Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ nhân lực của VietinBank Bắc Ninh (tính đến 31/12/2019) 29

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2017-2019 30

Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng trong giai đoạn 3 năm từ 2017 – 2019 31

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ 32

giai đoạn 3 năm từ 2017-2019 32

Bảng 2.5: Doanh số phát hành bảo lãnh và LC giai đoạn 2017-2019 33

Bảng 2.6: Số lượng ATM, ĐVCNT, số POS giai đoạn 2017-2019 33

Bảng 2.7: Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ củaVietinBank Bắc Ninh 34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh 3 năm từ 2017-2019 35

Bảng 2.9: Quy mô huy động vốn của VietinBank CN Bắc Ninh 36

Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh - 2

(Từ năm 2017-2019) 36

Bảng 2.10: Cơ cấu huy động vốn khách hàng cá nhân phân theo hình thức huy động vốn tại VietinBank Bắc Ninh (2017 - 2019 ) 38

Bảng 2.11: Cơ cấu huy động vốn từ khách hàng cá nhân phân theo loại tiền tại VietinBank Bắc Ninh (2017- 2019) 40

Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ KHCN phân theo kỳ hạn của VietinBank Bắc Ninh (2017-2019) 41

Bảng 2.13: Thị phần huy động vốn từ KHCN của các NHTM trên địa bàn ( Từ năm 2017-2019) 43

Bảng 2.14: Chi phí và kết quả lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn tại VietinBank Bắc Ninh (từ năm 2017-2019) 45

Bảng 2.15. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về 50

thương hiệu Vietinbank CN Bắc Ninh 50

Bảng 2.16. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về quyết định gửi tiền tại Vietinbank CN Bắc Ninh 51

Bảng 2.17: Bảng lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng VND của VietinBank..52 Bảng 2.18: Bảng lãi suất tiết kiệm hạn trả lãi cuối kỳ bằng ngoại tệ của VietinBank

...................................................................................................................................53

Bảng 2.19. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về lãi suất/t giá tại Vietinbank CN Bắc Ninh 54

Bảng 2.20: Nguồn lấy thông tin của khách hàng 55

Bảng 2.21. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ Vietinbank CN Bắc Ninh 57

Bảng 2.22. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách hàng về Hậu mãi tại Vietinbank CN Bắc Ninh 57

Bảng 2.23: Đánh giá của khách hàng về yếu tố hệ thống cơ sở vật chất của VietinBank Bắc Ninh 59


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của VietinBank CN Bắc Ninh 29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2. 1: Quy mô huy động vốn của VietinBank CN Bắc Ninh 37

Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu huy động vốn khách hàng cá nhân phân theo hình thức huy động vốn tại VietinBank Bắc Ninh các năm 2017 - 2019 38

Biểu đồ 2. 3 : Cơ cấu huy động vốn khách hàng cá nhân phân theo loại tiền tại VietinBank Bắc Ninh (2017- 2019) 40

Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu huy động vốn khách hàng cá nhân phân theo theo kỳ hạn tại VietinBank Bắc Ninh (2017- 2019) 42

Biểu đồ 2. 5 : T trọng thị phần huy động vốn KHCN của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh (từ năm 2017-2019) 44


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Hoạt động huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa to lớn đối với NHTM và đối với xã hội. Vốn chính là một yếu tố quan trọng và là điều kiện quyết định để phát triển kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng, bởi các nguồn vốn mà NHTM huy động được sẽ chuyển thành nguồn vốn để ngân hàng cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời, chủ yếu là hoạt động tín dụng. Nói cách khác, kết quả của hoạt động huy động vốn là tạo ra nguồn “tài nguyên” để NHTM đáp ứng các nhu cầu cho nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, Việt Nam chưa thực sự huy động hết mọi nguồn vốn có thể huy động mặc dù lượng vốn trong nước đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư là rất lớn mà chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Với vai trò trung gian tài chính, các NHTM cần thiết phải có chiến lược và giải pháp để tăng cường khả năng huy động vốn của mình. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều ở tình trạng thiếu vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các NHTM.

Trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng đều xem huy động vốn là mục tiêu hoạt động cơ bản nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn ngày càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế. Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Nguồn vốn huy động được chính là “nguyên liệu đầu vào”, từ đó ngân hàng sẽ luân chuyển và điều phối để tạo ra những sản phẩm thiết thực cho thị trường.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (tên giao dịch là Vietinbank CN Bắc Ninh) được thành lập từ năm 1997 sau khi tách ra từ Ngân hàng Công Thương Hà Bắc, có trụ sở tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại những khó khăn và thách thức mà ngân hàng vẫn đang còn phải đối mặt đặc biệt là về vấn đề tăng trưởng huy động vốn nhằm tăng khả năng đầu tư mở rộng quy mô tín dụng.


Làm thế nào để phát triển hoạt động huy động vốn, tạo nguồn vốn dồi dào, chất lượng cao đáp ứng hoạt động của Chi nhánh và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương đang là vấn đề được lãnh đạo Chi nhánh rất quan tâm. Mà một trong những đối tượng quan trọng cung cấp hơn 80% nguồn vốn cho ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh là KHCN. Trong tổng vốn huy động, vốn huy động từ KHCN luôn được xem là nguồn vốn có tính chiến lược lâu dài cho các NHTM.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn của mình.

2. Tổng quan công trình nghiên cứu

Huy động vốn là một mảng rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Do đó, đề tài về huy động vốn hay huy động vốn KHCN cũng được rất nhiều tác giả nghiên cứu. Một số luận văn đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huy động vốn như :

“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội” là luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Như Mai viết năm 2012. Luận văn đã đưa ra các khái niệm về vốn và hiệu quả huy động vốn NHTM, vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh nói chung tại NHTM và thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2009 - 2012. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau : (1) Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn, (2) Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả, (3) Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp và mục tiêu, (4) Đào tạo và nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ.

Luận văn thạc sĩ “Tăng cường huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN thành công” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, trường Đại Học Thương Mại viết năm 2014 đã phân tích và đánh giá chuyên sâu về hoạt động huy động vốn của cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-CN thành công. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động huy động vốn cá nhân tại chi nhánh và hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng cho các sản phẩm huy động vốn.


Đề tài “Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam- CN Quang Trung” của tác giả Cao Thị Phượng trường Đại học Thương Mại viết năm 2016. Luận văn phân tích thực trạng huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – CN Quang Trung từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi cho chi nhánh và nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất khi điều hành lãi suất tiền gửi.

Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng với đề tài “Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, năm 2017. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về NHTM và huy động vốn, đưa ra các nhóm giải về thị trường, nhân sự, kinh tế, tâm lý, kỹ thuật để nâng cao huy động vốn KHCN.

Luận văn “Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế” của tác giả Dương Nguyễn Xuân Hà (2018). Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế, qua đó đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn trong thời gian tới đó là: Tăng cường quản trị rủi ro trong huy động vốn; Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; Đa đạng hóa các hình thức huy động vốn; Hoàn thiện chính sách khách hàng; Phát triển mạng lưới giao dịch, đầu tư cơ sở vật chất; Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động huy động vốn, phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn đối với các đối tượng khác nhau, và đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tại NHTM.

Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-CN Bắc Ninh, hiện tại chưa có nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về huy động vốn KHCN. Vì vậy, ở đề tài này, tôi mong muốn có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn KHCN tại chi nhánh. Qua quá trình nghiên cứu, tôi chú trọng việc kế thừa và chọn


lọc các ý tưởng liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu sâu hơn, ứng dụng vào thực trạng tình hình tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN Bắc Ninh, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển hoạt động huy động vốn KHCN hiệu quả hơn.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại.

- Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài đánh giá công tác huy động vốn từ KHCN; Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn từ KHCN tại VietinBank - CN Bắc Ninh; một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn từ KHCN tại Vietinbank - CN Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công


thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2017 đến năm 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn là số liệu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh theo phân khúc KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh. Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập thông qua các báo cáo hàng năm của ngân hàng.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với một số lượng lớn người được điều tra với thời gian nhanh, ngắn gọn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều. Qua đó, tìm hiểu phân tích về công tác huy động vốn KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh.

Để tiến hành phân tích, có 200 bảng hỏi được phát ra cho các KHCN hiện tại đang sử dụng dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh. Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với các khách hàng đến giao dịch.

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu Đối với dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các chỉ tiêu liên quan đến thực trạng công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng. Các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm: số cuối kỳ, số bình quân, t trọng, cơ cấu...

Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu liên quan đến thực trạng công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân giữa các năm khác nhau.

Đối với dữ liệu sơ cấp:

Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu khảo sát, tác giả tiến hành xem xét, thống kê không có phiếu khảo sát không đạt yêu cầu, đủ 200 phiếu khảo sát hợp lệ. Thang đo trong nghiên cứu là thang đo Likert từ 1-5 điểm ứng với từ mức “Không


đồng ý” đến "Hoàn toàn đồng ý". Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý toàn bộ thông tin thu thập được từ phiếu khảo sát qua phần mềm Excel để thiết kế thành các bảng số liệu chuyển các chỉ tiêu định tính sang định lượng bằng cách lấy tổng điểm chia cho tổng số người tham gia khảo sát để ra giá trị trung bình của yếu tố cần nghiên cứu.

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale): Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n

= (5 -1) / 5= 0.8

Giá trị trung bình có ý nghĩa quy đổi như sau:

- Từ 1.00 - 1.80: Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng.

- Từ 1.81 - 2.60: Không đồng ý/Không hài lòng/ Không quan trọng.

- Từ 2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình

- Từ 3.41 - 4.20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng

- Từ 4.21 - 5.00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng

Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý dữ liệu sơ cấp qua phần mềm Excel thông qua thiết kế thành các bảng số liệu, tính toán các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối theo nội dung nghiên cứu của đề tài. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, tác giả có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết, luận văn được cấu trúc theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2022