Những Yêu Cầu Mới Đặt Ra Đối Với Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Thcs

hướng phát triền năng lực, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục. Giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Có thể nói, giáo viên vừa là những người trực tiếp hình thành nên trình độ năng lực cũng chính là những người tác động đến nhân cách con người. Bởi vậy, giáo viên vừa phải đảm bảo trình độ chuyên môn và những kỹ năng mềm trong công tác giảng dạy. Vậy những năng lực cần có của giáo viên là gì?

Bản thân mỗi giáo viên sẽ cần chuẩn bị và đáp ứng hai yêu cầu về năng lực cơ bản đó là yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm, về trình độ chuyên môn và yêu cầu về kỹ năng mềm sử dụng trong dạy học. Mô hình năng lực của người giáo viên bao gồm: Năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực đánh giá và năng lực đổi mới. Trong đó, năng lực dạy học được coi là năng lực chuyên biệt quan trọng nhất. Muốn thực hiện được nhiệm vụ tổ chức, dẫn dắt người học tiếp thu kiến thức mới, giáo viên phải có năng lực về giảng dạy, là những chuyên gia về dạy học.

Xuất phát từ những yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra cho bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THCS một số vấn đề cần nghiên cứu sau đây:

- Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hình thức và phương pháp bồi dưỡng NLDH cho GV THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLDH cho GV THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.3.2.2. Những yêu cầu mới đặt ra đối với quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên là một hoạt động quản lý của nhà quản lý. Đứng trước xu thế đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ và những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới thì hoạt động quản lí của nhà quản lý cũng cần có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn. Để đạt được mục đích nhà quản lý cần xác định và triển khai các nhiệm vụ quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS, các nhiệm vụ đó bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ GV và CBQL về tầm quan trọng và sự cần thiết của bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Đánh giá năng lực, xác định nhu cầu, mục tiêu đào tạo bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 5

- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Đa dạng hóa cách thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xuất phát từ những phân tích, lý giải nêu trên theo chúng tôi những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra đối với quản lý bồi dưỡng năng lực DH cho GV THCS bao gồm:

- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

1.4. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở

Việc bồi dưỡng năng lực dạy học cần phải hướng tới mục tiêu cơ bản, đó là: Bồi dưỡng năng lực dạy học là để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức, trang bị, bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.

Trên cơ sở tư tưởng lãnh đạo của Đảng phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam, bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là vấn đề rất quan trọng trong mỗi nhà trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng. Thực hiện tốt hoạt động này giúp GV:

- Hiểu được và vận dụng được quan điểm đổi mới của Đảng vào thực tế công tác giảng dạy; Nhận thức rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong các hoạt động giáo dục;

- Có năng lực DH tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

Quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực DH cho giáo viên THCS sẽ giúp nhà quản lý có đội ngũ GV vững vàng về chuyên môn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, có khả năng đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn tới; giúp nhà quản lý dự báo được nhu cầu về việc phải tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của GV để có sự tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Quản lý tốt bồi dưỡng năng lực DH cho giáo viên THCS sẽ giúp nhà quản lý chủ động trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch, huy động các nguồn lực phục vụ công việc bồi dưỡng cho từng năm học; lựa chọn được các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của đội ngũ GV và tình hình thực tế của đơn vị để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao.

1.4.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở

Để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cần nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới giáo viên cần có được các năng lực dạy học sau:

- Năng lực dạy học tích hợp.

- Năng lực dạy học phân hóa.

- Năng lực dạy học theo giáo dục Stem.

- Năng lực dạy học thông qua trải nghiệm.

- Năng lực phát triển chương trình môn học.

- Năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Năng lực sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học là trang bị tiếp những kiến thức đã được đào tạo trước đây, cập nhật và bồi dưỡng thêm những tri thức mới, kỹ năng và phương pháp dạy học mới nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra trong giai đoạn mới với các yêu cầu mới. Vì vậy, nội dung phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cho giáo viên.

- Bồi dưỡng về kỹ năng giảng dạy.

- Bồi dưỡng về việc quản lý lớp học trong quá trình dạy của giáo viên.

- Bồi dưỡng về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách công bằng, khách quan.

- Phát triển năng lực sư phạm, năng lực dạy học và giáo dục học sinh, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, những nội dung cơ bản của chương trình phổ thông mới, sách giáo khoa mới, tăng cường kỹ năng để ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm tăng hiệu quả giảng dạy. Bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp bộ môn, tích hợp liên môn, hội giảng thường xuyên nhằm rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hướng dẫn GV tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục, đúc kết kinh nghiệm giáo dục.

- Các nhà quản lý cần hiểu rõ đặc điểm lao động sư phạm đặc thù của người GV: vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội. Phương tiện lao động của người GV, một loại công cụ đặc biệt, là phẩm chất nhân cách và trí tuệ của chính họ. Trong quá trình lao động, GV phải sử dụng những tri thức cùng phong cách mẫu mực của mình tác động lên tình cảm, trí tuệ của HS nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống thực tiễn và làm cơ sở để tiếp cận với sự đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2018. Do đó, nội dung bồi dưỡng năng lực giáo viên phải toàn diện như yêu cầu GV, phải có "đủ đức, đủ tài".

1.4.3. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở

Thường có các hình thức sau đây:

- Bồi dưỡng online.

- Bồi dưỡng tại chỗ: Là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường nơi GV đang công tác.

- Bồi dưỡng tập trung: Tổ chức bồi dưỡng theo khóa hay theo từng đợt, từng chu kỳ tại các trường sư phạm hay các cơ sở BDGV.

- Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các giáo trình, tài liệu hoặc các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ.

- Ngoài những hình thức trên, hiện nay phương thức tự bồi dưỡng đang được đề cao. Việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm thực hiện phương châm "học thường xuyên, học suốt đời" là chiến lược mang tính toàn cầu đang được Liên Hợp Quốc phát động.

- Bồi dưỡng là loại hình của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học, yếu tố nội lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Nhưng nếu chỉ biết học thôi thì chưa đủ, mà phải biết cùng học với nhau. Trong bồi dưỡng việc tự bồi dưỡng sẽ phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ chức và có sự tác động đúng hướng của quản lý. Bồi dưỡng tập trung chỉ có hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải trên cơ sở ý thức tự giác và tự bồi dưỡng của người học.

1.4.4. Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở

Phương pháp bồi dưỡng phải là phương pháp dạy học cho người lớn, là những người đã có phương pháp sư phạm, nên phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp. Phương pháp dạy học gồm các phương pháp sau:

- Phương Pháp Bồi dưỡng trực tiếp.

- Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp.

- Phương pháp bồi dưỡng giao việc.

- Phương pháp phân công giáo viên giỏi giúp đỡ giáo viên mới.

- Phương pháp bồi dưỡng theo kế hoạch các khóa học.

- Phương pháp bồi dưỡng tập huấn tập trung.

- Phương pháp bồi dưỡng thường xuyên.

- Phương pháp bồi dưỡng trực tuyến online.

- Phương pháp bồi dưỡng thông qua các hoạt động trải nghiệm.

Nên nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin. Hiện nay, khai thác những tiến bộ của khoa học công nghệ trong công tác bồi dưỡng đang được khuyến khích.

1.4.5. Kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở

Kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu khi tiến hành việc bồi dưỡng năng lực. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Chính nhờ kiểm tra mà người lãnh đạo kịp thời phát hiện những mặt yếu để điều chỉnh, những mặt mạnh để khuyến khích phát huy.

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ đã nêu: "Mục đích đánh giá là làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên". Hoạt động quản lý có đạt hiệu quả hay không là phụ thuộc vào hoạt động nêu trên. Hiệu trưởng và GV phải căn cứ vào cơ sở khoa học, chuẩn hóa, đánh giá chính xác khách quan kết quả thì mới biết được thực chất trình độ năng lực dạy học. Từ đó mỗi người mới có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với mục tiêu của kế hoạch.

Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rằng mục đích cuối cùng của kiểm tra đánh giá là giúp GV khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm mạnh. Để làm được điều đó thì theo Thông tư 39/2013/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT: "Thanh tra không chỉ dừng lại ở đánh giá chính xác, khách quan mà còn có nhiệm vụ tư vấn cho giáo viên, chỉ ra những biện pháp cải thiện chất lượng". Nên tránh vì cả nể, cảm tính mà đánh giá không đúng thực chất thì sẽ làm cho người được đánh giá không thấy được những tồn tại thực của mình để điều chỉnh, điều đó sẽ làm giảm tính thi đua trong GV, dễ gây chán nản cho những GV giỏi tích cực.

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên thông qua bài thu hoạch sau mỗi đợt bồi dưỡng, thông qua việc kiểm tra hồ sơ giáo viên, việc sinh hoạt chuyên môn của Tổ, nhóm. Đặc biệt lãnh đạo nhà trường kiểm tra giáo án và dự giờ xem giáo viên áp dụng như thế nào để qua đó đánh giá năng lực dạy học của giáo viên.

- Ngoài công tác kiểm tra của Sở GD, Phòng GD&ĐT sẽ tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác đổi mới 2 lần/học kỳ thông qua kiểm tra hồ sơ CM, thanh

kiểm tra hoạt động sư phạm, kiểm tra đột xuất các tiết dạy, kiểm tra chuyên đề, kết quả kiểm tra và so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp.

- Tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra thường xuyên hằng tháng và báo cáo kết quả cho lãnh đạo nhà trường tại các buổi họp liên tịch.

- Tăng cường công tác dự giờ, góp ý về các biện pháp đổi mới PPDH và KTĐG. Tiến hành kiểm tra công tác tổ chức kiểm tra chung, coi thi, chấm bài của giáo viên.

- Kiểm tra việc đánh giá, xếp loại học sinh của giáo viên vào cuối mỗi học kỳ.

- Cuối học kỳ, cuối mỗi năm học tổ chức sơ kết, tổng kết việc triển khai kế hoạch nhằm điều chỉnh những hạn chế, phát huy những điểm mạnh trong thời gian tới.

- Kết quả kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực, đổi mới PPDH- KTĐG theo định hướng phát triển năng lực là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại giáo viên vào cuối năm học.

1.5. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1. Chủ thể quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

1.5.1.1. Phòng GD&ĐT trong quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo thông tư 11/2015/TTLT-BGD-BNV ngày 29/5/2015 liên bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ quy định: “Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo với chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học thì việc quản lý trực tiếp các trường THCS nói chung và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới của các nhà trường là nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

1.5.1.2. Hiệu trưởng trường THCS trong quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Hiệu trưởng trương THCS là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND huyện

ra Quyết định bổ nhiệm trong nhiệm kỳ 5 năm đối với trường THCS công lập, thuộc quyền quản lý của Huyện.

Theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Hiệu trưởng trường THCS quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí