Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 14

Kết luận chương 3


Căn cứ vào cơ sở lí luận ở chương 1 và thực trạng về NLDH các môn tự chọn, bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho GV và công tác quản lí bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho GV ở trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ở chương 2, tác giả đã xây dựng và đề xuất được 5 biện pháp quản lí bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho giáo viên của trường THPT. Trong đó một số biện pháp do tác giả hệ thống hóa, khái quát hóa, và bổ sung những điểm mới phù hợp với hoàn cảnh triển khai các biện pháp trong thực tiễn (biện pháp 2,4,5), đồng thời đề xuất những biện pháp mới (biện pháp 1,3) để quản lí bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho GV. Những biện pháp đó phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm các biện pháp QL bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho GV của các trường THPT trong thực tiễn. Kết quả khảo nghiệm bước đầu đã cho thấy các biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi tương đối cao. Điều đó cho thấy, các biện pháp được đề xuất sẽ phát huy hiệu quả trong quản lý hoạt động BD NLDH các môn tự chọn cho GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Năng lực dạy học là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công khi thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên. Năng lực này được hình thành trước hết nhờ quá tr nh đào tạo ở trường sư phạm, nhưng đó chỉ là bước đầu. Năng lực dạy học cần phải được phát triển thông qua hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong suốt cuộc đời dạy học của người giáo viên. Để có kết quả cao của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, ngoài yêu cầu về nội dung phong phú, hình thức đa dạng, phương pháp phù hợp, thời điểm linh hoạt, thì công tác quản lý trong từng nhà trường là đặc biệt quan trọng. Công tác này phải được triển khai bằng các biện pháp đồng bộ và hợp lí, phù hợp với các điều kiện cụ thể, tận dụng tối đa các nguồn lực mới có thể đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn.

Quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn của giáo viên THPT là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ và hệ thống hóa về những khái niệm cơ bản về quản lý, về đặc thù lao động của giáo viên THPT, vai trò của năng lực dạy học các môn tự chọn, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên và quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên.

Luận văn phân tích, đánh giá đặc điểm và năng lực dạy học các môn tự chọn của đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, phân tích những thành công và hạn chế trong việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn của giáo viên trong năm học vừa qua, tìm ra những thuận lợi và khó khăn để hạn chế khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của việc quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn của giáo viên nhằm nâng cao năng lực dạy học các môn tự chọn, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Từ sự phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, bằng sự nghiên cứu các vấn đề lý luận của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, luận văn đã đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các

môn tự chọn cho giáo viên. Hệ thống những biện pháp mà đề tài xây dựng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên với đích nâng cao năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Qua việc khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến đều cho rằng: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng

- Chỉ đạo các trường THPT thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên; sử dụng kết quả đánh giá xếp loại năng lực dạy học giáo viên có tác dụng thúc đẩy, kích thích nỗ lực phấn đấu, phát triển nghề nghiệp của toàn thể đội ngũ GV trên địa bàn.

- Xây dựng chế độ, chính sách phù hợp để đồng thời động viên, khích lệ giáo viên trong việc nỗ lực phấn đấu năng lực dạy học các môn tự chọn nói riêng và năng lực nghề nghiệp nói chung.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát đồng bộ, cụ thể công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên. Phối kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận chuyên môn với các bộ phận tổ chức cán bộ, thanh tra, khảo thí và kiểm định chất lượng để tăng cường kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV.

2.2. Đối với hiệu trưởng các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

- Đảm bảo các điều kiện để bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên có hiệu quả, chất lượng thực.

- Tổ chức nghiên cứu và nâng cao nhận thức về quy định chuẩn cho CBQL, đội ngũ giáo viên để thực hiện tốt việc bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

- Thường xuyên nắm bắt thông tin để đánh giá thực trạng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên.

- Chủ động xây dựng các kế hoạch, chương trình, nội dung bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn, kịp thời đáp ứng những tiêu chí về năng lực dạy học các môn tự chọn mà giáo viên của nhà trường đang khiếm khuyết và cần bổ sung.

- Thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ, chính sách đối với giáo viên kịp thời động viên khích lệ giáo viên nỗ lực phấn đấu.

2.3. Đối với giáo viên ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

- Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên.

- Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên.

- Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học các môn tự chọn cho mình bằng phương thức tự học, tự bồi dưỡng, tăng cường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Trên đây là một số kiến nghị và đề xuất với các cấp QLGD ở địa phương, với mong muốn sự nghiệp giáo dục nói chung, công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nói riêng ngày càng được quan tâm, góp phần đưa chất lượng giáo dục của địa phương ngày một đi lên, hòa chung vào nhịp phát triển giáo dục của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Trung ương khoá XI (2013), Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Bộ GD&ĐT (2003), Chỉ thị số 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 05/6/2003 về việc bồi dưỡng nhà giáo và CBQL giáo dục hàng năm.

3. Bộ GD&ĐT (2006), Công văn số: 7092/BGDĐT-GDTrH, Hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT năm học 2006 - 2007, ngày 10 tháng 08 năm 2006.

4. Bộ GD&ĐT (2007), Công văn số 8607/BGDĐT-GDTrH Hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT năm học 2007-2008, ngày 16 tháng 8 năm 2007.

5. Bộ GD&ĐT (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng. Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, 2009.

6. Bộ GD&ĐT (2009), Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT, ban hành theo thông tư số 30/2009/TT- BGD&ĐT ngày 22/10/2009.

7. Bộ GD&ĐT (2010), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2010 - 2020.

8. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học, ban hành theo thông tư số 12/2011/TT- BGD&ĐT ngày 28/3/2011.

9. Đinh Quang Báo (2017), Giáo viên cốt cán - “đòn bẩy” chất lượng giáo dục, báo Giáo dục và Thời đại, thứ Ba, ngày 24/10/2017.

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về khoa học quản lý, trường CBQL trung ương 1, Hà Nội.

11. H.Koontz, C. Odonnell, H. Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Phạm Minh Hạc, (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giáo trình Quản lý hoạt động dạy học, ĐHSP Thái Nguyên, năm 2015.

14. Luật giáo dục, năm 2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2005 (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Quang, (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, tập 1, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội.

17. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Phạm Văn Sơn (2013), Đào tạo và phát triển nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế do Viện KHGDVN tổ chức tháng 10/2013 tại Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Tính (2014), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục, NXB Đại học Thái Nguyên.

20. Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Thị Minh Huế, Lê Công Thành,

Giáo trình Giáo dục học, NXB Giáo dục Việt Nam.

21. Nguyễn Thị Tuyết (2013), Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp, Tạp chí Giáo chức Việt Nam Số 72, tr.13-16.

22. Ngô Thị Phương Thảo (2016), Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực dạy học của giáo viên trung học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

23. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành. Trần Hữu Luyến (2000), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội.

24. Viện khoa học giáo dục Việt Nam (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB giáo dục, Hà Nội.

25. Hoàng Quốc Vinh (2011), “Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên thủ đô”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 71, tr.47-49.

26. Trần Thị Hải Yến (2012), “Xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn ở tổ chuyên môn trường trung học phổ thông”, Tạp chí quản lý giáo dục, Số 36 tháng 5/2012, trang 4348.

27. Trần Thị Hải Yến (2015), Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp, Luận án Tiến sĩ.

28. Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG PHIẾU GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ

TRƯỜNG: .......................................................... Năm học: 2017 - 2018

Họ và tên giáo viên: ....................................

Môn học được phân công giảng dạy: ..................................................................


1. GV tự chấm điểm: (Các từ viết tắt trong bảng: TC - tiêu chuẩn; tc - tiêu chí)


Các tiêu chí

Điểm đạt được

Nguồn minh chứng

1

2

3

4

1

2

3

4

5

6

7

8

* TC 3: Năng lực dạy học













+ tc 1. Xây dưng kế hoạch dạy học













+ tc 2. Bảo đảm kiến thức môn học













+ tc 3. Bảo đảm chương trình môn học













+ tc 4. Vận dụng các phương pháp DH













+ tc 5. Sử dụng các phương tiện DH













+ tc 6. Xây dựng môi trường học tập













+ tc 7. Quản lý hồ sơ DH













+ tc 8. Kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của HS













Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 14

- Tổng số điểm:

- Giáo viên tự xếp loại:

2. Đánh giá chung ( giáo viên tự đánh giá):

a) Những điểm mạnh:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

b) Những điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................

c) Hướng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu:

- .............................................................................................................................

- .............................................................................................................................


Ngày.... tháng...... năm ......

Giáo viên

(Ký và ghi họ, tên)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022