Quản Lí Giám Sát Các Điều Kiện Phục Vụ Công Tác Bồi Dưỡng Nldh Các Tự Chọn Cho Giáo Viên

c. Điều kiện thực hiện

* Trách nhiệm của Hiệu trưởng các đơn vị:

- Hiệu trưởng Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của GV; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của GV của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của GV trong nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao.

- Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BD BD năng lực DH các môn tự chọn của giáo viên và báo cáo về Sở GD-ĐT theo quy định.

- Cán bộ quản lý coi kết quả kiểm tra, đánh giá công tác BD NLDH các môn tự chọn là một tiêu chí để thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực cho GV tích cực tham gia.

- Thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng theo quy định đối với giáo viên tham gia BD năng lực DH các môn tự chọn.

* Trách nhiệm của giáo viên:

- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BD năng lực DH các môn tự chọn của đơn vị.

- Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BD năng lực DH các môn tự chọn của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BD năng lực DH các môn tự chọn vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3.2.5. Quản lí giám sát các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng NLDH các tự chọn cho giáo viên

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường giám sát các điều kiện cần thiết như cơ sở vật chất, tinh thần, thực hiện tốt các chế định, tạo điều kiện tốt nhất trong hoàn cảnh cho phép nhằm đảm bảo cho công tác BD NLDH các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT đạt hiệu quả cao nhất, nhằm động viên khích lệ GV tích cực tham gia các lớp BD nâng cao NLDH các môn tự chọn, tạo động lực để GV nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức trong việc tự BD NLDH các môn tự chọn, giúp cho GV yên tâm công tác, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

* Chuẩn bị nguồn lực vật chất và tài chính

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, TBDH, kinh phí phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng

Hiện nay CSVC, TBDH được xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo. Trước sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của CNTT và TT đã tạo ra các dạng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có tiềm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng, hiệu quả mới cho các phương pháp dạy học.

Để công tác BD NLDH các môn tự chọn cho GV đạt hiệu quả cần tập trung tăng cường đầu tư CSCV, TBDH và kinh phí cho nhà trường để phục vụ công tác BD, vì vậy cần thực hiện các công việc sau:

+ Bằng nhiều nguồn kinh phí tập trung mua sắm trang bị CSVC, TBDH đủ, hiện đại phục vụ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học.

+ Cần nâng cao về trình độ, kỹ năng thói quen sử dụng thiết bị, phương tiện DH hiện đại trong dạy học các môn tự chọn cho toàn thể giáo viên. Song song với đó cần nâng cao kĩ năng quản lý CSVC, TBGD cho cán bộ quản lý từ tổ chuyên môn và GV phụ trách thiết bị.

+ Mỗi tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch nghiên cứu để giúp cho GV dần dần sử dụng thành thạo các TBDH hiện có; Khuyến khích GV tự làm những đồ dùng dạy học như bảng phụ, các mẫu vật sinh động để nâng cao việc chuyển tải kiến thức và kĩ năng của bài dạy. Bên cạnh đó động viên đội ngũ tham gia học Tin học để sử dụng được CNTT, truy cập Internet.

+ Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng cường số lượng và hiện đại hóa CSVC- TBDH của nhà trường.

- Qua các phong trào hội giảng, hội thảo, kiểm tra chuyên môn, dự giờ thăm lớp… đều có theo dõi nhận xét đánh giá việc sử dụng đồ dùng thiết bị.

- Tất cả các phòng học đều được trang bị đủ bàn ghế, bảng chống lóa, ánh sáng, quạt mát, rèm cửa,…

- Phòng Tin học có đủ số lượng máy tính phục vụ giảng dạy và máy tính đã được nối mạng Internet, xây dựng Thư viện đạt chuẩn, có phòng đọc dành cho học sinh, phòng đọc dành cho GV.

- Đầu tư máy tính xách tay, máy chiếu, loa,…

- Xây dựng và duy trì hoạt động trang Web của nhà trường;

- Xây dựng nguồn kinh phí và dự trù nguồn kinh phí cho báo cáo viên, GV và công tác quản lý BD khi thưc hiện BD NLDH các môn tự chọn.

* Nguồn lực con người: Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ GV cốt cán (GVCC)

Theo GS Đinh Quang Báo thì “Giáo viên cốt cán phải là những chuyên gia môn học có kiến thức rộng, nền tảng để có thể thường xuyên thích ứng, cập nhật tri thức khoa học công nghệ hiện đại và chia sẻ những tri thức này cho đồng nghiệp[9].

Để xây dựng ĐN GVCC, người quản lý cần thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng kế hoạch xây dựng, sử dụng ĐN GVCC trong các môn có chủ đề tự chọn, từ đó xác định tiêu chuẩn lựa chọn làm căn cứ để lựa chọn GV làm GVCC.

- Dựa vào kế hoạch, triển khai lựa chọn lập danh sách với cơ cấu phù hợp với vị trí công việc sẽ giao cho GVCC.

- Đào tạo, BD để họ đủ phẩm chất và năng lực thực hiện các chức năng trong vị trí công việc được giao.

- Hoạch định các cơ chế, chính sách tạo điều kiện và động lực cho ĐN GVCC phát huy vai trò theo chức năng được quy định.

- Xây dựng đội ngũ tác giả biên soạn tài liệu BD và báo cáo viên tham gia các lớp BD.

Nhiều báo cáo viên là GVCC, CBQL có kỹ năng và phương pháp tập huấn cho GV theo các chủ đề nội dung BD NLDH các môn tự chọn; UDCNTT giúp cho công tác BD sinh động, hiệu quả. Do vậy cần lựa chọn, xây dựng mạng lưới báo cáo viên thực sự chất lượng để công tác BD NLDH các tự chọn cho GV luôn đổi mới, cải tiến, ngày càng phong phú tại các trường THPT trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Tác giả biên soạn tài liệu BD NLDH các môn tự chọn phải là những giáo viên có NLDH tốt, có hiểu biết sâu và rộng về lý luận dạy học nói chung và lý luận dạy học bộ môn, lý luận dạy học tự chọn nói riêng, có kinh nghiệm biên soạn tài liệu,… Tác giả soạn tài liệu nên tổ chức thành nhóm với cơ cấu theo môn học, có thể bao gồm GV phổ thông trong trường và ngoài trường.

GVCC, báo cáo viên cũng có thể nằm trong thành phần tác giả biên soạn tài liệu, ngược lại tác giả biên soạn tài liệu đồng thời có thể là báo cáo viên cho các lớp tập huấn trực tiếp hoặc tự học bằng các nguồn học liệu khác.

Để có đội ngũ tác giả soạn tài liệu và báo cáo viên, cán bộ quản lý các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cần thống nhất tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cốt cán, thống nhất kế hoạch làm việc của đội ngũ này trên cơ sở quán triệt với họ về mục đích, yêu cầu của phương thức BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn cho GV.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong mỗi nhà trường, trong đó có cơ chế phối hợp giữa GVCC, TTCM, GV trong hoạt động BD NLDH các môn tự chọn, cụ thể hóa các mức thi đua khen thưởng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của các nhà trường.

Huy động công tác xã hội hóa giáo dục, bảo đảm có đủ kinh phí thực hiện các công việc nêu ở trên. Đồng thời, cần thể hiện sự minh bạch trong việc sử dụng ngân sách giáo dục cũng như nguồn xã hội hóa giáo dục trong quá trình thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho GV các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là năm biện pháp mà tác giả đề xuất, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NL DH các môn tự chọn cho GV các trường THPT huyện Hà Quảng trong giai đoạn hiện nay. Năm biện pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau và chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng được tiến hành đồng bộ, thống nhất và thực hiện thường xuyên.

Trong điều kiện hiện nay, biện pháp Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đóng vai trò là định hướng, có tính hạt nhân, cốt lõi trong lý hoạt động bồi dưỡng NL DH các môn tự chọn cho GV.

Song song với biện pháp trên, biện pháp Quản lí xây dựng mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho đội ngũ GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cũng rất cần thiết, giúp Hiệu trưởng các trường quản lý có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho đội ngũ GV của đơn vị mình.

Biện pháp Quản lí chỉ đạo việc thực hiện nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng theo mức độ ưu tiên có mối liên hệ mật thiết với các biện pháp khác vì hiện nay, bởi vì nội dung BD và hình thức BD là hạt nhân của quá trình BD NLDH nói chung và BD NLDH các môn tự chọn nói riêng. Việc thực hiện biện pháp này giúp cho GV cơ hội tiếp xúc, học tập, bổ sung kiến thức, phát huy một số phương pháp, phương tiện, kỹ thuật DH hiện đại, qua đó nâng cao năng lực DH các môn tự chọn của mình hiệu quả hơn. Mặt khác giúp cho cán bộ quản lý có điều kiện phát huy năng lực quản lý đội ngũ GV trong đơn vị mình.

Các biện pháp còn lại giữ vai trò quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác BD NLDH các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn

3.3.1. Mục đích, đối tượng khảo nghiệm

- Mục đích: Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn mà luận văn đã đề xuất.

- Đối tượng khảo nghiệm: 06 cán bộ quản lý và 62 GV thực hiện dạy học các môn tự chọn của các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

3.3.2. Phương pháp tổ chức khảo nghiệm

- Phương pháp khảo nghiệm: Thông qua trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi.

- Kết quả thu được về sự cần thiết cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất



TT


Biện pháp

Mức độ cần thiết

Điểm trung bình


Xếp hạng

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần

thiết


1

Quản lí tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục


32


24


12


2,3


3


2

Quản lí xây dựng mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho đội ngũ GV các trường THPT huyện

Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng


38


24


6


2,5


1


3

Quản lí chỉ đạo việc thực hiện nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT ở huyện Hà Quảng,

tỉnh Cao Bằng theo mức độ ưu tiên


33


30


5


2,4


2


4

Hiệu trưởng kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả BD NLDH các môn tự

chọn cho giáo viên;


30


27


11


2,2


4


5

Quản lí giám sát các điều kiện phục

vụ công tác bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho giáo viên.


28


21


19


2,1


5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 13

(Rất cần thiết: 3 điểm, Cần thiết: 2 điểm, Không cần thiết: 1 điểm)

Qua bảng 3.1 cho thấy: Các biện pháp đề xuất đều được đa số CBQL, GV các trường đánh giá ở mức độ cần thiết cao, các biện pháp đều được đánh giá ở mức từ 2,1 đến 2,5 với điểm tối đa là 3 điểm. Trong đó, biện pháp thứ hai Xây dựng mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho đội ngũ GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng được đánh giá có tính cần thiết cao nhất với điểm

trung bình là 2,5, tiếp đến là biện pháp thứ 3 Chỉ đạo việc thực hiện nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng theo mức độ ưu tiên với điểm trung bình là 2,4. Biện pháp được đánh giá có tính cần thiết ít nhất là biện pháp thứ 5 Giám sát các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho giáo viên với điểm trung bình là 2,1.

- Tiếp tục khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất, kết quả thu được ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất



TT


Biện pháp

Mức độ khả thi

Điểm trung bình


Xếp hạng

Rất

khả thi

Khả thi

Không

khả thi

1

Quản lí tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục


30


27


11


2,3


2

2

Quản lí xây dựng mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho đội ngũ GV các trường THPT huyện Hà Quảng,

tỉnh Cao Bằng


26


28


14


2,2


3

3

Quản lí chỉ đạo việc thực hiện nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh

Cao Bằng theo mức độ ưu tiên


33


26


9


2,4


1

4

Hiệu trưởng kiểm tra giám sát, đánh giá

kết quả BD NLDH các môn tự chọn cho giáo viên.


23


28


17


2,1


4

5

Quản lí, giám sát các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng NLDH các môn tự

chọn cho giáo viên.


24


23


21


2,0


5

(Rất khả thi: 3 điểm, Khả thi: 2 điểm, Không khả thi: 1 điểm)

Qua bảng 3.2 cho thấy: các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi, thể hiện các biện pháp đều được đánh giá ở mức điểm từ 2,0 đến 2,4 so với mức điểm tối đa là 3. Trong đó, biện pháp thứ 3 Quản lí chỉ đạo việc thực hiện nội dung và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho giáo viên các trường THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng theo mức độ ưu tiên có tính khả thi được đánh giá ở mức độ cao nhất với điểm trung bình là 2,5; biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao thứ hai là biện pháp thứ 1 Quản lí tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục với điểm trung bình là 2,5; Biện pháp được đánh giá có tính khả thi thấp nhất là biện pháp thứ 5 Quản lí, giám sát các điều kiện phục vụ công tác bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn cho giáo viên với điểm trung bình là 2,0. Kết quả này cho thấy các biện pháp có thể áp dụng và đem lại hiệu quả trong thực tiễn BD NLDH các môn tự chọn cho GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

3.3.3. So sánh tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Kết quả này cho thấy giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất có tương quan thuận và khá chặt chẽ. Do đó, các biện pháp được đề xuất là cần thiết và khả thi trong việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động BD NLDH các môn tự chọn cho GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí