Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT


CBQL

Cán bộ quản lý

GD

Giáo dục

GDTM

Giáo dục thẩm mỹ

GV

Giáo viên

GVMN

Giáo viên mầm non

HS

Học sinh

KH

Kế hoạch

KHH

Kế hoạch hóa

KT

Kiểm tra

MN

Mầm non

Quyết định

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp, trẻ mầm non các trường Mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ năm học 2016 - 2017 30

Bảng 2.2. Thống kê Số trường, số lớp mẫu giáo theo xã phường thị trấn của huyện Nậm Pồ năm học 2016-2017 31

Bảng 2.3. Thống kê số phòng học, số trẻ mầm non và số giáo viên mẫu giáo theo xã phường thị trấn của huyện Nậm Pồ năm học 2016-2017 32

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của hoạt động GDTM cho trẻ 36

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về mục đích của hoạt động GDTM 37

Bảng 2.6. Thực trạng mục tiêu của hoạt động hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 39

Bảng 2.7. Thực trạng nhiệm vụ của hoạt động hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 40

Bảng 2.8. Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên... 41

Bảng 2.9. Thực trạng hình thức của hoạt động hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 42

Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động GDTM cho các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 46

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức hoạt động quản lý hoạt động GDTM cho các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 47

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo hoạt động quản lý hoạt động GDTM cho các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 49

Bảng 2.13. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDTM cho các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 50

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDTM cho các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 51

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 79

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 81

vi

Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu ở trường mầm non 83


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc GDTM cho trẻ mẫu giáo 36

Sơ đồ 2.2. Mục đích của việc GDTM cho trẻ 38

Sơ đồ 2.3. Thực trạng các nội dung quản lý hoạt động GDTM 52

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp 85

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Với trẻ em lứa tuổi mầm non thì đa số trẻ đang bắt đầu hình thành khả năng sáng tạo, tư duy ngay từ bậc học mầm non. Đối với trẻ em, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhân cách trẻ. Do đó để phát triển nhân cách một cách toàn diện cho trẻ mầm non thì nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cần phải bắt đầu từ rất sớm. Vì giáo dục thẩm mĩ nó hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết bao lao động tích cực.

Theo những nghiên cứu gần đây giáo dục thẩm mĩ tác động vào con người ngay từ khi còn nhỏ, trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh, rất dễ cuốn hút vào cảnh vật có mù sắc. Tâm hồn trẻ thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Bởi chính như vậy việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm mầm những tà năng nghệ thuật cho tương lai.

Trẻ mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nói riêng là những trẻ đang bước vào độ tuổi phát triển mạnh về các đặc điểm nhân cách tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ ở giai đoạn tiếp theo

Việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã được tổ chức và triển

khai thực hiện và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên do điều kiện huyện Nậm Pồ là huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, đường xá đi lại khó khăn, 99% là con em dân tộc thiểu số và để hạn chế thấp những khó khăn tồn tại và tiếp tục phát huy tối đa những mặt mạnh cần có được hệ thống các biện pháp quản lí sao cho hình thức giáo dục này trở nên hiệu quả hơn.

Hiện nay các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã quan tâm đến chất lượng giáo dục, nhà trường đã áp dụng mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, nhiều biện pháp để phát triển toàn diện toàn diện cho trẻ. Trong đó đã đề cập đến việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non. Lấy trẻ làm trung tâm để trẻ phát triển tư duy cho trẻ, cân đối, nhanh nhẹn, khám phá, sáng tạo, cảm nhận, biểu lộ cảm xúc, biết yêu cái đẹp, gia đình, thiên nhiên, và thực tế đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ còn nghèo nàn, đơn điệu về phương pháp và hình thức tổ chức, các phương pháp mà các cô sử dụng từ trước tới nay vẫn còn mang tính áp đặt, rập khuôn theo mẫu, sao chép mà chưa thể phát huy được tính sáng tạo và linh hoạt. Ngoài ra trẻ cũng chưa có những kỹ năng nhất định, tích hợp giáo dục thẩm mĩ lấy trẻ làm trung tâm với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ở trường mầm non còn hạn chế không sáng tạo chưa hiệu quả.

Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên dựa trên ưu thế của hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được những biện pháp mang tính khoa học, phù hợp với địa bàn nghiên cứu thì có thể hiệu quả quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động giáo dục tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên sẽ tốt hơn và chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao hơn.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lí họat động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1. Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2018.

6.2. Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn tại một số trường mầm non cụm thượng huyện, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Gồm 5 trường: Nà Hỳ, Nà Khoa, Nà Bủng, Na Cô Sa, Chà tở.)

6.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích các tài liệu khoa học về quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo và các văn bản có tính pháp lý liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Bảng hỏi được xây dựng để khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng để phỏng CBQL và GV để làm rõ các vấn đề của thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát: dùng trong quan sát các hoạt động giáo dục thẩm mĩ của GV tại các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: dùng trong nghiên cứu kết quả hoạt động giáo dục ở các trường mầm non để làm rõ thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: Dùng trong quá trình xử lý số liệu điều tra thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu luận văn quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non. Nghiên cứu này làm rõ cơ sở lý luận công tác hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Hơn nữa, hoạt động giáo dục thẩm mĩ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, với những hoạt động thông qua việc học sẽ để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người. Hoạt động cảm nhận cái đẹp có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con người.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy bức tranh thực trạng làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/01/2023