Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Về Thực Trạng Thực Hiện Các Nội Dung Trong Hoạt Động Bd Nldh Các Môn Tự Chọn Ở Các Trường Thpt‌

các môn tự chọn hiện nay đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT ở địa phương. Qua tìm hiểu và trao đổi ý kiến với một số cán bộ quản lí, anh Tô Ngọc Lương, Phó Hiệu trưởng trường THPT Lục Khu, cho biết: “Một số ít giáo viên sắp đến tuổi nghỉ hưu ít mặn mà với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học tự chọn”. Điều đó giúp chúng tôi nhận rõ nhóm ý kiến này gần như thuộc về các đối tượng GV lớn tuổi, sắp nghỉ hưu.

Để tìm hiểu về thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi tiến hành khảo sát trên bảy nhóm nội dung chính và thu được kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện các nội dung trong hoạt động BD NLDH các môn tự chọn ở các trường THPT‌

huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng


TT

Mức độ thực hiện

Nội dung đánh giá

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Mục tiêu bồi dưỡng

23

33,8

34

50

11

16,2

2

Nội dung, chương trình bồi dưỡng

18

26,5

32

47

18

26,5

3

Hình thức tổ chức bồi dưỡng

16

23,5

27

39,7

25

36,8

4

Lực lượng bồi dưỡng

25

36,8

26

38,2

17

35

5

Đối tượng bồi dưỡng

28

41,2

34

50

6

8,8

6

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng

21

30,9

34

50

13

19,1

7

Kết quả hoạt động bồi dưỡng

19

27,9

27

39,7

22

32,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 9

Từ bảng 2.9, tác giả có nhận xét về thực trạng các nội dung như sau:

- Thực trạng về mục tiêu bồi dưỡng

Căn cứ kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.9, chúng tôi thấy mục tiêu của bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã được xác định khá tốt. Cụ thể: có trên 80% ý kiến đánh giá mục tiêu bồi dưỡng được xác định ở mức độ tốt và rất tốt, chỉ có 16,2% ý kiến được hỏi cho rằng việc xác định mục tiêu bồi dưỡng còn chưa tốt.

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn được xác định bám sát các mục tiêu cơ bản là: Nâng cao phẩm chất chính trị,

đạo đức, lối sống, phát huy tinh thần trách nhiệm, “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” mẫu mực; Trang bị kiến thức cho giáo viên về tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh, về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách phát triển giáo dục THPT, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục THPT; Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục THPT giai đoạn hiện nay và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT; Nâng cao nhận thức, kỹ năng triển khai thực hiện các nội dung và nhiệm vụ năm học cho cán bộ quản lý và giáo viên; Bổ sung nâng cao một số kỹ năng chuyên môn và phương pháp giảng dạy, chú trọng đến các nội dung, lĩnh vực trong chương trình dạy học chính khóa và dạy học tự chọn của môn học; kết hợp dạy học tự chọn với rèn luyện nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Thực trạng về nội dung, chương trình bồi dưỡng

Nội dung, chương trình bồi dưỡng GV phổ thông được thực hiện theo thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012, ban hành Quy chế BDTX GV mầm non, phổ thông và GDTX, gồm có các nội dung cơ bản:

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (gọi là nội dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/năm học.

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện (gọi là nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/năm học.

+ Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (gọi là nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/năm học.

Theo đó, nội dung BD NLDH các môn tự chọn thường được các nhà trường lồng ghép vào các nội dung trên.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.3 cho thấy nội dung, chương trình bồi dưỡng còn có những bất cập nhất định, tuy có 26,5% ý kiến được hỏi đánh giá ở mức độ rất tốt, nhưng cũng có tới 26,5% ý kiến còn lại cho rằng nội dung, chương trình bồi dưỡng là chưa tốt. Như vậy, đây là vấn đề đặt ra cho các Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo việc biên soạn, xây dựng nội dung chương trình đáp ứng

tốt hơn nữa tình hình thực tiễn, nhu cầu bồi dưỡng cũng như những nội dung, vấn đề trọng tâm, thiết thực, phù hợp với đặc điểm giáo dục ở địa phương.

- Thực trạng về hình thức tổ chức bồi dưỡng

Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012, ban hành Quy chế BDTX GV mầm non, phổ thông và GDTX, cũng xác định ba hình thức BDTX cơ bản, đó là:

+ BDTX bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.

+ BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.

+ BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).

Từ đó, ta có thể thấy rằng, các hình thức bồi dưỡng là khá phong phú, đa dạng. Để phát huy hiệu quả BD, cần có sự vận dụng, tổ chức bồi dưỡng với các hình thức phù hợp với từng chuyên đề bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng. Thực tế, trong thời gian qua, hình thức bồi dưỡng BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng được đánh giá là còn đơn điệu. Căn cứ kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.9, có tới 36,8% ý kiến được hỏi đánh giá việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng là chưa tốt, tức là chưa thật sự có hiệu quả. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy việc bồi dưỡng BD NLDH các môn có chủ đề tự chọn thường là GV tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức. Còn việc giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung khó đối với giáo viên, đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập, bồi dưỡng thường xuyên thường chỉ diễn ra tại các tổ/nhóm chuyên môn, chứ chưa mở rộng giữa ba trường trên địa bàn, vì thế chưa tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng. Bên cạnh đó, hình thức bồi dưỡng học tập từ xa (qua mạng internet) cũng được GV áp dụng, nhưng chưa phát triển thành phong trào mà chi diễn ra lẻ tẻ, manh mún, chỉ tập trung ở một số GV trẻ, năng động. Do vậy, đây cũng là một nội dung đặt ra đối với các Hiệu trưởng là cần sử dụng tối đa các hình thức bồi dưỡng sao cho có hiệu quả nhất trong hoạt động NLDH các môn tự chọn hiện nay.

- Thực trạng về lực lượng bồi dưỡng

Gắn với mỗi chương trình bồi dưỡng là cần phải có lực lượng tham gia bồi dưỡng phù hợp. Lực lượng tham gia bồi dưỡng là những chuyên gia giáo dục, những nhà quản lý, những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu, hiện đại, có nhiều kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong DH các môn tự chọn. Căn cứ kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.9, chúng tôi thấy đa số lực lượng tham gia bồi dưỡng cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhưng vẫn thiếu lực lượng nòng cốt, đó là những chuyên gia giáo dục. Đây là một vấn đề khó khăn đối với một huyện miền núi xa xôi, kinh tế, hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn như huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cho nên có tới 35% ý kiến cho rằng lực lượng tham gia bồi dưỡng còn có những hạn chế, bất cập nhất định trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như phương pháp truyền đạt hoặc trao đổi ít hiệu quả.

- Thực trạng về đối tượng bồi dưỡng

Đối tượng bồi dưỡng trong thời gian qua đã được các trường THPT trên địa bàn quan tâm rà soát, kiểm tra để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho các đối tượng giáo viên phù hợp, góp phần củng cố, phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống. Hầu hết các đối tượng tham gia bồi dưỡng với tinh thần tự giác, nghiêm túc, đồng thời đáp ứng được mục tiêu đề ra về số lượng đối tượng bồi dưỡng, mức độ tương đồng giữa các đối tượng. Căn cứ kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.9, chúng tôi thấy chỉ có 8,8% ý kiến cho rằng lực lượng bồi dưỡng cần được xác định rõ hơn, cần có tinh thần nhiệt thành khi tham gia BD NLDH các môn tự chọn.

- Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng bao gồm tất cả các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính. Công tác bồi dưỡng GV đã trở thành một nội dung, nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên, liên tục hàng năm, các trường đều có các quy định về công tác tổ chức, tài chính chi tiêu theo các định mức quy định của pháp luật hiện hành, do đó không gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng cần thiết, cơ bản như phòng họp, máy tính,… thì đều đã đáp ứng được cho hoạt động bồi dưỡng. Căn cứ kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.9, chúng tôi thấy có 19.1% ý kiến được hỏi cũng đánh giá về nội dung này ở mức chưa

tốt, cần có nhiều cải tiến hơn nữa. Do đó, Hiệu trưởng các trường cần xem xét, hiện đại hóa hơn nữa các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn có hiệu quả hơn.

- Thực trạng về kết quả hoạt động bồi dưỡng

Kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn vừa là yêu cầu vừa phản ánh mục đích của hoạt động bồi dưỡng. Căn cứ kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn, nhà quản lý nói chung cũng như cơ quan chủ trì (chủ thể của việc tổ chức) hoạt động bồi dưỡng sẽ nắm bắt được thực tiễn công tác tổ chức bồi dưỡng để có kế hoạch thay đổi, điều chỉnh hoặc phát huy. Kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn được phản ánh ngay sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng nhưng cũng có thể thấy kết quả rõ nét nhất thông qua việc ứng dụng các nội dung bồi dưỡng để làm phong phú thêm, nâng cao hơn chất lượng NLDH các môn tự chọn.

Căn cứ kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.9, chúng tôi thấy chỉ có 27,9% ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt, 39,7% ý kiến đánh giá ở mức tốt, nhưng cũng có tới 32,4% ý kiến cho rằng kết quả hoạt động bồi dưỡng chưa tốt. Việc đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn trên địa bàn trong thời gian qua chưa đem lại được kết quả tốt là có sự tác động, chi phối của nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ quan (đối tượng bồi dưỡng, lực lượng tham gia bồi dưỡng,...) và nguyên nhân khách quan (như nội dung, chương trình, thời lượng bồi dưỡng,...). Hiệu trưởng các trường cần nắm được các nội dung này để có hướng điều chỉnh hợp lý giúp cho kết quả hoạt động bồi dưỡng phản ánh đúng thực trạng, thực tiễn công tác bồi dưỡng.

Qua khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho thấy: Hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn đã có những tác động nhất định, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV, phù hợp với xu thế đổi mới của GD THPT trong giai đoạn hiện nay. Tuy vậy, một số khâu, nội dung trong hoạt động bồi dưỡng còn chưa được CBQL, GV đánh giá tốt, cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa, cụ thể là: nội dung, chương trình bồi dưỡng cần linh hoạt và phù hợp hơn; hình thức tổ chức bồi dưỡng cũng cần phong phú hơn, phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng, thời điểm bồi dưỡng.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Trước khi đánh giá thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, GV (gồm 68 phiếu) ở các trường về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT trên địa bàn, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng

của công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn


Mức độ


Đối tượng

Rất quan

trọng

Quan

trọng

Ít quan

trọng

Không quan

trọng

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

CBQL, GV

42

61,8

15

22,1

8

11,7

3

4,4

Qua kết quả khảo sát (bảng 2.10), chúng tôi nhận thấy: 83,9% ý kiến được hỏi cho rằng việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT trên địa bàn hiện nay là quan trọng và rất quan trọng, đây là điều kiện cần thiết để góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động dạy học các môn tự chọn của người giáo viên. Có Hiệu trưởng khi được hỏi về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động BD NLDH các môn tự chọn đã trả lời: “Học chủ đề tự chọn cũng quan trọng như học chính khóa, vì thế quản lý hoạt động BD NLDH các môn tự chọn cũng quan trọng như BD NLDH các môn học khác vậy.” (Trích ý kiến của cô giáo Nông Thị Băng - Hiệu trưởng trường THPT Nà Giàng, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).

Tuy nhiên, cũng có 11,7% ý kiến đánh giá ở mức Ít quan trọng, 4,4% ý kiến đánh giá ở mức độ Không quan trọng. Các ý kiến đánh giá ở mức độ ít và không quan trọng không đề cao vai trò của yếu tố quản lý đối với chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn có chủ đề tự chọn, như vậy là chưa đảm bảo sự nhận thức đầy đủ, hệ thống. Đòi hỏi nhà quản lý cần có những biện pháp hữu hiệu để đội ngũ CB, GV các nhà trường nhận thức đầy đủ rõ ràng, sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản

lý trong việc lãnh đạo, điều hành hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở đơn vị mình trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Đánh giá thực trạng bồi dưỡng GV THPT ở các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp với việc phân tích tình hình thực tiễn công tác của tác giả. Số lượng phiếu phát ra là 68, gồm 06 cán bộ quản lý và 62 GV thực hiện dạy học các môn tự chọn ở các trường THPT huyện Hà Quảng. Các phiếu điều tra thu về đều được trả lời đầy đủ các nội dung.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH các môn tự chọn

TT

Mức độ

Nội dung

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng KH BD

42

61,8

19

27,9

7

10,3

2

Tổ chức công tác BD

41

60,3

19

27,9

8

11,8

3

Chỉ đạo công tác BD

38

55,9

18

26,5

12

17,6

4

Kiểm tra, đánh giá kết quả BD

31

45,6

10

14,7

27

39,7

Từ bảng 2.11, tác giả đánh giá như sau:

- Thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng

Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng được dựa trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp GV, bao gồm các nội dung chính là việc xác định mục tiêu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, phương thức, thời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng; dự kiến chương trình, báo cáo viên/giảng viên, dự trù kinh phí tổ chức các khóa bồi dưỡng NLDH.

Đối chiếu với các nội dung yêu cầu của công tác lập kế hoạch và thông qua kết quả khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy như sau: Có 61,8% ý kiến được hỏi đánh giá việc thực hiện nội dung này ở mức độ tốt và rất tốt (trong đó 27,9% đánh giá ở mức độ rất tốt), còn 10,3% số CBQL, GV được hỏi đánh giá việc thực hiện nội dung này chưa

tốt. Những ý kiến đánh giá việc xây dựng kế hoạch ở mức độ chưa tốt thể hiện ở chỗ kế hoạch được ban hành nhưng tác động đến kế hoạch công tác của nhà trường, dẫn đến việc chưa chủ động, chưa bám sát kế hoạch của ngành để triển khai thực hiện. Qua trao đổi với các CBQL trong ngành thì ở các nhà trường, việc xây dựng kế hoạch chỉ được tiến hành khi chuẩn bị bồi dưỡng, chứ chưa xây dựng kế hoạch theo từng năm học, theo giai đoạn, tức là chưa xây dựng được kế hoạch mang tính chiến lược.

Như vậy, công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT trên địa bàn thực hiện tương đối tốt, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch ở các cấp quản lý khác nhau.

- Thực trạng công tác tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học các môn học tự chọn

Qua tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng tổ chức công tác bồi dưỡng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT trên địa bàn (bảng 2.8) cho thấy: 88,2% ý kiến của các CBQL, GV được hỏi đều đánh giá cao về kết quả thực hiện nội dung này (trong đó 60.3% đánh giá ở mức độ rất tốt, 27,9% đánh giá ở mức độ tốt), còn 11,8% ý kiến cho rằng công tác này chưa được thực hiện tốt.

Thông qua trao đổi, tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng việc tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV ở các trường THPT trên địa bàn trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức bồi dưỡng được thể hiện như sau:

+ Tổ chức về nguồn nhân lực: Là GV các trường THPT trên địa bàn

+ Tổ chức về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng: Được thực hiện nghiêm túc và đảm bảo thuận tiện cho công tác bồi dưỡng.

+ Tổ chức triển khai bồi dưỡng: Thực hiện theo đúng quy trình, đa số chuyên đề bồi dưỡng được tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, các đợt thao giảng... nên chưa đảm bảo về thời gian và nội dung bồi dưỡng chưa được đầy đủ, toàn diện, sát thực tế. Một phương thức khác là giao nội dung, GV tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng NLDH.

Kết quả này cho thấy: Công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn cho GV đã bước đầu được thực hiện, song nhà quản lý cần tập trung chỉ đạo sát sao hơn nữa để việc thực hiện được toàn diện, phản ánh đúng thực trạng hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng chung trong quản lý và trong bồi dưỡng năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022