Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BD

: Bồi dưỡng

BDGV

: Bồi dưỡng giáo viên

BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

DHTH

: Dạy học tích hợp

ĐNGV

: Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GV

: Giáo viên

HĐNGLL

: Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HS

: Học sinh

PPDT

: Phương pháp dạy học

QLGD

: Quản lý giáo dục

TBDH

: Thiết bị dạy học

THCS

: Trung học cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh năm học 2019-2020 37

Bảng 2.2. Quy mô phát triển trường lớp, học sinh cấp THCS 37

Bảng 2.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL, GV cấp THCS 38

Bảng 2.4. Mẫu khảo sát 39

Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về năng lực dạy học tích hợp của GV các trường THCS huyện Lục Nam 42

Bảng 2.6. Đánh giá của của CBQL về dạy học tích hợp của GV các trường THCS huyện Lục Nam 43

Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về năng lực dạy học phân hóa của GV các trường THCS huyện Lục Nam 45

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về năng lực dạy học phân hóa của GV các trường THCS huyện Lục Nam 47

Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về năng lực dạy học theo giáo dục stem của GV các trường THCS huyện Lục Nam 48

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL về năng lực dạy học theo giáo dục stem của GV

các trường THCS huyện Lục Nam 49

Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên về năng lực dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm của GV các trường THCS huyện Lục Nam 50

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về năng lực dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm của GV các trường THCS huyện Lục Nam 51

Bảng 2.13. Đánh giá của giáo viên về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học của GV các

trường THCS huyện Lục Nam 52

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực người học của giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 53

Bảng 2.15. Đánh giá của giáo viên về năng lực phát triển chương trình môn học

của GV các trường THCS huyện Lục Nam 55

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL về năng lực phát triển chương trình của GV các trường THCS huyện Lục Nam 56

Bảng 2.17. Đánh giá của giáo viên về năng lực sử dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học của GV các trường THCS huyện Lục Nam 57

Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL về năng lực sử sụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học của GV các trường THCS huyện Lục Nam 57

Bảng 2.19. Đánh giá của giáo viên về mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 59

Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL về mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 60

Bảng 2.21. Đánh giá của giáo viên về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 62

Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL về nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 63

Bảng 2.23. Đánh giá của giáo viên về các phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 64

Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL về phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 65

Bảng 2.25. Đánh giá của giáo viên về các hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 66

Bảng 2.26. Đánh giá của CBQL về hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 67

Bảng 2.27. Đánh giá của giáo viên về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng

lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 68

Bảng 2.28. Đánh giá của CBQL về kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng

lực dạy học cho giáo viên các trường THCS huyện Lục Nam 69

Bảng 2.29. Đánh giá của giáo viên về thực trạng lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS 70

Bảng 2.30. Đánh giá của CBQL về thực trạng lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS 71

Bảng 2.31. Đánh giá của giáo viên về tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS 72

Bảng 2.32. Đánh giá của CBQL về tổ chức thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS 73

Bảng 2.33. Đánh giá của giáo viên về công tác chỉ đạo bồi dưỡng dạy học cho giáo viên các trường THCS 74

ix

Bảng 2.34. Đánh giá của CBQL về công tác chỉ đạo quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THCS 75



Bảng 2.35. Đánh giá của giáo viên về kiểm tra đánh giá quản lý bồi dưỡng năng

lực dạy học cho giáo viên các trường THCS 76

Bảng 2.36. Đánh giá của CBQL về kiểm tra đánh giá quản lý bồi dưỡng năng

lực dạy học cho giáo viên các trường THCS 77

Bảng 2.37. Kết quả điều tra các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới 79

Bảng 2.38. Kết quả điều tra các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới 81

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp 104

x

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp 105


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp 104

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp 106

Hình:

Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý 11

Sơ đồ 1.2. Quan hệ các chức năng quản lý 12


vi

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3. Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Các xu thế chuyển đổi của thời đại như: toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển… đang tác động ngày càng mạnh mẽ lên giáo dục, làm thay đổi nhận thức về giáo dục.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.

Phải thấy rằng sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Giáo dục cùng với KH-CN là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH-KT và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hóa. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu".

Nghị quyết số: 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục một lần nữa nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục đào tạo đồng thời cũng xác định rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông trong bối cảnh mới là "nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống". Mục tiêu của giáo dục hiện nay cũng như bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội là giáo dục học sinh toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mĩ và kỹ năng cơ bản của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là tạo ra những con người hữu ích cho xã hội, những con người và thế hệ có tư cách đạo đức, có kiến thức và kỹ năng, những con người có sức khỏe, tinh thần học tập cầu tiến, tính năng động sáng tạo trong công việc. Trong công cuộc này, vị trí người thầy rất quan trong, người thầy không chỉ cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là người truyền ngọn lửa đam mê sáng tạo, khơi dậy những tài

năng, gieo mầm các giá trị đạo đức của xã hội cho các thế hệ tương lai. Đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói: "Không có thầy thì không có giáo dục". Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục [1].

Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nói riêng, đội ngũ giáo viên THCS hiện nay còn hạn chế ở năng lực dạy học, phối hợp với các lực lượng giáo dục, tìm hiểu đối tượng và nhất là giải quyết vấn đề. Một số CBQL, giáo viên chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học trong hoạt động dạy học, chưa chú ý đến việc dạy tri thức khoa học trong hoạt động dạy học, chưa chú ý đến việc dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Theo quy định trong Thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, số: 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì năng lực dạy học nằm trong hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông… là một bộ phận cấu thành nên Chuẩn nghề nghiệp. Vì vậy trước yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ GV cần được đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, bảo đảm đủ các năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ [10].

Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [51].

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục.

Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa hiện hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc phục; nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong nước và quốc tế; triển khai nghiên cứu, thử nghiệm một số đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; tổ chức tập huấn về lí luận và kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Trước khi ban hành chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia tư vấn quốc tế và công bố dự thảo chương trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã được các Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông xem xét, đánh giá và thông qua.

Theo Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là "Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại [11].

Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Với những lý do trên, bản thân là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy vấn đề quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS cần thiết phải được đặt ra nghiên cứu một cách nghiêm túc, theo một hệ thống khoa học. Vì vậy tác giả chọn đề tài: Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Là đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 18/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí