duy trì tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Cầu phúc (tháng Giêng), Lễ hội Cầu Ngư Bơi chải, Lễ hội Bánh Chưng Bánh Giày…
Tuy nhiên, sự phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường xã hội, thể hiện ở những nội dung sau:
- Mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên: Trước đây, thực hiện chủ trương nâng cấp bãi biển vốn coi là thương hiệu của Thanh Hóa trở nên khang trang và hiện đại, chính quyền tỉnh chấp thuận để tập đoàn FLC triển khai nhiều dự án xây dựng quy mô lớn tại thành phố Sầm Sơn. Trong số đó có dự án kè toàn bộ bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương; phá bỏ, thay thế ki-ốt kinh doanh tự phát bằng hệ thống cửa hàng hiện đại; dịch chuyển khu vực bến đậu của ngư dân sang vị trí khác. Tuy nhiên, ngư dân Sầm Sơn bày tỏ phản đối cơ quan chức năng dẹp toàn bộ nơi neo đậu, vì cho rằng việc làm đó đã chặn đường ra biển của họ, triệt đường khai thác thủy sản gần bờ trước mặt của khu nghỉ dưỡng. Việc thu hồi bãi biển Sầm Sơn sẽ xóa sổ 4 bến neo đậu tàu, thuyền của ngư dân, 705 phương tiện phải dời đi nơi khác. Song song đó, khoảng 3.000 lao động gián tiếp và trực tiếp cũng đứng trước nguy cơ bị mất việc làm. Việc giao bãi biển cho FLC gây bất ngờ cho người dân, đặc biệt là các hộ kinh doanh kiot trên bãi biển. Mặt khác, ngư dân và các hộ kinh doanh chưa thống nhất cao đối với các vị trí bến thuyền, ki ốt kinh doanh trên bãi biển mà Thành phố sắp xếp; cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ chưa nhận được sự đồng thuận của đa số người dân; chưa có tiêu chuẩn, số lượng, việc làm mới cho số lao động bị ảnh hưởng.
- Gây mất trật tự đô thị: Tình trạng lấn chiếm xuống lòng đường để kinh doanh còn phổ biến. Các phương tiện xe điện, xích lô, ôtô, xe đẩy đậu đỗ lộn xộn. Còn có nhiều người chào mời, chèo kéo khách... gây mất trật tự đô thị nghiêm trọng. Tuy nhiên, những hiện tượng này đã giảm nhiều từ sau năm 2015.
- Trước đây tình trạng chém giá, bắt chẹt khách, bám đuổi khách, tranh giành khách và nhiều tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, trộm cắp, mại dâm, tự ý tăng giá, ăn mày... gây phiền nhiễu cho du khách vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, sau năm 2015 khi chính quyền Sầm Sơn triển khai quyết liệt các biện pháp bảo đảm an ninh, an
toàn…những hiện tượng này đã giảm nhiều.
3.1.2 Công tác quản lý môi trường tại KDL Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Về trách nhiệm BVMT của các cơ sở kinh doanh du lịch: Về cơ bản, các cơ sở đã có các thủ tục về môi trường như bản cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường. Đầu năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại một số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch điển hình trên địa bàn thành phố Sầm Sơn. Kết quả kiểm cho thấy, hầu hết chủ các cơ sở đã thu gom và xử lý chất thải rắn theo quy định (hợp đồng với Công ty CP Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn vận chuyển về bãi rác thành phố). Tuy nhiên, công tác thu gom, xử lý nước thải chưa đảm bảo, hiện chỉ có 30% các cơ sở đã có biện pháp thu gom và xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải cục bộ theo nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt trước khi thải ra môi trường; các cơ sở còn lại chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nước thải phát sinh chỉ được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại và hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn để đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố Sầm Sơn để tiếp tục xử lý.
- Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: nhìn chung việc thu gom chất thải rắn là đạt yêu cầu. Tuy nhiên bãi chôn lấp rác thải hiện đã quá tải và nằm trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh. Do quá trình đầu tư dự án khu xử lý chất thải rắn mới còn nhiều khó khăn, UBND tỉnh đã có Công văn số 1691/UBND-NN ngày 11/3/2013 đồng ý chủ trương điều chỉnh dự án nâng cấp, cải tạo khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh thành phố Sầm Sơn. Dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 08/4/2014. Hiện tại, Công ty vừa thi công xây dựng dự án vừa duy trì hoạt động của bãi rác, khối lượng công trình hiện đã đạt được khoảng 75%.
- Công tác thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt
Nước mặt và nước thải sinh hoạt của thành phố Sầm Sơn được thu gom qua các hệ thống thoát nước của thành phố dẫn về 02 trạm bơm Mai Trang và Bà Triệu.
Tại đây, nước thải được thu gom trong bể chứa dung tích và bơm đẩy về lần lượt qua 03 ao sinh học xử lý yếm khí, hiếu khí và ao tùy nghi. Nước thải được lưu giữ, xử lý trong 03 ao sinh học trong khoảng 5-10 ngày và được xả vào sông Đơ. Từ cuối năm 2013, UBND thành phố Sầm Sơn đã triển khai dự án nâng cấp hệ thống xử lý nước thải thành phố Sầm Sơn. Theo đó, nước thải sau khi được thu gom từ trạm bơm cấp 1 sẽ được đưa về các hồ kỵ khí, hiếu khí và hồ điều hòa để xử lý trước khi xả vào sông Đơ.
Hiện nay, UBND thành phố Sầm Sơn đã bàn giao công trình và cơ sở hạ tầng cho Công ty cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn quản lý và vận hành từ năm 2009 theo Quyết định 1846/QĐ-UBND ngày 17/12/2009. Từ sau khi hệ thống mới được xây dựng hoàn thiện, UBND thành phố Sầm Sơn đã tiếp tục bàn giao công trình Công ty cổ phần Môi trường đô thị và Dịch vụ du lịch Sầm Sơn quản lý và vận hành từ cuối năm 2014. Tuy nhiên, thực tế hoạt động tại các công trình xử lý tập trung này chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân, do cơ sở hạ tầng của công trình hệ thống xử lý nước thải tập trung còn kém, tuyến thu gom nước thải chưa được thu gom triệt để, công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung nhỏ so với thực tế phát sinh nước thải hằng ngày của thị xã; đặc biệt là vào các tháng cao điểm của mùa du lịch, do đó, vào mùa hè hầu như hệ thống luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, UBND thành phố Sầm Sơn chưa lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định.
3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí đạt chuẩn về BVMT của các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa
Đề tài thực hiện đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí đạt chuẩn về BVMT của cơ sở ăn uống tại khu vực nghiên cứu dựa trên Bộ tiêu chí thông qua hình thức: Điều tra xã hội học 03 nhóm đối tượng (Cán bộ quản lý cơ sở ăn uống; Cộng đồng địa phương xung quanh các cơ sở ăn uống và khách du lịch sử dụng dịch vụ tại cơ sở ăn uống). Kết quả điều tra thu được, Cán bộ quản lý tại các cơ sở ăn uống (57 phiếu/60 phiếu phát ra); Khách du lịch (116 phiếu/200 phiếu phát ra); Cộng đồng địa phương (97 phiếu/100 phiếu phát ra). Kết hợp với điều tra về mức độ đáp ứng các tiêu chí về BVMT, đề tài cũng thu thập thông tin về những khó khăn, bất cập của các cơ sở ăn uống tại khu vực nghiên cứu khi áp dụng Bộ tiêu chí vào thực tiễn. Kết quả thông tin thu được trên các mẫu phiếu điều tra được tổng hợp trong các bảng 6,7,8. Cụ thể như sau:
Mã số | Tên tiêu chí | Thực trạng và khả năng đáp ứng tiêu chí | Khó khăn/ bất cập khi áp dụng tiêu chí |
A1 | BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN | ||
A1.1 | Phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường | ||
A1.1.1 | Vị trí, kiến trúc và không gian của cơ sở | 100% các cơ sở ăn uống đã điều tra đều xây dựng đúng với quy hoạch sử dụng đất của địa phương; | Một số các cơ sở chưa có kiến trúc và không gian thoáng mát, thân thiện với môi trường; chưa lắp đặt các hệ thống chắn gió, mưa gây ẩm ướt, mất vệ sinh tại khu vực phục vụ du khách khi trời mưa. |
A1.1.2 | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM); Kế hoạch BVMT; Đề án BVMT | 97% các cơ sở ăn uống đã điều tra đã thực hiện bản ĐTM hoặc đề án bảo vệ môi trường | Một số cơ sở đã lập bản ĐTM, đề án BVMT nhưng chưa hoàn thiện các biện pháp BVMT |
A1.2 | Quản lý, xử lý chất thải |
Có thể bạn quan tâm!
- Bước đầu nghiên cứu đánh giá mức độ đạt chuẩn về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở ăn uống tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa - 4
- Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích, Tổng Hợp Tài Liệu, Số Liệu Thứ Cấp
- Đánh Giá Tác Động Của Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Đến Môi Trường Và Công Tác Quản Lý Môi Trường Tại Khu Du Lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Kết Quả Đánh Giá Của Cộng Đồng Địa Phương Về Mức Độ Đáp Ứng Các Tiêu Chí Đạt Chuẩn Về Bvmt Của Các Cơ Sở Ăn Uống Tại Kdl Sầm Sơn, Thanh
- Đề Xuất Bổ Sung, Hoàn Chỉnh Một Số Tiêu Chí Bvmt Đối Với Các Cơ Sở Ăn Uống Cho Phù Hợp Với Thực Tiễn
- Để Đánh Giá Mức Độ Đạt Chuẩn Về Bảo Vệ Môi Trường
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Bảng 6: Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý các cơ sở ăn uống tại KDL Sầm Sơn, Thanh Hóa về mức độ đáp ứng các tiêu chí đạt chuẩn về BVMT
Tên tiêu chí | Thực trạng và khả năng đáp ứng tiêu chí | Khó khăn/ bất cập khi áp dụng tiêu chí | |
A1.2.1 | Thu gom nước thải | 80% các cơ sở ăn uống đạt được tiêu chí; Đa số các nhà hàng đều xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sơ bộ thông qua bể 03 ngăn | Do chưa có sự đồng bộ về hạ tầng cấp, thoát nước, nên hầu hết các khu, điểm du lịch chưa có hệ thống thu gom nước thải tập trung. Nước thải tại một số nơi vẫn thải trực tiếp ra môi trường hoặc được thu gom lẫn với hệ thống thu gom nước mưa làm thay đổi thành phần nước thải gây khó khăn trong công tác xử lý. |
A1.2.2 | Tự xử lý nước thải (nếu có) | 64% các cơ sở được trang bị hệ thống bể lắng 03 ngăn để xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường; | Một số nhà hàng xây dựng từ lâu chưa được cải tạo, xây dựng bổ sung. |
A1.2.3 | Lọc dầu, mỡ dư thừa | 97% các cơ sở có thực hiện các biện pháp để lọc dầu, mỡ dư thừa. | |
A1.2.4 | Thu gom chất thải rắn sinh hoạt | 100% các cơ sở thu gom rác thải. | Rác thải đôi khi chưa được tập kết đúng giờ và đúng nơi quy định và chưa được phân loại. |
A1.2.5 | Thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt | 97% các cơ sở trang bị 02 thùng đựng rác để phân loại rác thải hữu cơ (đồ ăn thừa, nguyên liệu chế biến bỏ đi…) và rác vô cơ (túi nylon; bát đũa, giấy ướt dùng 1 lần…) rác thải tái chế (chai nước, vỏ lon, thùng carton…) được thu gom riêng. | Các thiết bị lưu chứa chưa được vệ sinh thường xuyên hoặc không có nắp đậy thu hút côn trùng, gây mất vệ sinh. |
A1.2.6 | Thời gian lưu chứa CTR sinh hoạt | 100% các cơ sở đảm bảo đúng thời gian quy định | |
A1.2.7 | Thu hồi các sản phẩm thải bỏ sau sử dụng | 84% các cơ sở không thực hiện thu hồi các sản phẩm thải bỏ sau sử dụng. | Hầu hết các cơ sở không phân biệt được các sản phẩm thải bỏ và chất thải nguy hại nên bỏ chung với thùng rác thải vô cơ hoặc rác tái chế |
A1.2.8 | Phân loại và thu gom chất thải nguy hại | 100% các cơ sở không phân loại và thu gom riêng các CTNH. | |
A1.2.9 | Tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu lượng CTR | 93% thực hiện tái sử dụng một số vỏ chai, bình đựng, khăn lau… |
Tên tiêu chí | Thực trạng và khả năng đáp ứng tiêu chí | Khó khăn/ bất cập khi áp dụng tiêu chí | |
A1.2.10 | Hạn chế phát sinh chất thải rắn | 100% các cơ sở sử dụng thức ăn chưa phục vụ, thức ăn còn lại được tận dụng để chăn nuôi gia súc | |
A1.3 | Bảo vệ môi trường không khí | ||
A1.3.1 | Kiểm soát tiếng ồn | Hầu hết các cơ sở có thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, hạn chế gây ảnh hưởng đến du khách và cộng đồng địa phương | Một số cơ sở do chiều lòng du khách nên không nhắc nhở người gây ồn ào hoặc không quy định cấm hút thuốc lá |
A1.3.2 | Kiểm soát ô nhiễm không khí | 100% các cơ sở đều có lắp hệ thống hút mùi và thông gió tại khu vực nhà bếp, khu ăn uống | |
A1.3.3 | Phòng, chống tác hại của thuốc lá | 70% các cơ sở được khảo sát có gắn biến quy định khu vực không được phép hút thuốc lá | |
A1.4 | Chất lượng nước | 67% các cơ sở đang sử dụng nguồn nước từ các nhà máy; 33% cơ sở sử dụng nước giếng khoan đã qua hệ thống lọc, được lấy mẫu kiểm tra đạt QCVN về nước sử dụng cho ăn uống | |
A1.5 | Nhà vệ sinh | 100% các cơ sở được lựa chọn khảo sát không có nhà vệ sinh cho người khuyết tật. | Nhiều cơ sở ăn uống không đồng ý với tiêu chí bắt buộc có nhà vệ sinh cho người khuyết tật mà chỉ nên để khuyến khích. |
A1.6 | Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học | ||
A1.6.1 | Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên | 100% các cơ sở có thực hiện các biện pháp để tiết kiệm điện năng | Chi phí lắp đặt các thiết bị tiết kiệm điện là khá cao, các cơ sở chưa thể thay thế hàng loạt, do vậy mặc dù đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện nhưng hiệu quả chưa cao |
93% các cơ sở sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện (đèn led; đèn compact) | |||
17% các cơ sở có lắp đặt vòi cảm ứng và vòi cảm ứng và vòi hạn dòng | Các trang thiết bị vệ sinh cảm ứng chi phí rất cao, dễ hỏng và khó tìm đồ thay thế nên không được nhiều cơ sở lắp đặt |
Tên tiêu chí | Thực trạng và khả năng đáp ứng tiêu chí | Khó khăn/ bất cập khi áp dụng tiêu chí | |
47% có lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (bình nước nóng; pin mặt trời); năng lượng gió (quả cầu thông gió) để giảm chi phí điện năng | Tùy thuộc vào quy mô và khả năng đầu tư và nhận thức mà mỗi cơ sở có thể thực hiện các biện pháp khác nhau để sử dụng hiệu quả tài nguyên | ||
A1.6.2 | Sử dụng nguyên, vật liệu, sản phẩm thân thiện với môi trường | 80% các cơ sở không sử dụng bếp than để chế biến các món ăn | |
56% các cơ sở sử dụng các hóa chất tẩy rửa thân thiện với môi trường để rửa chén, bát, đồ nấu nướng… | Nhiều cơ sở chưa biết đến các nhãn sản phẩm tẩy rửa thân thiện với môi trường nên chưa sử dụng | ||
80% các cơ sở trang bị các đồ làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường | Một số cơ sở nhỏ chưa có điều kiện đầu tư vẫn sử dụng bàn ghế nhựa, khăn trải bàn nylon… | ||
A1.6.3 | Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học | 100% các cơ sở cam kết không làm hại các hệ sinh thái tự nhiên và tuân thủ các quy định về bảo vệ động, thực vật hoang dã | |
A2 | BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI | ||
A2.1 | Đảm bảo trật tự xã hội, an ninh an toàn cho du khách | 100% các cơ sở được khảo sát cam kết bán đúng giá; không chèo kéo, ép buộc khách du lịch; đảm bảo an ninh, an toàn; tài sản… cho du khách trong khu vực cửa hàng | |
A2.2 | Niêm yết giá các sản phẩm, dịch vụ | ||
A2.3 | Hưởng ứng, tham gia các hoạt động BVMT trên địa bàn | 100% các cơ sở ăn uống được khảo sát khẳng định có tham gia các hoạt động BVMT trên địa bàn và đồng ý hỗ trợ, đóng góp, chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với người dân địa phương | Việc hỗ trợ, chia sẻ lợi ích với cộng đồng chưa được thường xuyên, chủ yếu nhận người dân vào làm lao động thời vụ. Bản thân các cơ sở cũng phải cắt giảm chi phí nhân công vào thời điểm vắng khách. |
A2.4 | Hỗ trợ và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương | ||
A2.5 | Tiếp nhận thông tin và xử lý các vấn đề môi trường | 88% các cơ sở ăn uống được khảo sát có bố trí bộ phận lễ tân, để tiếp nhận các phản ánh của khách du lịch về các vấn đề môi trường tại cơ sở | Một số cơ sở nhỏ lẻ, một người kiêm nhiệm nhiều vai trò nên chưa kịp thời tiếp nhận và giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra |
Tên tiêu chí | Thực trạng và khả năng đáp ứng tiêu chí | Khó khăn/ bất cập khi áp dụng tiêu chí | |
A3 | Thông tin – truyền thông; Nguồn lực và nghĩa vụ bảo vệ môi trường | ||
A3.1 | Thông tin – Truyền thông | ||
A3.1.1 | Niêm yết các quy định về BVMT | 57% các cơ sở có gắn các biển báo, nội quy có lồng ghép các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở | Nhiều cơ sở chưa quan tâm thực hiện |
A3.1.2 | Tuyên truyền, giáo dục, vận động tham gia BVMT | 97% các cơ sở được khảo sát có yêu cầu nhân viên thực hiện tốt các quy định về BVMT | |
A3.1.3 | Tập huấn, giáo dục bảo vệ môi trường | 100% các cơ sở được khảo sát có tổ chức tập huấn kỹ năng hoặc cử cán bộ, nhân viên tham gia các khóa tập huấn về BVMT | |
A3.2 | Nguồn lực và nghĩa vụ bảo vệ môi trường | ||
A3.2.1 | Nguồn nhân lực bảo vệ môi trường | 100% các cơ sở có bố trí nhân lực đảm bảo công tác bảo vệ môi trường | Các cơ sở có quy mô nhỏ, nhân lực BVMT được bố trí kiêm nhiệm |
A3.2.2 | Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường; Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) | 93% các cơ sở thực hiện tốt quy định về nghĩa vụ nộp thuế, phí BVMT | Về phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, chưa có quy định và danh mục các cơ sở phải thực hiện nên nội dung này hiện nay chưa được triển khai |
A3.2.3 | Thực hiện nghĩa vụ về thanh tra môi trường | 100% các cơ sở chấp hành, tuân thủ yêu cầu của các đoàn kiểm tra | Các cơ sở yêu cầu có những quy định cụ thể về nội dung và số lần nội dung kiểm tra trong năm |
A3.2.4 | Thực hiện báo cáo và xử lý thông tin về môi trường | 97% đồng ý thực hiện các báo cáo các thông tin khi có yêu cầu | Các cơ sở chưa thực hiện chủ động hàng năm theo quy định |
A3.2.5 | Khen thưởng về hoạt động BVMT | 40% các cơ sở có thực hiện khen thưởng, tăng lương cho các cá nhân có thành tích, ý thức cao trong công tác BVMT tại cơ sở | Kinh phí dành cho các hoạt động BVMT tại các cơ sở hầu như không có hoặc có rất ít |
A3.2.6 | Thành lập hoặc tham gia quỹ BVMT | 47% các cơ sở có trích quỹ để thực hiện các hoạt động BVMT |
(Nguồn: Kết quả điều tra của đề tài, 2018)