Các tác tử trong mỗi nhóm có thể sắp xếp theo thang độ nhất định, chẳng hạn: nên < cần < phải (thang độ tăng dần mức độ khuyến lệnh), có thể < chắc là < chắc < chắc chắn (thang độ tăng dần mức độ xác tín khẳng định), cố gắng < sẽ cố gắng < sẽ (thang độ tăng dần mức độ cam kết hành động), có thể (+ động từ) < mong < mong muốn (thang độ tăng dần mức độ đề đạt nguyện vọng).
(iii) Đặc điểm các loại tác tử tình thái có tác dụng thay đổi sức mạnh hành vi ở lời qua phiên chất vấn:
- Nhóm TTTT của hành vi đề đạt nguyện vọng và hành vi điều khiển:
+ Có mối quan hệ nhất định giữa TTTT nhóm hành vi đề đạt nguyện vọng và nhóm hành vi điều khiển. Chúng có thể chuyển hóa hướng tác thể cho nhau (hướng đến các đối tượng hành động với mức độ trách nhiệm được quy định bởi các TTTT này). Có thể xếp chúng theo thang độ sau: mong < mong muốn < có thể (+ động từ) < đề nghị < yêu cầu. Các TTTT thuộc nhóm đề đạt nguyện vọng thể hiện trách nhiệm thực hiện hành động thuộc về người nói, nhưng, hướng đến/ mong chờ sự hành động của đối thể. Các TTTT thuộc nhóm hành vi điều khiển thể hiện trách nhiệm của đối thể thực hiện hành động và người nói có quyền quy kết trách nhiệm này. Thực tế kết quả khảo sát, các TTTT hướng tác thể chủ yếu được sử dụng ở dạng đề đạt nguyện vọng của đại biểu trong hành vi chất vấn [ngoại trừ có số ít trường hợp thể hiện sắc thái khách quan (đề nghị) của NH và của NĐH]. Mà ngữ cảnh chất vấn cho phép NH (người chất vấn) đại diện cho Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện cho tiếng nói của người dân có quyền yêu cầu những người đứng đầu các ngành, Chính phủ giải trình, thực hiện cam kết. Nên, việc sử dụng các yếu tố TTTT này cũng phần nào thể hiện sự hạn chế.
+ Qua mở rộng khảo sát bổ sung 18 phiên CV (thuộc 8 kì họp), các TTTT hướng tác thể được sử dụng cho hành vi CV và trả lời CV được sử dụng đa dạng hơn. Chúng bao gồm: yêu cầu, đề nghị, xin đề nghị, kính đề nghị, xin (xin phép, xin hỏi, xin được, xin có, xin Bộ trưởng), muốn, mong, mong muốn, nhờ. Các TTTT này thể hiện mức độ mạnh/ yếu của hành vi điều khiển. Chúng có thể sắp xếp theo thang độ tăng dần mức độ tình thái như sau: xin (xin hỏi, xin Bộ trưởng, xin cho biết…) < nhờ
< kính mong < mong < mong muốn < muốn < xin đề nghị < đề nghị < yêu cầu. Giữa các phương tiện này, còn có những phương tiện trung gian được sử dụng theo lối kết hợp: xin nhờ, kính nhờ, kính mong. Từ xin là từ được sử dụng với tần suất lớn nhất trong số các từ tình thái của nhóm này. Tại [XI, 6], tần suất sử dụng từ xin là 101.5 lần/ phiên; tại [XII, 10], tần suất này là 147 lần/ phiên. Xin mang nghĩa thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp: xin phép, xin hỏi, xin có ý kiến, xin kiến nghị,… Đồng thời xin cũng thể hiện sự nhún nhường khi đề đạt nguyện vọng: xin Bộ trưởng,
xin cho biết… Cùng với xin, các TTTT nhờ, kính mong, mong, muốn cũng thể hiện rằng chủ ngôn là người có vị thế giao tiếp thấp.
Tần suất TTTT điều khiển thể hiện ý chí sắc thái trung hòa và mạnh mẽ (đề nghị, yêu cầu) thấp. Đề nghị có tần suất sử dụng cao nhất là 21.5 lần/ phiên/ kì và thấp nhất là 4.5 lần/ phiên/ kì. Đặc biệt từ yêu cầu gần như không được sử dụng (chỉ có 14 lần trong tổng số 18 phiên CV); trong đó, chủ yếu là lời yêu cầu của NĐH hoặc lời yêu cầu của các đại biểu cấp cao với những thành viên cấp dưới chịu trách nhiệm về các vấn đề của ngành. Ngược lại, trong 52 phiên TL (8 kì họp- chủ yếu TL về các dự thảo luật), tần suất sử dụng từ xin ít hơn (cao nhất 69 lần/ phiên/ kì; thấp nhất 31.5 lần/ phiên/ kì). Trong khi đó, từ đề nghị được sử dụng trên 63 lần/ phiên/ kì (trừ kì họp 6 khóa XI, 10 khóa XII, tuy có thấp hơn các kì họp khác nhưng vẫn cao hơn so với ở phiên CV). Nội dung ngữ liệu khảo sát của kì họp 6, khóa XI và kì họp 10 khóa XII không chỉ là TL về các dự thảo luật mà còn là nghe báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội và có đặt câu hỏi đối với các đại biểu cấp cao). Vì vậy, tần suất sử dụng từ đề nghị phụ thuộc vào bối cảnh thảo luận hay chất vấn (hội thoại có tính chất tham luận xây dựng luật sẽ có tần suất sử dụng cao, hội thoại chất vấn, tranh luận có tần suất sử dụng thấp). TTTT thể hiện sự cam kết cao và mức độ mạnh của hành vi điều khiển (yêu cầu) ít được sử dụng. Nhìn chung, dù là phiên CV hay TL, từ tình thái yêu cầu gần như không được sử dụng để diễn đạt nguyện vọng của đại biểu cấp dưới với các đại biểu cấp cao hơn. Chúng chỉ được sử dụng khi vị thế giao tiếp của chủ ngôn cao hơn đích ngôn (kì họp 9- KXI, kì họp 4- KXIII). Thực trạng sử dụng loại TTTT này có thể lí giải dựa trên các lí do chủ yếu sau: 1, Ảnh hưởng bởi văn hóa giao tiếp “xưng khiêm, hô tôn” của người Việt; 2, Ảnh hưởng từ vị thế quyền uy trong tâm thức người Việt [số lượng lớn các đại biểu Quốc hội Việt Nam là kiêm nhiệm (76.1%- KXI, 70.6%- KXII, 69.2%- KXIII; theo [114]) và giữa họ có mối quan hệ thứ bậc quyền uy.
- Nhóm TTTT của hành vi khuyến lệnh:
+ Các TTTT thể hiện sức mạnh yêu cầu hành động ở mức cao hơn (cần phải, phải) có tần suất thấp. Chúng lại thường được dùng trong các lượt lời của NTL. NTL sử dụng chúng ở dạng khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ là đại từ nhân xưng số nhiều (ta/ chúng ta) khiến sức mạnh cam kết trách nhiệm cá nhân cũng không được rò ràng. Khi đó, cần chủ yếu được sử dụng với ý nghĩa là tình thái tự nhận thức, không được dùng với đích điều khiển. Vậy nên, hành động tự nhận thức này là một kiểu lập luận yếu:
(2.11) Cho nên, theo đơn đặt hàng, theo yêu cầu và cũng theo yêu cầu này của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới tính được nhu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, cần phải làm tốt cái đó. Một điểm nữa cần phải làm tốt hơn, phải có kế hoạch làm cho được, đấy là liên kết nhau xã hội hóa trong công tác đào tạo và đi theo đó là liên kết quốc tế.
(XIII, 5, S.14.06.2013, L5)
+ Ngoài ra, TTTT nên là một TTTT thể hiện mức độ khuyến lệnh không cao.
Loại TT này thường được sử dụng trong lời CV của NH.
- Nhóm TTTT của hành vi cam kết:
TTTT của hành vi cam kết được sử dụng với cả hai mức độ định hướng cam kết thấp (cố gắng) và trung bình (sẽ). Sự khác nhau này phản ánh mức độ khác nhau về tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực hành động của người nói (người đứng đầu ban ngành, Chính phủ). Trong nhóm này, qua kết quả khảo sát, TTTT sẽ khẳng định trách nhiệm lời hứa về hành động trong tương lai ở mức độ cao hơn so với cố gắng. Tuy nhiên, một số trường hợp, người trả lời đã sử dụng chúng chỉ ở dạng “cam kết tiềm năng” sẽ không tạo được sức mạnh của hành vi cam kết. Chẳng hạn:
(2.12) Bởi vì lãi suất, nợ xấu của những hộ vay để phát triển sản xuất rất thấp so với tất cả nợ xấu của hoạt động tín dụng khác, nên tôi rất muốn sẽ cố gắng cho vay thêm.
(XIII, 5, S.14.06.2013, L2)
- Nhóm TTTT của hành vi xác tín:
Đây là loại TTTT có tỉ lệ sử dụng cao nhất qua bảng khảo sát (bảng 2.5). Chúng gồm TTTT chỉ khả năng (có thể, chắc là, chắc chắn) và TTTT nhận thức (TTTT tự nhận thức- có thể nói, TTTT nhận thức về lượng- một số).
+ TTTT nhận thức thể hiện tính khả năng/ tất yếu:
Kết quả khảo sát qua phiên CV của 13 kì họp (khóa XI, XII, XIV) (bảng 2p3, PL14) cho thấy có sự tương đồng với kết quả khảo sát ở trên: diễn ngôn của các đại biểu Quốc hội sử dụng có sự đa dạng các từ/ tổ hợp từ có ý nghĩa phỏng đoán thể hiện độ tin cậy thấp (đồng nghĩa với mức độ trách nhiệm cam kết về độ tin cậy thông tin không cao). Chúng được bổ sung thêm bởi một số TTTT khác, như hình như, có lẽ, tin chắc (hình như, có lẽ < có thể, chắc là < chắc < chắc chắn, tin chắc). TTTT tạo độ tin cậy thấp có tần suất sử dụng luôn cao hơn so với TTTT có độ tin cậy cao (thậm chí cao gấp 29 lần/ phiên/ kì họp). Thêm nữa, các TTTT thể hiện mức độ tin cậy cao (chắc chắn, tin chắc) lại chủ yếu được dùng trong trường hợp câu giả định (điều kiện- giả thiết). Có nghĩa là trình bày những điều không có thực hoặc chỉ là dự đoán về sự việc chưa xảy ra (thường có dạng cấu trúc kết hợp: chắc chắn… sẽ). Ví dụ:
(2.13) Chắc chắn sẽ có những biện pháp để xử lí thích đáng và đảm bảo trách nhiệm cũng như đảm bảo hiệu quả của dự án và cũng như khắc phục trong thời gian sắp tới.
(XIV, 2, C.15.11.2016, L2)
Chắc chắn còn được sử dụng trong trường hợp thể hiện ý chí duy ý chủ quan và thêm yếu tố rào đón “tôi nghĩ”:
(2.14) Ý thứ hai, về vấn đề cổ phần hóa, theo báo cáo tôi nghĩ chắc chắn chúng ta không thể thực hiện được theo đúng tiến độ.
(XII, 3, S.30.05.2008, L34)
Ngoài ra, chắc chắn còn được dùng trong các câu trình bày lại một quy luật khách quan tất yếu là lẽ thường, sự thật hiển nhiên. Sử dụng các TTTT nhận thức khẳng định này dù có ở mức độ tin cậy thấp hay cao cũng không thể chắc chắn, thuyết phục bằng việc sử dụng quy luật logic khách quan để khẳng định mối quan hệ từ tiền đề đến kết đề (trong đó, lí lẽ từ các con số, thực tiễn là lí lẽ thuyết phục nhất). Trừ trường hợp đưa ra các khả năng có tính dự báo trên cơ sở suy luận quy nạp không hoàn toàn, chúng lại có tác dụng nhất định.
+ TTTT nhận thức thể hiện sự đánh giá về lượng:
Sự đánh giá nhiều- ít về lượng có tính thuyết phục nhất phải dựa trên các căn cứ là các con số cụ thể. Tuy nhiên, qua khảo sát, khá nhiều trường hợp lập luận tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam có đặc điểm là nêu ra sự nhận định về lượng lại không dựa trên căn cứ số liệu đối chiếu. Các TTTT đánh giá về lượng ước chừng số nhiều là: đa số, rất nhiều, phần lớn, không ít, nhiều, tương đối, ước chừng số ít là: một số, một vài. Mặc dù, điều này có thể phản ánh đúng thực tế, nhưng không dẫn được các số liệu cụ thể sẽ tác động đáng kể đến tính chặt chẽ, thuyết phục của lập luận và niềm tin ở phía người nghe. Thậm chí, dễ xảy ra tình huống quy chụp hoặc khái quát hóa vội vã (ví dụ 2.16- PL27). Tần suất từ chỉ lượng ước chừng được trình bày trong bảng 2p4 (PL14).
Vì thế, đối với những trường hợp này đòi hỏi phải bổ sung con số cụ thể trong LC, đặc biệt là trong các trường hợp đặt trong sự tương quan so sánh hoặc ít nhất, ngữ cảnh phải cho phép người nghe tự nhận biết các con số ngầm ẩn.
+ TTTT nhận thức- tự nhận thức:
Các TTTT thuộc nhóm này đồng thời cũng là các yếu tố rào đón hướng người nói (tôi nghĩ, riêng tôi, theo nhận thức, tôi cho rằng, tôi thấy rằng, tôi nghĩ rằng…). Sử dụng nhiều yếu tố rào đón là người nói đã thể hiện sự ngừa trước về tình huống phản bác trong hội thoại, tạo thế an toàn cho nhận định nêu ra. Trong 45 phiên CV của các khóa XI, XII, XIV; các phương tiện tình thái nhận thức rào đón hướng người nói có tần suất xuất hiện cao (cao nhất: 59.5 lần/ phiên/ kì; thấp nhất: 19 lần/ phiên/ kì). Các phương tiện tình thái tự nhận thức mang nhiều tính chủ quan, độ tin cậy trong nội dung phán đoán thấp, nhất là tự nhận thức dựa trên yếu tố trực giác. Vì thế, không tạo được sức mạnh của lí lẽ trong lập luận:
(2.15) Ở trong câu hỏi này, tôi không hiểu đồng chí NTT có ý kiến như thế nào nhưng riêng tôi, rất tâm đắc. Ở đây, với câu hỏi này và theo nhận thức có ba vấn đề.
(XI, 4, C.12.11.2003, L13)
Lối nói rào đón là biểu hiện của nền văn hóa ưa sự tế nhị, nhẹ nhàng của người Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều yếu tố đó lại phần nào ảnh hưởng đến tính cam kết của người nói (các đại biểu) với sự chắc chắn của nội dung sự tình hoặc sức mạnh của hành vi điều khiển. Nếu là trường hợp hỏi đến sự đánh giá chủ quan thì sử dụng các TTTT này là hợp lí. Nhưng, nếu sử dụng nhiều trong những trường hợp cần phải thể hiện rò quan điểm, lập trường; phần nào sẽ phản ánh bản lĩnh, trách nhiệm.
+ TTTT nhận thức qua nguồn tin:
Trong cuộc giao tiếp, ngay khi phát ngôn, chủ thể phát ngôn đã thực hiện luôn hành vi cam kết tự thân trong lời nói. Đó là sự cam kết về tính “quan yếu” giữa chủ ngôn và nội dung phát ngôn (sự cam kết được hiểu một cách khái quát nhất; kể cả không cam kết, suy đến cùng, cũng là một sự cam kết; khi đó, người nói cam kết về sự “không quan yếu”). TTTT nhận thức qua nguồn tin được dùng khá phong phú với các phương tiện cụ thể là: dư luận nói, theo dư luận, nhiều người nói, có thông tin, nhiều ý kiến, nhiều cử tri, một số ý kiến.
Tần suất xuất hiện các TTTT nhận thức thể hiện qua nguồn tin trong hai kì họp của khóa XIV đều trên 20 lần (bảng 2p5, PL15). Đối với lập luận, nguồn tin có vai trò quan trọng, tạo nên căn cứ xác đáng. Tuy nhiên, với những nguồn tin dựa vào ngôi thứ ba như trên, thường không tạo ra được tác dụng thực của chúng (người nghe không hoặc khó khôi phục được tính cụ thể của nguồn tin này). Khi đó, xét về bản chất, chúng có thể tương đương với: nghe nói, nghe đâu. Vì thế, một cách chặt chẽ, chúng cũng chỉ là những phỏng đoán dạng tin đồn nên sẽ không đảm bảo độ tin cậy cho thông tin nêu ra và dễ bị bác bỏ:
(2.16) Mấy ngày hôm qua nhận được rất nhiều tin nhắn điện thoại, của các đồng chí, kể cả các đồng chí cán bộ rất cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về hưu, gọi cho tôi. Và họ nói rằng: “Chưa từng bao giờ, niềm tin đối với nền tư pháp Việt Nam nó thấp như bây giờ”… Đại biểu Quốc hội phẩm chất không bao giờ đi làm dối đất nước này…Cho nên tôi đề nghị thế này, tất cả chúng ta cần phải có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với công tác tư pháp…
(XIV, 9, 13.06.2020)
Sau phát biểu trên, NTL đã tranh luận rằng: có đáng tin không khi nguồn tin là các cuộc điện thoại? Và nhận định như vậy, đã phủ định sạch trơn những thành quả của ngành Tư pháp.
+ Đối lập với thực tế sử dụng đa dạng các TTTT của hành vi xác tín (khẳng định), hành vi xác tín phủ định không được sử dụng nhiều, đặc biệt hiếm khi xuất hiện các TTTT phủ định bác bỏ kiểu: không có đâu, không hề, làm gì có, chưa từng
bao giờ… Điều này do một phần vì tính nghi thức trong giao tiếp tại Nghị trường Quốc hội. Trường hợp ít sử dụng đôi khi lại là một sự phủ định kiểu quyền uy “tôi bảo vậy” hoặc LLY/S “nặc danh” và dễ rơi vào trường hợp kết luận một cách cực đoan. Ngay cả trường hợp đại biểu là người đã từng có nhiều lập luận, tranh biện sắc sảo nhưng vẫn có thể sử dụng TTTT phủ định bác bỏ không có cơ sở vững chắc và bị phản bác (ví dụ 2.16- PL27).
Ngược lại với tình huống trên, TTTT phủ định bác bỏ lại phát huy hiệu quả cao trong một số trường hợp như trong lời chất vấn:
(2.17) …Thế mà qua hai Bộ trưởng nói về nguyên nhân thua lỗ, sập cầu, đập nứt, nhà nứt đều do các nguyên nhân khác, không hề nói gì đến do tham nhũng góp phần vào thua thiệt của bộ mình.
(XIII, 4, S.13.11.2012, L26)
NH đã chất vấn phủ định dựa trên tình hình thực tế ngay tại thời điểm chất vấn.
Do đó, đảm bảo sự chặt chẽ, tin cậy; tạo nên sự lập luận mạnh mẽ, thuyết phục.
Tóm lại, những nội dung phân tích ở trên cho thấy bối cảnh, ngữ cảnh sử dụng có vai trò rất quan trọng để đánh giá sự hợp lí hay không hợp lí đối với các TTTT có tác dụng thay đổi sức mạnh hành vi lập luận. Vì vậy, rất cần sự chú ý cân nhắc đặc điểm của các yếu tố này gắn liền với những ngữ cảnh sử dụng để vận dụng hiệu quả.
2.2.2. Luận cứ (dữ kiện) và lí lẽ (biện minh) trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)
2.2.2.1. Luận cứ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)
a. Kết quả khảo sát luận cứ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)
Bảng 2.6. Luận cứ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)
Luận cứ | Số lượt | Tỉ lệ (%) | Ví dụ | |
1 | Thực tế tồn tại | 119 | 58.9 | …Với công việc này trên thực tế thời gian vừa qua chúng ta đã có một số nông sản có thương hiệu. Ví dụ như bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, thanh long của Bình Thuận… |
2 | Nguồn tin: văn bản pháp lí/ uy tín cá nhân (/tổ chức) | 44 | 21.8 | Nếu không tái xuất thì sẽ bị xử phạt rất nặng theo quy định của Thông tư 61 năm 2007 của Bộ tài chính. |
3 | Hành động thực tế | 24 | 11.9 | Trong thời gian vừa qua kể từ kì họp thứ 3 cho đến nay với sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng các doanh nghiệp và việc các nhóm giải pháp của các bộ, các ngành, các địa |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chuẩn Một Lập Luận Tốt (Criteria Of A Good Argument)
- Quan Điểm Tích Hợp Các Hướng Nghiên Cứu Để Đánh Giá Lập Luận
- Thành Phần Lập Luận Trong Các Lượt Lời Trên Diễn Đàn Quốc Hội (Qua Phiên Chất Vấn) 7
- Các Loại Lí Lẽ Trong Các Lượt Lời (Qua Phiên Chất Vấn)
- Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam: Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn - 10
- Kết Luận Trong Các Lượt Lời (Qua Phiên Chất Vấn)
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Luận cứ | Số lượt | Tỉ lệ (%) | Ví dụ | |
phương, với sự chỉ đạo gắt gao của Chính phủ và giám sát có hiệu quả của Quốc hội; tình hình giải quyết hàng tồn kho, hàng ứ đọng trong doanh nghiệp nhìn chung đã có chuyển biến. | ||||
4 | Số liệu | 15 | 7.4 | … tính thời điểm từ ngày 01.06.2012, chỉ số hàng tồn kho trong lĩnh vực chế biến, chế tạo là 26% đến ngày 01.10.2012 giảm xuống còn 20%... |
Tổng | 202 | 100 |
STT
b. Đặc điểm luận cứ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)
(i) Khuôn trình bày luận cứ:
LC trong các lượt lời lập luận chất vấn/ trả lời, điều hành trên diễn đàn Quốc hội có thể quy về bốn dạng chính là: LC thực tế tồn tại; LC về văn bản pháp lí, uy tín cá nhân/ tổ chức; LC hành động thực tế; LC số liệu. Về bản chất, luận cứ hành động thực tế có thể được xếp vào loại LC thực tế tồn tại. Tuy nhiên, chúng có vai trò riêng trong bối cảnh chất vấn để hướng đích tác động nên có tính độc lập nhất định. Thông thường, các nội dung của LC nói trên thường trình bày theo những khuôn sau:
- Khuôn trình bày luận cứ nguồn tin [văn bản pháp lí/ uy tín cá nhân (/tổ chức)]: Theo/ Qua/ Như/… (KTDNLC nguồn tin)+ ý kiến cử tri/ ý kiến của A (A có uy tín quyền lực)/ báo chí, tên, nội dung văn bản/ hành động, quan điểm của cá nhân/ tổ chức…
- Khuôn trình bày luận cứ thực tế tồn tại: (Trên thực tế) A hiện nay/ đã/ đang/ là…
- Khuôn trình bày luận cứ hành động thực tế: (Thực tế) Với A.../ (đã/ đang) thực hiện A, (thì)….
- Khuôn trình bày luận cứ số liệu: Theo… số liệu là…
(ii) Cấu trúc luận cứ:
Theo kết quả khảo sát, lập luận trong các phiên chất vấn trên diễn đàn Quốc hội chủ yếu là các lập luận phức cả ở lượt chất vấn và trả lời. Vì vậy, hầu hết, mỗi lập luận sẽ có nhiều hơn một luận cứ.
- Luận cứ có thể là một thành phần điển hình trong cấu trúc của lập luận đơn.
- Luận cứ có cấu trúc là một chuỗi suy ý thuộc cấp độ bộ phận trong tổng thể của một quá trình suy luận lớn. Kiểu LC này tồn tại trong một số LL phức (ví dụ 2.26- PL28, 2.27- PL29, 2.28- PL29).
Đối với những trường hợp là lập luận đơn, nhất là câu trả lời giải trình của NTL, có thể có 2, 3, 4… luận cứ hoặc kết luận (ví dụ: 2.4- PL24, 2.5- PL24, 2.6- PL25).
(iii) Vị trí luận cứ:
- Đối với câu hỏi chất vấn: luận cứ thường đứng đầu lập luận
- Đối với câu trả lời: luận cứ thường đứng sau kết luận.
(iiii) Chất liệu xây dựng luận cứ:
- Chất liệu xây dựng LC là các số liệu thực tế (ví dụ 2.18- PL27).
- Chất liệu xây dựng LC là thực tế sự việc, sự kiện, hoạt động đã xảy ra, mọi người đều biết [có thể nhận biết từ: bối cảnh xã hội (thông tin truyền thông, “mắt thấy tai nghe”…)], ngữ cảnh diễn ngôn (tiền giả định là các văn bản báo cáo, dư luận…) (ví dụ 2.29- PL30).
+ Chất liệu xây dựng LC là thực tế phản ánh từ dư luận cử tri (ví dụ 2.19- PL27).
+ Chất liệu xây dựng LC là nguồn tin báo chí (ví dụ 2.20- PL27).
+ Chất liệu xây dựng LC là các nhiệm vụ cần thực hiện trong kế hoạch chiến lược phát triển quốc gia (ví dụ 2.21- PL27).
+ Chất liệu xây dựng LC là mức độ, tính chất bất cập của sự việc liên quan đến các vấn đề phát triển quốc gia (thường được đề cập cùng với kiểu thực tế tồn tại; tồn tại sự việc gì và mức độ ra sao) (ví dụ 2.22- PL27).
+ Chất liệu xây dựng LC là trách nhiệm/ cam kết trách nhiệm của các ban ngành liên quan (ví dụ 2.23- PL27).
+ Chất liệu xây dựng LC là các chính sách (có thể hợp lí hoặc không) (ví dụ 2.24- PL28).
+ Ngoài ra, các luận cứ còn là những tồn tại thực tế sự việc, quan điểm chỉ đạo, hành động…của cá nhân, tổ chức có quyền lực pháp lí hoặc có uy tín; các văn bản có tính hiệu lực pháp lí; các điều kiện cần để có sự phát triển; các tiêu chuẩn đánh giá các vấn đề trên các phương diện phát triển quốc gia…
- Chất liệu xây dựng LC là những nội dung cụ thể của luận cứ (vừa nêu trên). Chúng có thể kết hợp với các KT để tạo ra định hướng rò hơn trong vai trò tạo nghĩa lập luận (ví dụ 2.25- PL28).
2.2.2.2. Lí lẽ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)
a. Khảo sát các loại lí lẽ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn)
Lí lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong cấu trúc lập luận. Xác định một lập luận, nhất thiết phải tìm ra được lí lẽ. Nếu không có lí lẽ thích hợp, lập luận đó chỉ là lập luận yếu, sai dựa trên sức mạnh quyền uy.