Đặc Điểm Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng

Kết luận chương 1


Năng lực dạy học của GV là khả năng thực hiện hoạt động DH dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, các giá trị bản thân cần có ở mức độ nhất định để giúp GV hoàn thành hoạt động DH ở cấp học có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực và được đánh giá thông qua kết quả DH.

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV là quá trình bổ sung, nâng cao NL chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng theo nội dung các NLDH của GV một cách thường xuyên, giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kĩ năng, thái độ, làm tăng thêm NL, phẩm chất cho GV đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.

Quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV của trường THPT là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch BDGV, sắp xếp tổ chức, bố trí nguồn lực, chỉ đạo, điều hành, kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hoàn thành mục tiêu nâng cao tr nh độ, NL của đội ngũ GV theo CNN. Quy trình này phải được triển khai theo một cách, bảo đảm sự phù họp và phát huy tốt nhất những mặt tích cực của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí bồi dưỡng NLDH cho GV của trường THPT dựa trên việc tìm hiểu kinh nghiệm về QL hoạt động BDGV và bồi dưỡng NLDH cho GV của các trường THPT trong nước và trên thế giới để đạt được hiệu quả như mong muốn. Đây chính là những nội dung lí luận cơ bản làm cơ sở cho việc xem xét thực trạng QL bồi dưỡng NLDH cho GV cũng như đề xuất cách giải quyết các vấn đề đặt ra cho công tác QL BD NLDH cho GV của trường THPT hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ CHỌN

Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG


2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là một địa danh nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, nơi bắt nguồn đường Hồ Chí Minh. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, phía Nam giáp huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp huyện Trà Lĩnh, phía Tây giáp huyện Thông Nông. Là một huyện vùng cao biên giới có diện tích 45.356km2 với dân số 33.612 người, gồm 01 thị trấn và 19 xã trong đó 9 xã biên giới với chiều dài 91,7km đường biên.

Trong những năm gần đây nhân dân tỉnh Cao Bằng đã bắt đầu có sự khởi sắc về kinh tế, đời sống của người dân được nâng dần lên song vẫn là một tỉnh nghèo. Huyện Hà Quảng là một trong năm huyện nghèo của tỉnh Cao Bằng có nền kinh tế được đánh giá là đang ở trên đà phát triển, đạt tốc độ 10-12%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hình thức “Ba cây + Hai con” (Ba cây là cây Lạc, cây Ngô, cây Thuốc lá; Hai con là con Lợn đen và con Bò Mông). Hạ tầng đầy đủ có đường liên thông đến các xã, các chương trình mục tiêu tỷ lệ nghèo giảm còn 29,02%. Tuy nhiên tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững, cơ cấu chưa đồng đều giữa vùng cao và vùng thấp.

Nhân dân các dân tộc ở huyện Hà Quảng với đại đa số là người Tày, Nùng, Mông, Dao, dân tộc Kinh chỉ chiếm 2,5%. Mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, chủ yếu giao tiếp bằng tiếng địa phương, một số địa phương còn có hủ tục lạc hậu.

Công tác GD&ĐT của huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, có nhiều chính sách hỗ trợ và ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Quy mô mạng lưới trường lớp phát triển hợp lý, đội ngũ cán bộ GV cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Tính đến nay, toàn huyện có 03 trường THPT, 01 Trung tâm GDNN - GDTX, 17 trường THCS, 19 trường Tiểu học. Năm học 2017 - 2018, học sinh khối THPT toàn huyện là 1.056 học sinh. Nhìn chung học sinh khối THPT ở huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đa số chăm ngoan, có tinh thần hiếu học.

2.1.2. Đặc điểm trường các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

2.1.2.1. Đặc điểm chung

Để khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở trường THPT trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 trường THPT trong huyện đó là: Trường THPT Hà Quảng, THPT Nà Giàng, THPT Lục Khu.

Trong đó trường THPT Hà Quảng, thành lập năm 1984, đặt ở trung tâm thị trấn Hà Quảng, điều kiện kinh tế đang phát triển, là nơi tập trung các cơ quan hành chính của huyện; Trường THPT Nà Giàng, thành lập năm 1962, nằm trên địa bàn xã Phù Ngọc là xã vùng thấp của huyện có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; Trường THPT Lục Khu là trường non trẻ nhất, thành lập năm 2008, nằm ở địa bàn xã Thượng Thôn là xã vùng cao của huyện có điều kiện kinh tế khó khăn nhất huyện, mùa khô không có nước. Tuy có nhiều điểm khác nhau về những nhân tố tác động, song ba trường THPT nói trên đều có chất lượng giáo dục khá tốt. Trong đó có trường THPT Hà Quảng và THPT Nà Giàng là những trường có bề dày truyền thống đạt nhiều thành tích trong dạy học và giáo dục HS. Đội ngũ GV đều đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn vững, có nhiều kinh nghiệm. HS của ba trường phần lớn là con em các gia đình nông dân trên 98%, số còn lại là con em cán bộ công chức nhà nước. Cơ sở vật chất của các nhà trường tương đối đầy đủ đáp ứng được việc dạy và học góp phần nâng cao chất lượng của các nhà trường.

Chính vì vậy, cán bộ quản lý nhà trường, GV, nhân viên đều quan tâm đến việc học tập, trong đó có việc học tập, bổ sung kiến thức thông qua dạy học môn tự chọn nhằm giúp các em có thể thích ứng với yêu cầu không ngừng nâng cao trong giai đoạn hiện nay của nhà trường, gia đình và xã hội.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý, đội ngũ GV và HS của các trường

a. Trường THPT Hà Quảng

* Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 35; Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 02 (01 HT; 01 PHT)

+ Giáo viên: 26

* Học sinh: Tổng số học sinh: 347 h/s = 11 lớp.

* Cơ cấu tổ chức

+ Có 01 Chi bộ Đảng - Tổng số Đảng viên: 18

+ Có 01 tổ chức công đoàn gồm 35 Đoàn viên

+ Có 01 tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 12 chi đoàn (11 chi đoàn học sinh, 01 chi đoàn GV)

+ Có 03 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng.

* Những thành tích nổi bật của trường trong năm học 2017 - 2018

- Về học lực:

Bảng 2.1. Kết quả học lực của HS trường THPT Hà Quảng


Khối

TS HS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

KXL

10

121

02

43

59

17

0

0

11

129

09

64

56

0

0

0

12

97

05

69

23

0

0

0

T.C

347

16

176

138

17



Tỷ lệ

4,61

50,72

39,77

4,90



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của trường THPT Hà Quảng)

- Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt: 55,38%; Tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt đạt: 97,69%. Đạt danh hiệu HSG 16 em, danh hiệu HSTT 176 em.

- Học sinh đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi các cấp: Cấp trường: 31 HS; Cấp huyện: 16 HS; Cấp tỉnh: 06.

- Nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến xuất sắc”, được UBND tỉnh Cao bằng tặng “Cờ thi đua”.

b. Trường THPT Lục Khu

* Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 32; Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 02 (01 HT; 01 P.HT)

+ Giáo viên: 25

* Học sinh: Tổng số học sinh: 352 h/s = 11 lớp.

* Các tổ chức trong nhà trường

+ Có 01 Chi bộ Đảng - Tổng số Đảng viên: 20

+ Có 01 tổ chức công đoàn gồm 32 Đoàn viên

+ Có 01 tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 12 chi đoàn (11 chi đoàn học sinh, 01 chi đoàn GV)

+ Có 03 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng.

* Những thành tích nổi bật của trường trong năm học 2017 -2018

- Về học lực:

Bảng 2.2. Kết quả học lực của HS trường THPT Lục Khu


Khối

TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

KXL

10

125

0

34

84

6

1

0

11

125

0

22

98

5

0

0

12

102

0

27

73

2

0

0

Tổng

352

0

83

255

13

1

0

Tỷ lệ


23,6%

72,4%

3,7%

0,3%


(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của trường THPT Lục Khu)

- Tỷ lệ học sinh khá đạt: 23,6%; Tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt đạt: 95,7%.

- Học sinh đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi các cấp: Cấp trường: 07 HS; Cấp huyện: 03 HS.

- Nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến”.

c. Trường THPT Nà Giàng

* Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 39; Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 02 (01 HT; 01 P.HT)

+ Giáo viên: 31

* Về học sinh: Tổng số học sinh: 357 h/s = 12 lớp

* Các tổ chức trong nhà trường

+ Có 01 Chi bộ Đảng - Tổng số Đảng viên: 25

+ Tổ chức công đoàn gồm 39 Đoàn viên

+ Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 13 chi đoàn (12 chi đoàn học sinh, 01 chi đoàn GV)

+ Có 04 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng.

* Những thành tích nổi bật của trường trong năm học 2017 -2018

- Về học lực:

Bảng 2.3. Kết quả học lực của HS trường THPT Nà Giàng


Khối

TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

KXL

10

125

1

36

71

17

0

0

11

111

2

44

61

3

1

0

12

121

6

49

60

6

0

0

Tổng

357

9

129

192

26

1

0

Tỷ lệ

2,5%

36,1%

53,8%

7,3%

0,3%


(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 - 2018 của trường THPT Nà Giàng)

- Tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt: 38,6%; Tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt đạt: 94,3%. Đạt danh hiệu HSG 9 em, danh hiệu HSTT 129 em.

- Học sinh đạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi các cấp: Cấp trường: 14 HS; Cấp huyện: 11 HS; Cấp tỉnh: 08 HS.

- Nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến”.

2.1.2.3. Nhận xét chung

Qua điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy cả ba trường đều cùng thực hiện chương trình giáo dục ban Cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Cùng nằm trên địa bàn huyện, cùng có những tác động của nền kinh tế - xã hội mang tính vùng miền ở địa phương, mỗi trường vẫn có những thuận lợi và khó khăn riêng, nhưng các trường luôn cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của mình.

Từ những kết quả nổi bật trên, ta thấy CBQL, đội ngũ GV ở cả ba trường đều thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy học và chất lượng giáo dục toàn diện HS, đặc biệt quan tâm đến việc dạy học cho HS. Đây là một yếu tố thuận lợi để thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học, trong đó có bồi dưỡng năng lực dạy học các môn có chủ đề tự chọn cho GV nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở cả ba trường THPT trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích và nhiệm vụ khảo sát

Điều tra, khảo sát nhằm thu thập thông tin, số liệu cụ thể, chính xác, đầy đủ về các yếu tố cấu thành quá trình quản lý BD năng lực DH cho GV như trình độ đội ngũ GV và CB QL, hoạt động BD, quản lý BD. Từ đó, làm cơ sở thực tiễn để đánh giá thực trạng BD và quản lý BD năng lực DH cho GV các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng một cách khách quan, chân thực.

2.2.2. Khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát

- Khách thể khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát với số lượng là 68 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 06 người; GV: 62 người.

Để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi dùng phương pháp điều tra số liệu, với nguồn cung cấp là Hiệu trưởng của ba trường THPT đóng trên địa bàn. Qua điều tra, chúng tôi nhận được kết quả về số lượng giáo viên của ba trường THPT trên địa bàn như sau:

Bảng 2.4. Tổng số GV của ba trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng


Các môn

Số lượng GV


Tổng số

THPT

Hà Quảng

THPT

Nà Giàng

THPT

Lục Khu

Toán

4

6

3

13

2

3

2

7

Hóa

2

3

2

7

Sinh

2

1

2

5

Tin

2

2

1

5

KTCN

1

2

1

4

TD

2

2

2

6

Văn

3

4

3

10

Sử

1

2

2

5

Địa

2

1

2

5

GDCD

1

1

1

3

T. Anh

3

4

3

10

GDQP - AN

1

0

1

2

Tổng

26

31

25

82

Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu số lượng GV tương đối đồng đều giữa trường THPT Hà Quảng và trường THPT Lục Khu. Tỷ lệ GV/lớp đạt từ 2,27 - 2,36, sự phân lượng GV giữa các môn khá đồng đều. Riêng trường THPT Nà Giàng có tỷ lệ 2,58, cao hơn so với hai trường bạn, phân lượng GV giữa các môn còn có sự chênh lệch, ví như môn Toán, Hóa, Lý, Công nghệ, có dư 01 biên chế/môn, trong khi đó lại thiếu 01 biên chế của bộ môn GDQP - AN. Vì thế, trong khoảng năm năm gần đây, GV các môn Toán, Hóa, Lý, Công nghệ ở trường THPT Nà Giàng vẫn thay nhau đi biệt phái ở các trường bạn, thường là các trường ở vùng sâu, vùng xa trong tỉnh theo sự điều động của Sở GD&DDT Cao Bằng. Điều này có ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học, trong đó có dạy học các môn tự chọn của giáo viên.

Cả ba trường đều thực hiện chương trình ban Cơ bản của giáo dục phổ thông hiện hành. Vậy, theo công văn số 8227/BGDĐT-GDTrH ngày 06/82007 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT năm học 2007

- 2008, các trường THPT huyện Hà Quảng đã sử dụng thời lượng 4 tiết/tuần dạy học tự chọn theo cách “Dạy tất cả các môn theo SGK chương trình chuẩn và chủ đề bám sát của các môn học có trong Kế hoạch giáo dục”. Đồng thời kết hợp với điều kiện dạy học ở địa phương, các trường đã tiến hành dạy học tự chọn như sau:

Các môn tự chọn có chủ đề bám sát là 8 môn cơ bản, gồm Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh, giao cho GV của trường thực hiện. Như vậy, số lượng giáo viên tham gia dạy học các môn tự chọn của ba trường THPT huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là:

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí