Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch sử dụng CSVC, thiết bị CNTT phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Đưa việc sử dụng CSVC, thiết bị CNTT vào tiêu chí thi đua giữa các cá nhân, giữa các tổ chuyên môn trong nhà trường. Tổ chức hướng dẫn cho giáo viên về tính năng, cách sử dụng của các thiết bị CNTT hiện đại. Yêu cầu các nhà cung cấp thiết bị CNTT hướng dẫn trực tiếp cho giáo viên hoặc hướng dẫn cho giáo viên tin học của trường, sau đó giáo viên tin học
sẽ hướng dẫn lại cho giáo viên các môn khác trong trường.
Chỉ đạo sử dụng một cách có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT. Yêu cầu giáo viên tích cực sử dụng phần mềm dạy học kết hợp với thiết bị CNTT để dạy học. Sắp xếp thời khoá biểu một cách hợp lí nhằm động viên, khuyến khích và tạo điều kiện về thời gian để giáo viên thường xuyên vào thư viện nghiên cứu tài liệu, tra cứu trên Internet các sản phẩm CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn của mình.
Phổ biến quy định, nội quy sử dụng thiết bị CNTT, phòng máy tính, phòng chuyên dùng, thư viện... trong toàn trường bằng các hình thức như tổ chức buổi hướng dẫn trực tiếp cho người sử dụng, quy định, nội quy tại các phòng, nơi đặt thiết bị CNTT.
Quan tâm thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất việc sử dụng CSVC, thiết bị CNTT. Động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chuyên môn làm tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình các cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện chưa tốt.
4. Xây dựng chế độ, quy định về bảo quản, bảo trì, bảo hành các thiết bị công nghệ thông tin.
CSVC, thiết bị CNTT được bảo quản tốt sẽ kéo dài thời gian sử dụng đồng thời đảm bảo tính chính xác trong quá trình sử dụng. Các trường thường chỉ quan tâm đến việc đầu tư, trang bị hơn là việc bào quản, bảo trì. Vì vậy, các thiết bị CNTT thường hay bị hư hỏng.
Chỉ đạo cho tổ chuyên môn, giáo viên, các đơn vị thực hiện việc bảo quản, bảo trì các thiết bị CNTT thường xuyên theo đúng quy trình, tiêu chuẩn của nhà sản xuất thiết bị. Các hợp đồng mua thiết bị CNTT phải có điều khoản cụ thể ràng buộc
Có thể bạn quan tâm!
- Đảm Bảo Tính Chuẩn Nghề Nghiệp Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Và Chuẩn Kĩ Năng Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
- Giải Pháp 2: Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Cho Giáo Viên Trung Học Cơ Sở
- Xây Dựng Chuẩn Đánh Giá Giờ Dạy Có Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học.
- Khảo Nghiệm Về Mức Độ Cấp Thiết Và Khả Thi Của Các Giải Pháp Quản Lí Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Của Giáo Viên Các Trường Trung
- Kh O Sát Trình Độ Ứng D Ng Công Ngh Th Ng Tin Trong Dạy Học Của Giáo Viên Ở Tr Ng Đối Chứng Và Tr Ng Thử Nghi M (Tr Ớc Khi Thử Nghi M)
- Đối Với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Hải Dương
Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.
việc bảo hành của nhà cung cấp. Đối với các thiết bị hết thời gian bảo hành phải chỉ đạo, đôn đốc việc sửa chữa các thiết bị hư hỏng sao cho nhanh chóng, kịp thời.
3.2.4.3. Điều ki n thực hi n
- Lãnh đạo nhà trường phải có kế hoạch trong bố trí ngân sách và thu hút nguồn đầu tư xã hội hóa về máy tính phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Ban giám hiệu phải có quyết tâm cao, ưu tiên việc đầu tư CSVC, thiết bị CNTT và phòng máy theo chuẩn quy định ... coi đây là sự đầu tư quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho hoạt động dạy học nói riêng, cũng như sự phát triển của nhà trường nói chung.
- Tổ chức xây dựng các quy định về sử dụng và bảo quản lí máy móc và CSVC của nhà trường, phổ biến các nội quy, quy định về việc sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị về CNTT.
- Thành lập tổ kiểm tra, cũng như có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất việc sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị về CNTT.
3.2.5. Giải pháp 5: Chỉ đạo việc xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện.
3.2.5.1. M c tiêu của gi i pháp
Tạo môi trường dạy học đa phương tiện, giúp giáo viên truyền đạt, cung cấp thông tin dưới nhiều dạng khác nhau (thông tin đa phương tiện), giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức có hiệu quả cao vì sử dụng nhiều nguồn tri giác khác nhau, đồng thời tạo môi trường mang tính tương tác cao trong quá trình dạy học.
Khai thác hiệu quả nguồn thông tin vô cùng phong phú và đang biến đổi hàng ngày của tri thức nhân loại, đặc biệt là nguồn thông tin trên Internet.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hi n
Để tạo môi trường dạy học đa phương tiện có tính tương tác cao, cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Xây dựng thư viện học liệu điện tử phục vụ hoạt động dạy học.
- Tổ chức hình thức học tập qua mạng, nhất là mạng Internet
1. Xây dựng thư viện học liệu điện tử phục vụ hoạt động dạy học
Xây dựng thư viện học liệu điện tử là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho dạy học đa phương tiện. Thư viện học liệu điện tử phục vụ dạy học là các sách điện tử, giáo án điện tử, tài liệu điện tử, thí nghiệm ảo... được lưu trữ dưới nhiều dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, phim...
Hiệu trưởng cần tổ chức xây dựng thư viện học liệu điện tử phục vụ dạy học của trường mình; chỉ đạo cho các tổ chuyên môn đưa học liệu mà tổ và giáo viên sưu tầm, tham khảo hay tự thiết kế ra phục vụ dạy học vào thư viện này. Để tất cả giáo viên có thể tham khảo mọi lúc, mọi nơi và sử dụng trong quá trình giảng dạy, nhà trường phải phổ biến thư viện học liệu này bằng nhiều hình thức khác nhau như:
Một là, đưa lên website của nhà trường. Đây là hình thức phục vụ rất hiệu quả để thực hiện quá trình dạy học đa phương tiện. Vì ngoài việc tham khảo mọi lúc, mọi nơi để soạn bài, giáo viên có thể sử dụng trực tuyến thư viện học liệu điện tử trong quá trình giảng dạy trên lớp.
Hai là, lưu trữ trên các thiết bị di động, thẻ nhớ (USB), trên Icloud ... đưa về cho các tổ chuyên môn và yêu cầu giáo viên sao chép làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn mà mình phụ trách. Bên cạnh đó, hiệu trưởng yêu cầu các tổ chuyên môn và giáo viên tra cứu, tham khảo các học liệu điện tử miễn phí phục vụ cho dạy học tại các website giáo dục, bao gồm thư viện về bài giảng điện tử, giáo án điện tử, thí nghiệm mô phỏng, thí nghiệm ảo hữu ích trong dạy học, nhất là dạy học trong môi trường đa phương tiện.
Để xây dựng thư viện học liệu điện tử của trường phục vụ hoạt động dạy học, hiệu trưởng phân công phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trực tiếp theo dòi. Chỉ đạo cho một giáo viên thành thạo về CNTT, mà tốt nhất là giáo viên giảng dạy môn tin học, chịu trách nhiệm tập hợp các sản phẩm học liệu phục vụ dạy học của giáo viên trong trường, đồng thời sưu tầm, tải một số học liệu cần thiết trên mạng Internet để xây dựng thư viện học liệu cho trường mình. Sau đó, một mặt đưa thư viện học liệu này lên website của nhà trường, mặt khác lưu trữ trên các thiết bị di động như đĩa
thẻ nhớ (USB), lưu trữ trên điện toán đám mây ... Cần chú ý rằng, thư viện học liệu điện tử của nhà trường phải được cập nhật thường xuyên, liên tục để đáp ứng ngày càng hiệu quả cho hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT.
Như vậy, với việc ứng dụng CNTT để xây dựng thư viện học liệu điện tử của nhà trường, cùng với các thư viện học liệu giáo dục miễn phí trên mạng Internet, trong quá trình dạy học giáo viên sẽ dễ dàng tạo ra môi trường đa phương tiện, có tính tương tác cao. Nó làm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tư duy lĩnh hội tri thức mới.
2. Tổ chức hình thức học tập trên môi trường mạng Internet
Việc học tập trên mạng, nhất là mạng Internet sẽ giúp tổ chức được nhiều hình thức học phong phú, mà đỉnh cao là học tập điện tử (E-Learning). Nó tạo ra môi trường học tập mở, linh hoạt. Học sinh có khả năng học tập một cách chủ động ở những thời điểm và những nơi khác nhau. Đây là hình thức học tập hướng vào học sinh.
Một hình thức học tập trên mạng đơn giản, đó là giáo viên ra các bài tập, bài thảo luận cho học sinh, nhóm học sinh mà muốn giải quyết được học sinh phải sử dụng máy tính và Internet. Cụ thể như: giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi, đề thi, ngân hàng đề thi bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, học sinh làm bài trên máy tính, kết quả chấm bài sẽ được thực hiện bằng phần mềm máy tính; giáo viên và học sinh sử dụng thư điện tử (E-mail) để trao đổi, giải quyết các vấn đề trong quá trình dạy học ...
Với việc sử dụng Internet trong dạy học, thì học tập điện tử là hình thức học tập đặc trưng. Đây là hình thức học tập mới mà các tương tác học tập của người học dựa trên những phương tiện của CNTT, mà cụ thể là học tập nhờ mạng máy tính, nhờ đó có thể cập nhật, lưu trữ, phân phối, chia sẻ kiến thức hoặc thông tin một cách tức thời. Để thực hiện được hình thức học tập này, đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có những kĩ năng sử dụng CNTT cần thiết.
Là hình thức học tập mở và linh hoạt do học sinh có khả năng tiếp nhận bài học một cách chủ động ở những thời điểm, địa điểm khác nhau, cũng như tới các nội dung học tập ở mức độ cao thấp tùy vào khả năng cá nhân của học sinh. Hình thức
học tập này vừa có thể phối hợp với hình thức học tập truyền thống, vừa có thể thực hiện độc lập. Mặc dù, hình thức học tập điện tử không có sự tương tác mặt đối mặt giữa giáo viên và học sinh, cũng như giữa các học sinh, nhưng với những tiến bộ của CNTT, học sinh vẫn có những tương tác xã hội với giáo viên cũng như với học sinh khác ở những địa điểm, thời điểm khác nhau.
Khai thác và sử dụng các phần mềm, các tiện ích giúp giáo viên và học sinh học tổ chức học trực tuyến, đây là hình thức mới nhưng có vai trò quan trọng giúp các nhà trường đối phó với đại dịch Covid-19 khi học sinh không thể đến trường do thực hiện cách li xã hội. Các phần mềm học trực tuyến được ưu tiên hàng đầu là Zoom Meeting, Microsft Teams. Để khai thác và sử dụng các phần mềm này thì hiệu trưởng phải chỉ đạo nhà trường xây dựng một quy trình dạy học, đưa ra những quy định, những nội quy, quy chế để đảm bảo dạy trực tuyến có chất lượng tương đương dạy trực tiếp.
3.2.5.3. Điều ki n thực hi n
- Nhà trường phải xây dựng được các phòng học đa phương tiện (Multimedia).
- Có website riêng để cập nhật thư viện học liệu phục vụ hoạt động dạy học.
- Xây dựng quy định, quy chế về dạy học trực tuyến.
- Có chế độ khuyến khích, động viên giáo viên đưa các sản phẩm về CNTT của mình lên thư viện học liệu điện tử của nhà trường.
- Phân công người thành thạo về tin học (tốt nhất là giáo viên tin học) có trách nhiệm thường xuyên đưa và cập nhật thư viện học liệu điện tử của trường.
- Xây dựng diễn đàn để mọi người vào trao đổi học tập kinh nghiệm.
3.2.6. Giải pháp 6: Đổi mới kiểm tra, đánh giá ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, gắn liền với cải tiến việc thực hiện yêu cầu đảm bảo chất lượng
3.2.6.1. M c tiêu của gi i pháp
Hiệu trưởng là người đi đầu trong triển khai ứng dụng CNTT trong các mặt quản lí của nhà trường. Đồng thời thường xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm
tra, đánh giá giúp hiệu trưởng quản lí, tổ chức tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Có giải pháp cải tiến công tác quản lí và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học cho phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hi n
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở nhà trường. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải có thời gian để nghiên cứu về đặc điểm, bản chất của tiết dạy có ứng dụng CNTT, cũng như phương pháp của nó, đồng thời tham khảo ý kiến của các tổ chuyên môn. Từ đó, đưa ra tiêu chí của việc kiểm tra, đánh giá một cách phù hợp, khoa học và chính xác.
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng không thể thiếu của nhà quản lí. Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá sẽ giúp hiệu trưởng xác định được mức độ, hiệu quả quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học trong nhà trường. Qua đó, hiệu trưởng đề ra các giải pháp điều chỉnh cụ thể, phù hợp, kịp thời, chính xác việc ứng dụng CNTT, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động dạy học. Để đánh giá được chính xác cần phải coi trọng cả kiến thức, kĩ năng và thái độ ứng dụng CNTT trong dạy học; Nhà trường phải đưa ra tiêu chí cụ thể của việc kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT như:
- Lấy số l ợng giáo án có ứng d ng CN và hi u qu chất l ợng học tập của học sinh làm tiêu chí đánh giá tinh thần đổi mới ph ơng pháp dạy học bằng vi c ứng d ng CN .
Thống nhất từ các tổ chuyên môn quy định số lượng tiết dạy có ứng dụng CNTT của giáo viên ở từng bộ môn. Căn cứ vào quy định này, nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra mỗi tuần một lần, thống kê số lượng tiết dạy có ứng dụng CNTT của từng giáo viên và thông báo cho giáo viên. Nếu giáo viên chưa hoàn thành thì phải có kế hoạch hoàn thành. Nếu giáo viên dạy đủ, vượt chỉ tiêu thì khuyến khích động viên kịp thời, tạo động lực thúc đẩy trong tập thể giáo viên.
- Lấy chất l ợng của tiết dạy có ứng d ng CN , giáo án đi n tử làm tiêu chí đánh giá trình độ ứng d ng CN , cũng nh trách nhi m tự bồi d ỡng nâng cao trình độ ứng d ng CN trong dạy học của giáo viên.
Chỉ đạo cho tổ chuyên môn và các giáo viên tham gia dự giờ các tiết dạy có ứng dụng CNTT trong tổ. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Trước hết, để giáo viên tự rút kinh nghiệm, tự đánh giá về tiết dạy của mình, nêu những ưu điểm cũng như hạn chế. Sau đó, các thành viên trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến và đánh giá cụ thể bằng phiếu đánh giá mà nhà trường đã thống nhất ban hành.
Bên cạnh đó, nhà trường cần quan tâm đến việc đánh giá của học sinh đối với tiết dạy có ứng dụng CNTT. Bởi vì học sinh chính là đối tượng thừa hưởng, bị tác động trực tiếp và là sản phẩm của những tiết dạy này. Bằng cách phỏng vấn hay dùng phiếu hỏi BGH, giáo viên sẽ có thông tin phản hồi từ phía học sinh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh để từ đó có thể đánh giá đúng hơn chất lượng của tiết dạy có ứng dụng CNTT của từng giáo viên. Đây thật sự là một cách thức để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học của từng giáo viên.
- hống nhất vi c ƯD CN trong dạy học phù hợp với đặc thù từng m n học.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, giáo viên ứng dụng CNTT phù hợp với bộ môn, từng bài dạy, nội dung dạy cụ thể. Tùy vào điều kiện của trường, thống nhất các yêu cầu đối với soạn và trình bày giáo án ứng dụng CNTT; thống nhất các nội dung đánh giá trong phiếu dự giờ phù hợp với yêu cầu của tiết dạy ứng dụng CNTT.
- Ban hành các chế độ để tạo điều ki n, động viên, khuyến khích giáo viên phát huy sáng kiến, sáng tạo trong vi c ứng d ng CN vào hoạt động dạy học.
Hiệu trưởng nhà trường cùng mọi thành viên coi trọng việc tạo ra nền văn hoá chất lượng, trong đó mục đích hoạt động của mọi thành viên trong nhà trường đều hướng về chất lượng dạy học, giáo dục, đồng thời, mọi thành viên đều được lôi cuốn tham gia tích cực vào quá trình cải thiện chất lượng liên tục.
Tùy vào điều kiện của nhà trường, hiệu trưởng xây dựng quy chế khen thưởng, động viên giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong dạy học, từ đó tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích, cá nhân, tập thể giáo viên tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học. Sắp xếp thời khóa biểu thật hợp lí dành thời gian, ưu tiên dành các máy tính, phòng học của nhà trường cho giáo viên nghiên cứu, soạn giáo án, chuẩn bị tiết dạy; xét tặng các danh hiệu thi đua; ưu tiên trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, giáo viên; quy định việc khen thưởng bằng tài chính... hình thành nề nếp, thói quen ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong dạy học.
Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi, kiểm tra, đánh giá, từ đó giúp hiệu trưởng có thể tránh, tìm ra và sửa các lỗi có thể xảy ra trong quá trình quản lí việc ứng dụng CNTT, cũng như xác định được mức độ, hiệu quả quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học trong nhà trường. Mặt khác, giúp hiệu trưởng có cơ sở đề ra các giải pháp cải tiến công tác quản lí và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học cho phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục. Từng bước xây dựng môi trường văn hóa chất lượng trong nhà trường nói chung và chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng. Bắt đầu từ Ban giám hiệu, các cán bộ quản lí, tổ chuyên môn đến giáo viên, học sinh tất cả làm việc và học tập đều phải quan tâm đến chất lượng. Coi chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học là một mục tiêu phấn đấu của từng cá nhân, cũng như là chỉ tiêu thi đua trong năm học.
3.2.6.3. Điều ki n thực hi n
- Yêu cầu giáo viên thực hiện công việc bằng CNTT với lãnh đạo nhà trường.
- Quy định số tiết dạy ứng dụng CNTT cho môn học theo từng học kỳ.
- Có phiếu dự giờ đánh giá phù hợp đối với tiết dạy ứng dụng CNTT phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên. Thống nhất việc dự giờ, kiểm tra chuyên môn định kỳ hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học trong toàn trường.
- Xây dựng quy định công tác thi đua khen thưởng đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai. Đưa các tiêu chí về ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên vào tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.