Những Quan Điểm Cơ Bản Nhằm Đẩy Nhanh Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế Tri Thức Ở Việt Nam Hiện Nay

73

Một vấn đề khác là tâm lý khoa cử còn nặng nề trong xã hội, hiện tượng chạy theo bằng cấp, coi bằng cấp là mục tiêu mà không coi trọng việc bồi dưỡng nhân cách, kỹ năng còn khá phổ biến.

Trong những năm qua, số học sinh trung học chuyên nghiệp và công nhân học nghề giảm mạnh, trong khi số sinh viên cao đẳng, đại học lại có mức tăng nhanh và kết quả là đội ngũ công nhân lành nghề vô cùng thiếu, trong khi cử nhân, kỹ sư lại rất thừa. Cơ cấu nguồn nhân lực mà hệ thống giáo dục đào tạo cung cấp không phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa thiết lập được hệ thống đánh giá nghiêm túc, buông lỏng quản lý giáo dục, hiện tượng chạy theo thành tích ở rất nhiều nơi…Trong việc dạy và học còn tồn tại nhiều tiêu cực dai dẳng bị xã hội lên án mà chưa khắc phục được.

Nguồn gốc sâu xa của những bất cập trên liên quan đến nhiều yếu tố như: Môi trường xã hội, thể chế, công tác tổ chức cán bộ…Nếu không có sự đánh giá, sử dụng, đãi ngộ đúng thì sẽ không có động lực khuyến khích người học ra sức học tập.

Nhiều cơ quan, doanh nghiệp tuy tuyển chọn người rất chặt chẽ nhưng khi tuyển xong thì thiếu chế độ đánh giá, sàng lọc, đãi ngộ theo sự cống hiến và năng lực. Có lẽ một nguyên nhân rất lớn là chừng nào xã hội chưa đánh giá đúng và trọng dụng người tài thì chưa tạo động lực cho người học.

Ngoài giáo dục - đào tạo thì một nguyên nhân chủ quan làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam còn chậm là do Việt Nam chưa tạo ra được một môi trường xã hội thuận lợi.

Mức độ sẵn sàng của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế tri thức còn thấp. Như khung khổ pháp lý và thể chế của Việt Nam để phát triền kinh tế một cách ổn định và bền vững còn ở mức trung bình. Khu vực dịch vụ công còn yếu, hoạt động chưa hiệu quả. Mức độ đổi mới công nghệ kém. Các

74

doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ còn đang sử dụng các công nghệ lạc hậu trong sản xuất, thiếu các nguồn lực cũng như chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp này đổi mới công nghệ. Các chương trình đổi mới và chuyển giao công nghệ mặc dù đã chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông trong các năm gần đây phát triển nhanh nhưng nhìn chung các bước phát triển kinh tế mới chỉ có được ở các thành phố lớn. Hạ tầng cơ sở về truyền thông và công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, dịch vụ, giá cả,

Tất cả những điều đó là rào cản cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.‌‌

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 10

CHƯƠNG 3

NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP

CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Phát triển nhanh và bền vững

Tư tưởng “phát triển bền vững” hiện nay đã được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận. Hội đồng Thế giới về môi trường và phát triển (WCED) đã định nghĩa phát triển bền vững là “sự đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của những kế hoạch mai sau”.

Muốn xây dựng một môi trường kinh tế - sinh thái phát triển bền vững, chúng ta phải xây dựng một xã hội bền vững.

75

Xã hội bền vững là một xã hội biết kết hợp hài hòa việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường. Đây là điều quan trọng đối với mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại.

Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế giới, đang đứng trước nhiều vấn đề cấp bách về môi trường. Tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, hải sản đang bị suy thoái. Nhiều giống cây, con quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không khí, đất, nước ở nhiều vùng đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng. Hậu quả kéo dài của chiến tranh như chất độc dioxin tiếp tục gây tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường.

Tháng 12 năm 1990, Chính phủ Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã tổ chức Hội thảo quốc tế về môi trường và phát triển ở Việt Nam. Theo đó, một Kế hoạch hành động quốc gia (NAP) đã được đề xuất nhằm ứng phó với những thách thức về môi trường ở Việt Nam. Phát triển bền vững là phương hướng cơ bản mà chiến lược và kế hoạch hành động đã kiến nghị.

Theo chiến lược và kế hoạch hành động thì phát triển bền vững ở Việt Nam có những mục đích sau:

- Thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của toàn thể nhân dân Việt Nam thuộc thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau bằng việc quản lý hợp lý tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người của đất nước.

- Xác định, hình thành các chính sách, kế hoạch hành động, cấu trúc các thể chế nhằm đảm bảo việc duy trì tính bền lâu của tài nguyên thiên nhiên sẽ được gắn bó với mọi mặt của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Vấn đề cần đặt ra là tính khả thi và hiện thực của phát triển bền vững trên toàn thế giới và Việt Nam.

Việt Nam là một nước đang phát triển nên đứng trước những thách thức về phát triển kinh tế mà tính cấp bách cũng không kém những thách thức về môi trường.

76

Với lịch sử gần 100 năm thống trị của chủ nghĩa thực dân và nhiều thập kỷ bị chiến tranh tàn phá đã đưa Việt Nam vào tình trạng chậm phát triển. Về kinh tế, mức sống thấp, yếu kém về khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như khu vực.

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới, phá bỏ phương thức quản lý kinh tế - xã hội kế hoạch hóa tập trung để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Nên một nhu cầu tất yếu để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam chắc chắn phải tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhằm gia tốc quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, khuyến khích xuất khẩu, mở cửa hợp tác kinh tế với bên ngoài. Những sự gia tốc và tăng cường này rõ ràng là cần thiết cho nhu cầu cấp bách về phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân, nhưng không thể phù hợp một cách dễ dàng với nguyên tắc phát triển bền vững.

Chính vì những nguyên nhân đó, nên để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, chúng ta cần phải áp dụng các cách thức mới vừa đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường như:

- Lựa chọn và phát triển những công nghệ thích hợp cho nông nghiệp và thủ công nghiệp. Đó là các công nghệ tiêu tốn ít năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo được của mặt trời, gió, thủy lực, thủy triều, sử dụng các vật liệu tái tạo được, tái chế được các phế thải, phụ phẩm của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Nguồn nước được sử dụng nhiều lần từ dùng để uống, đun nấu, rửa đến tưới vườn, ruộng. Năng lượng mặt trời được dùng để phơi, sấy, năng lượng thủy triều được dùng để tưới tiêu…

- Tạo lập những giá trị văn hóa đề cao sự tôn trọng lao động sản xuất, tiết kiệm trong tiêu thụ và sử dụng tài nguyên, né tránh những hành động can thiệp vào cân bằng và hài hòa của tự nhiên.

77

- Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tạo nên sức mạnh cộng đồng nhằm bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ công ích như phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

Với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đề cao khó khăn vất vả của người lao động: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” và tinh thần Phật giáo cấm sát sinh, sẽ là nền tảng quan trọng để chúng ta tin tưởng rằng: Phát triển bền vững lâu dài hoàn toàn có thể áp dụng thành công ở Việt Nam.

3.1.2. Kết hợp truyền thống với hiện đại, tạo đột phá ở những ngành trọng điểm có sức lan tỏa thực sự

Việt Nam có một hệ thống các làng nghề truyền thống rất đa dạng, phong phú, là tri thức, kinh nghiệm từ hàng nghìn đời truyền lại như: Làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xá, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ…

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, sự kết hợp tri thức truyền thống của các ngành, các làng nghề, các công nghệ truyền thống cùng với tri thức hiện đại, cách quản lý mới, một tư duy mới nhằm nâng yếu tố truyền thống lên một tầm cao mới, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Điều đó sẽ giải quyết cả vấn đề việc làm.

Giải quyết tận dụng lao động bằng cách đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, mơ rộng sản xuất. Như trong một doanh nghiệp, một quá trình sản xuất, sử dụng thủ công ở những khâu phụ trợ không ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản xuất (vận chuyển, sắp xếp, đóng gói…).

Chú trọng phát triển những ngành công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, đưa nhanh công nghệ thông tin và các công nghệ cao khác phù hợp vào các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp để tạo động lực lan tỏa.

78

Đầu tư thích đáng phát triển những ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp bổ trợ, phát triển mạnh kết cấu hạ tầng gắn với phát triển có hiệu quả các ngành lớn, then chốt.

Nhanh chóng chuyển một bộ phận đáng kể lao động từ các ngành năng suất thấp sang các ngành năng suất cao gắn với phát triển các ngành, các lĩnh vực mũi nhọn và có sức cạnh tranh cao, đem lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.

3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ cơ hội về vốn, công nghệ và thị trường thế giới, đi nhanh vào kinh tế tri thức

Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu mang tính khách quan do các nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân khách quan

Do sự tác động của xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa.

Do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

Do xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển.

- Nguyên nhân chủ quan:

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, trên thế giới không một quốc gia nào có đủ tất cả các nguồn lực.

Do tất cả các nước đều không muốn mình bị tụt hậu quá xa trong quá trình phát triển nền kinh tế.

Chính vì lẽ đó mà ngài Kofi Anan - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã nhận xét : “Những người thua cuộc thực sự trong một thế giới còn rất bất bình đẳng ngày nay không phải là những người đã phải đối mặt quá nhiều với toàn cầu hóa mà là những người bị gạt ra lề của quá trình ấy”.(Kofi Anan, Tổng thư ký liên hợp quốc : Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001: Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người: Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, tr 22)

79

Việt Nam từ lâu cũng đã xác định tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một hiện thực khách quan, không thể bỏ qua. Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích dân tộc, bản sắc văn hóa và định hướng xã hội chủ nghĩa, không bỏ lỡ thời cơ song phải chủ động về lộ trình, khắc phục, hạn chế các mặt bất lợi.

Việt Nam luôn củng cố, tăng cường mở rộng các mối quan hệ song phương, đa phương tin cậy, đặc biệt với các nước trong khu vực ASEAN, phấn đấu đến cuối năm 2006 chuẩn bị đủ các điều kiện để hội nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chủ động gắn chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với phát triển kinh tế tri thức, tham gia tích cực vào hệ thống phân công lao động quốc tế, dùng các chính sách ưu đãi mang tính đòn bẩy để thu hút hơn nữa các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhằm kết hợp tối đa năng lực nội sinh với yếu tố ngoại sinh.

Do các nguồn nội lực của nước ta còn nhỏ yếu nên Việt Nam luôn chủ động kết hợp tốt các nguồn nội lực và ngoại lực, thông qua quá trình kết hợp để học hỏi kinh nghiệm quốc tế về các thành tựu khoa học công nghệ, quản lý, kinh tế, giáo dục…để vươn lên địa vị bình đẳng với các đối tác.

Cộng đồng Việt Kiều sinh sống ở nước ngoài cũng là một tiềm năng lớn, trong đó có rất nhiều chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực. Chúng ta cần động viên và có chính sách đãi ngộ xứng đáng để thúc đẩy lòng yêu nước, hướng về cội nguồn, đóng góp tài trí của mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thành công khi chúng ta biết đánh giá sòng phẳng, lựa chọn đúng các nguồn nội lực đối ứng, đối tác với ngoại lực. Điều đó sẽ giúp chúng ta tránh được bài học thất bại của một số nước như: Hội nhập bị thiệt đơn, thiệt kép , thậm chí rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội triền miên.

80‌

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Tập trung các điều kiện để phát triền nhanh có chọn lọc các ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao

Vấn đề lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển luôn là vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế. Các ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao có thể kể đến một số ngành như: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ tự động hóa….Việt Nam cũng đã xác định bốn ngành công nghệ mũi nhọn kể trên.

Việc tập trung các điều kiện để phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ mới nhất sẽ tạo ra những bước nhảy vọt cho nền kinh tế.

Trong ngành công nghệ thông tin - truyền thông, phát triển mạng xa lộ thông tin quốc gia, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh trong các ngành kinh tế, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả hơn.

Ngành công nghệ sinh học (ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp môi trường…), công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ nanô…sẽ cho ra đời các sản phẩm tính năng cao, chiếm lĩnh được thị trường thế giới. Vì những ngành công nghệ cao một khi ra đời là có thể theo kịp trình độ chung của thế giới, đó là sự nhảy vọt, tốc độ cao.

Ngoài ra, có thể áp dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực dịch vụ thông tin truyền thông, ngân hàng, tài chính, quản lý xã hội, tài nguyên, giao thông vận tải và nhiều loại dịch vụ mang tính toàn cầu khác, mang lại những nguồn thu lớn cho đất nước.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí