm vi, đặc điểm, hạn chế và tiềm năng của các cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó đề tài nghiên cứu tổng quan về những hình thức hợp tác trong dạy nghề hiện nay và phân tích sự tham gia của khu vực doanh nghiệp trong quản lý dạy nghề. Nghiên cứu nhấn mạnh đến việc đào tạo các kỹ năng thực hành phù hợp với nơi làm việc và việc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với các đơn vị sử dụng lao động để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường, các chương trình hợp tác đào tạo hợp tác sẽ được thiết kế phù hợp với khung trình độ quốc gia, các tiêu chuẩn nghề nghiệp và chương trình khung tương ứng [28].

Ấn phẩm “Linking vocational training with the enterprises - Asian Perspectives” năm 2009 của nhóm tác giả từ nhiều quốc gia châu Á đã phân

tích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với giáo dục - đào tạo ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và các kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa các bên liên quan trong đào tạo nghề. Trong đó đáng chú ý là mô hình hệ thống 2 + 1 (2 + 1 system) của Hàn Quốc; các mô hình “Hợp tác lẫn nhau giữa doanh nghiệp và trường học”, “Mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng”, “mô hình kết hợp trường học - nhà máy”, “Mô hình hợp tác quốc tế”... của Trung Quốc; mô hình hợp tác đào tạo nghề ở Thái Lan.. Các mô hình này được phát triển phù hợp với tình hình thực tế của mỗi quốc gia, cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm cho phát triển đào tạo gắn với doanh nghiệp tại Việt Nam [26].

Báo cáo “Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy” năm 2014 nhấn mạnh bản chất việc làm trong nền kinh tế hiện đại sẽ thay đổi theo hướng coi trọng chất lượng lao động hơn. Hiện nay, các đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam có nhu cầu ngày càng cao về nhân lực kỹ thuật có đủ các kỹ năng, nhận thức, thái độ làm việc. Lực lượng lao động có kỹ năng có ý nghĩa trọng tâm đối với tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế. Thông qua phân tích báo cáo chỉ ra khuôn khổ phát triển kỹ năng cho Việt Nam gồm: Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học thông qua phát triển giáo dục mầm non; xây dựng nền tảng nhận thức và hành vi trong giáo dục phổ thông và Phát triển kỹ năng kỹ thuật phù hợp với công việc thông qua một hệ thống được kết nối tốt hơn giữa người sử dụng lao động, sinh viên và các trường Đại học và Dạy nghề [27].

1.1.2. Những công tình nghiên cứu ở trong nước

Trong những năm qua, việc nghiên cứu năng lực đội ngũ GVDN đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lý luận và thực tiễn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. đó là:

Năm 1991, tác giả Trần Khánh Đức biên soạn tài liệu “Mô hình bồi dưỡng giáo viên dạy nghề” trên cơ sở nghiên cứu kỹ năng cần có cho hoạt động giảng dạy của người giáo viên [8].

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí