tra, đồng thời có những sự điều chỉnh khi cần thiết. Vai trò của hiệu trưởng thể hiện từ công tác quy hoạch, xem xét nhu cầu, cử giáo viên đi bồi dưỡng các khóa thích hợp đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về kinh phí và thời gian cần thiết cho quá trình học tập.
1.5.1.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có kết quả thực hiện như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào người hiệu trưởng nhà trường tiểu học. Bởi lẽ, hiệu trưởng nhà trường tiểu học là chủ thể chính quản lý hoạt động này. Do vậy, bản thân người hiệu trưởng cần phải là người có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu sâu sắc hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học cũng như những yêu cầu cụ thể đối với đội ngũ giáo viên tiểu học trước đòi hỏi của quá trình đổi mới toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay. Người hiệu trưởng nhà trường tiểu học cũng cần phải có năng lực quản lý tốt. Điều này sẽ giúp cho người hiệu trưởng biết phải làm như thế nào để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường tiểu học nếu có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi sẽ là một trong những điều kiện quan trọng để tạo lập uy tín với giáo viên nhà trường, tạo lập lòng tin với họ và lôi kéo được cá nhân, bộ phận tận tâm, tận lực thực hiện các nhiệm vụ mà hiệu trưởng giao để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1.5.2. Nhóm các yếu tố thuộc về đội ngũ giáo viên
1.5.2.1. Nhận thức, trình độ của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức, phải nhiệt tình, trách nhiệm, thực sự gần gũi, lắng nghe, chia sẻ với học sinh, nắm chắc tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, chưa thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến công tác giáo dục, kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để thực hiện tốt nhiệm vụ.
1.5.2.2. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
Việc bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào chính mỗi người giáo viên trong nhà trường. Trong quá trình bồi dưỡng
năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên, yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về kiến thức văn hóa xã hội và hoàn thiện kỹ năng trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. GV không ngừng rèn luyện năng lực chủ nhiệm lớp, học cách tự học, tự bồi dưỡng, điều này đòi hỏi khả năng độc lập, ý thức cao của GV.
1.5.3. Môi trường giáo dục của nhà trường và điều kiện cơ sở vật chất dành cho hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học
1.5.3.1. Các yếu tố phục vụ trực tiếp quá trình bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên
Nếu công tác bồi dưỡng năng lực được tổ chức tập trung, định kỳ cho các cụm trường; cần lưu ý một số vấn đề sau:
Về xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng: Việc xây dựng chương trình có vai trò quan trọng cho việc đạt chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Chương trình được xây dựng đảm bảo thiết thực, phù hợp với đối tượng người học góp phần quan trọng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu bồi dưỡng. Qua đó, sẽ giúp học viên tích cực học tập nâng cao kiến thức, năng lực công tác, phát huy hiệu quả công việc hàng ngày.
Về năng lực đội ngũ báo cáo viên và phương pháp bồi dưỡng: Trong hoạt động bồi dưỡng nhiệm vụ của báo cáo viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất còn đối với học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm công tác, cùng nhau thảo luận tìm biện pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, kỹ năng xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy của đội ngũ báo cáo viên có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng.
Về đội ngũ quản lý: Đối với các lớp bồi dưỡng bên cạnh đội ngũ báo cáo viên, lớp bồi dưỡng cần chọn cử cán bộ quản lý lớp. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Họ là những người trực tiếp quản lý học viên; nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình bồi dưỡng; là nơi để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy của báo cáo viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy, cán bộ quản lý trở thành cầu nối giữa học viên với báo cáo viên.
1.5.3.2. CSVC nhà trường, tình hình địa phương
CSVC nhà trường bao gồm cảnh quan, phòng học, phòng làm việc, các trang thiết bị...các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác CNL của giáo viên chủ nhiệm cũng như công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng CNL cho giáo viên. Tình hình địa phương bao gồm: tình hình an ninh trật tự, kinh tế của địa phương, gia đình học sinh, sự quan tâm, nhận thức của địa phương, gia đình học sinh với công tác giáo dục...Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác CNL của giáo viên chủ nhiệm cũng như công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng CNL cho giáo viên.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số khái niệm sau: Quản lý, bồi dưỡng; Bồi dưỡng năng lực CNL; Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực CNL. Xác định rõ nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp: Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Tổ chức chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Quản lý cơ sở vật chất tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Quản lý các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học. Xác định 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực CNL: Nhóm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý; Nhóm yếu tố thuộc về giáo viên và môi trường giáo dục của nhà trường và điều kiện cơ sở vật chất dành cho hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
Huyện Đắk Glong được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27- 6-2005 của Chính phủ, có tổng diện tích tự nhiên là 144.875,46 ha; tổng dân số khi thành lập là 20.504 người và hiện nay là 73.851 người; gồm 07 đơn vị hành chính cấp xã; toàn huyện có 30 dân tộc anh em sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 55,77%, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số… Đắk Glong là huyện có diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, trữ lượng khoáng sản dồi dào, đặc biệt là Bô-xít. Có nhiều sông suối, ao hồ, thuận lợi cho việc xây dựng thủy điện và phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của huyện còn cao, theo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2019 thì tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 40,9%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 79,3%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,68%. Địa hình chia cắt mạnh bởi đồi núi và sông, suối; tạo độ dốc cao, giao thông đi lại khó khăn; đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất Bô-xít và đất Feralit nâu đỏ, do vậy đã hạn chế đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân [46].
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 14,21%/năm; Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt 30 triệu đồng/người/năm, đạt 114,46%, tăng bình quân 5,8%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong nhiệm kỳ đạt 8.770,5 tỷ đồng, đạt 162,21%. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 6%/năm, đạt so với nghị quyết đề ra.100% thôn, bon có 1 - 2 km đường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 66% đường xã quản lý được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đạt 110%; Số hộ được sử dụng điện đạt 90%, đạt 100%; 95,08% thôn, bon có điện lưới quốc gia, đạt 100,08%.Giải quyết việc làm cho gần 10 nghìn lao động, đạt 128,04%; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm 5,21%, trong đó: dân tộc thiểu số là 5,6%. Hệ thống y tế,
giáo dục, công tác bảo tồn giá trị văn hóa, chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm đầu tư, kết quả đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đề ra, đáp ứng được nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân [46]…
Là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông, toàn huyện có 7/7 đơn vị hành chính cấp xã là xã đặc biệt khó khăn với 61 thôn, bon. Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Đắk Glong đã và đang nỗ lực từng ngày, từng giờ trong việc phục hồi và phát triển kinh tế của địa phương. Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh, biến đổi khí hậu… thế nhưng đã có 15/18 nhóm chỉ tiêu trong việc phát triển kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra, chiếm 83,4%. Đây là tiền đề và cũng là động lực để Đắk Glong tiếp tục vươn lên.
2.1.2. Sự nghiệp giáo dục tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
2.1.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục trực thuộc
Nhìn chung đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục huyện Đắk Glong trong những năm gần đây về cơ bản đã dần dần đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục và nhu cầu dạy và học của địa phương. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn được nâng cao theo từng năm. Giáo viên được dạy đúng chuyên môn được đào tạo, được đánh giá xếp loại cuối năm từ trung bình trở lên. Là huyện nghèo thuộc diện 30a hàng năm dân số tăng cơ học chủ yếu là các dân tộc thiểu số từ miền núi Phía Bắc chuyển vào di dân tự do, tăng dân số cơ học đột biến do vậy hàng năm huyện Đắk long tăng thêm số học sinh từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tăng từ 1100 đến 1200 học sinh do vậy thường kéo theo thiếu giáo viên giảng dạy và cơ sở vật chất đáp ứng cho nhu cầu dạy và học ngày càng lớn đặc biệt là phòng học...UBND huyện đang có các chủ trương, kế hoạch để dần ổn định dân di cư tự do. Nhưng tính đến năm 2018 giáo viên toàn ngành bậc tiểu học vẫn còn thiếu so với quy định của Nhà nước dẫn đến tình trạng dạy kê, dạy gác còn khá nhiều do vậy chất lượng dạy và học khó đảm bảo và được nâng cao. Theo số liệu của phòng Giáo dục & Đào tạo đến cuối năm 2020 số tiền nợ đọng dạy kê, dạy gác của giáo viên huyện ĐắkG Long là: 2,4 tỷ đồng [47].
Theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 Thông tư ban hành điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo thông tư này là Điều lệ Trường tiểu học theo Điều 11, mỗi trường Tiểu học có hiệu trưởng và từ một đến hai Phó hiệu trưởng tùy thuộc vào hạng trường. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học [8]. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định cụ thể trong điều lệ.
Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 255/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 về triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, với những giải pháp hiệu quả phù hợp để phát triển giáo dục, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn một số khó khăn khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nhất là thiếu giáo viên ở các cấp học, vì vậy đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao về chất lượng là hết sức cấp thiết, nhằm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, vừa phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường lớp của ngành giáo dục, vừa đảm bảo thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Bên cạnh đó, huyện Đắc Glong đã ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2020 về việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện của Đắc Glong năm 2021 nhằm triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ chủ nhiệm lớp của các trường tiểu học trên địa bàn huyện trong năm.
Đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục. Đội ngũ này là người trực tiếp hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục, thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là các chính sách, pháp luật về lĩnh vực giáo dục. Chất lượng giáo dục muốn phát triển, đi lên phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ quản lý tại các cơ sở giáo dục của huyện.
Bảng 2.1. Cơ cấu đội ngũ Cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông năm học 2020 - 2021
Số lượng | Dân tộc | Độ tuổi | Trình độ | |||||||
Nam | Nữ | Thiểu số | Kinh | 31- 40 | 41- 50 | Trên 50 | Sau đại học | Đại học | Cao đẳng | |
Tổng | 22 | 11 | 7 | 26 | 19 | 8 | 6 | 1 | 32 | 0 |
Tỷ lệ | 66,67 | 33,33 | 21,22 | 78,78 | 57,57 | 24,24 | 18,18 | 3,03 | 96,97 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trường Tiểu Học Và Giáo Viên Chủ Nhiệm Bậc Tiểu Học
- Bồi Dưỡng Năng Lực Chủ Nhiệm Lớp Cho Giáo Viên Trường Tiểu Học
- Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Chủ Nhiệm Lớp Của Giáo Viên Trường Tiểu Học
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Chủ Nhiệm Lớp Của Giáo Viên Ở Các Trường Tiểu Học Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Thực Trạng Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Chủ Nhiệm Lớp Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Các Nguyên Tắc Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Chủ Nhiệm Lớp Cho Giáo Viên Các Trường Tiểu Học Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, 2021
Ngành giáo dục huyện nhà dần tiến tới đáp ứng đầy đủ về số lượng, đồng b dần về cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được nâng hơn về nhiều mặt. Phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn [47].
Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên các trường tiểu học Huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông năm học 2020 - 2021
Số lượng | Dân tộc | Độ tuổi | Trình độ | |||||||
Nam | Nữ | Thiểu số | Kinh | 20- 29 | 30- 39 | Trên 40 | Sau đại học | Đại học | Cao đẳng | |
Tổng | 103 | 237 | 83 | 257 | 101 | 102 | 137 | 0 | 317 | 23 |
Tỷ lệ | 30,29 | 69,71 | 24,41 | 75,58 | 29,70 | 30,01 | 40,29 | 0 | 93,24 | 6,76 |
Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, 2021
2.1.2.2. Mạng lưới trường lớp giáo dục Tiểu học
Trong các năm vừa qua, quy mô về hệ thống trường lớp phát triển không ngừng, đa dạng ở tất cả các bậc học đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản cho phát triển giáo dục. 7 xã trực thuộc huyện đều có đủ các bậc học từ mầm non đến THCS, 01 trung tâm học tập cộng đồng và huyện có 02 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, một trường dân tộc nội trú. Đối với bậc trung học cơ sở có 01 trường trung học cơ sở bán trú, 01 trường tiểu học bán trú. Riêng bậc tiểu học huyện nhà, mạng lưới trường lớp được thể hiện cụ thể [47]:
Bảng 2.3.Mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc tiểu học huyện Đắk Glong
2018 - 2019 | 2019 - 2020 | 2020 - 2021 | |
Trường | 15 | 14 | 14 |
Phòng học | 159 | 173 | 275 |
2018 - 2019 | 2019 - 2020 | 2020 - 2021 | |
Phòng phục vụ học tập | 89 | 102 | 117 |
Lớp | 272 | 278 | 274 |
Học sinh | 8256 | 8656 | 9015 |
Trường Chuẩn quốc gia | 1 | 0 | 1 |
Trung tâm học tập cộng đồng | 7 | 7 | 7 |
Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk Glong, 2021
Nhìn chung, mạng lưới trường Tiểu học phát triển một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu người học và thực hiện nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế của địa phương Đắk Glong nói riêng và tỉnh Đắk Nông nói chung. Các trường được đặt ở địa điểm thuận lợi phù hợp với tình hình dân số tại địa phương cụ thể, giúp học sinh đi học gần, giảm bớt tình trạng bỏ học do đi học xa. Hàng năm số học sinh của huyện Đắk Glong tăng thêm khoảng 1.100 đến 1.200 em cho cả ba cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở chủ yếu là dân di cư tự do từ miền núi phía Bắc chuyển vào làm ăn sinh sống tại huyện một số hộ dân chưa đủ điều kiện để nhập hộ khẩu kéo theo nhiều chế độ, chính sách học sinh chưa được hưởng theo qui định, số lớp tăng theo hàng năm khoảng từ 35- 40 lớp kéo theo thiếu giáo viên một cách cơ học, thiếu giáo viên đứng lớp đặc biệt là giáo viên môn chung cũng như cơ sở vật chất phòng học, bàn ghế...do vậy chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học, vấn đề an sinh xã hội, phức tạp an ninh- trật tự, an toàn xã hội cũng là vấn đề khó của huyện mà giáo dục cùng với các ngành, các cấp cùng nhau giải quyết.
2.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu
Đề tài thực hiện lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp tại 05 Trường Tiểu học trên địa bàn.
- Địa bàn nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu thực tiễn về bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của
giáo viên ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông tại 05 trường tiểu học hệ công lập trên địa bàn huyện Đắk Glong: Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc,