Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 26

197


Đáp: việc đầu tiên bắt buộc phải học giáo lý Hôn nhân khoảng 6 tháng, nhưng không học liền, mỗi tháng chỉ học mấy ngày thôi, còn phải đi làm ăn.

Hỏi: đi học giáo lí xong rồi mới cưới à?

Đáp: vâng. Cũng có trường hợp học xong giáo lý hôn nhân rồi nhưng không cưới vì thấy không hợp nhau.

Hỏi: ở đây có nhiều như thế không?

Đáp: Ít thôi, mói chỉ có hai đôi.

Hỏi: nhưng mà với người Mông xưa khi bắt về có thủ tục nhận ma, vậy người Công giáo có thủ tục gì để nhập vào cái gia đình đó không?

Đáp: không có thủ tục gì cả.

Hỏi: có khấn trước ban thờ Đức Mẹ không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Đáp: có khấn nhưng chủ yếu là những người mới theo thôi.

Hỏi: tiền thách cưới có nhiều không? Lễ vật là những gì, bao nhiêu?

Đáp: tiền mặt thì họ đạo quy định nhà gái chỉ được lấy 3 đến 4 triệu đồng, 10 lít rượu, 30 đến 40 kg thịt lợn.

Hỏi: bố mẹ hai bên có cho vợ chồng trẻ của cải không?

Đáp: có, tùy điều kiện gia đình.

Hỏi: khi tổ chức cưới có làm chứng hôn không?

Đáp: có làm chứng hôn, con trai một người, con gái một người. Linh mục đến làm lễ cho.

Hỏi: ở đây đã có đôi nào phải ra Tòa giải tội chưa?

Đáp: chưa có đôi nào cả.

Hỏi: người Mông Công giáo khi qua đời thì làm thế nào?

Đáp: phải thông báo cho nhau để mọi người giúp đỡ. Người nhà tắm rửa, mặc quần áo mới cho người chết, khâm liệm, đưa vào quan tài để tổ chức việc tang.

Hỏi: trong tang lễ có đọc Kinh không? những kinh nào hay dùng?

Đáp: có đọc kinh Vực sâu, kinh Lạy cha, kinh kính mừng.

Hỏi: người chết thường để trong nhà mấy ngày? Đáp: không được quá hai ngày, có quy định rồi. Hỏi: trên quan tài có đặt già không?

Đáp: có tượng Chúa chịu nạn, 4 ngon nến, phía trước đầu quan tài còn có cây Thánh giá ghi tên người chết nữa.

Hỏi: thế quan tài đặt ngang hay đặt dọc trong nhà?

Đáp: đặt dọc.

Hỏi: khi đưa ra nghĩa trang thì chân đi trước hay đầu đi trước?

Đáp: đầu hướng vào bàn thờ, chân hướng ra ngoài.

Hỏi: tại sao phải đặt như thế?

Đáp: theo phong tục mà.

Hỏi: khi tiễn đưa người chết ra nghĩa trang có đọc Kinh không?

Đáp: có, mọi người đưa tang cùng đọc kinh.

Hỏi: trong đám tang có thổi khèn, thổi sáo, đánh trống không?

Đáp: không có khèn, kèn hay trống đâu. Bên đạo khác bên không theo đạo.

Hỏi: thế là khi có người chết thì có thể mời linh mục đến xức dầu, có thể mời Ban hành giáo đến; có mời ông trưởng thôn, ông trưởng họ đến không?

198


Đáp: chỉ có linh mục mới xức dầu. Báo trưởng dòng họ đến để chuẩn bị hậu sự. Báo cho trưởng thôn để trưởng thôn thông báo cho mọi người trong thôn.

Hỏi: sau khi chôn cất người chết xong về nhà có đọc kinh nữa không?

Đáp: có đọc kinh trong 3 ngày sau đó.

Hỏi: hằng năm đến dịp giỗ người thân qua đời, người Mông có xin lễ bàn thờ không?

Đáp: cũng có người xin lễ, nhưng nhà mình không có bàn thờ tổ tiên. Hỏi: ngày 1 tháng 11, linh mục có về làm lễ cầu cho các linh hồn không? Đáp: có, linh mục ở Bảo Yên lên làm lễ cho các linh hồn.

Hỏi : thế trong cộng đồng mình có nhà nào còn làm ma khô không ?

Đáp : không ai làm ma khô, chỉ có bên không theo đạo họ mới làm, tốn lắm.

Hỏi : mộ của họ đạo có tập trung một chỗ không?

Đáp: các gia đình chôn rải rác chứ không tập trung.

Hỏi : trẻ mới sinh khó nuôi thì có đem trẻ bán cho Đức Mẹ không?

Đáp: có làm, thấy cũng tốt được Chúa che chở mà.

Hỏi: những bài hát Thánh ca thì mình hát bằng tiếng Mông à?

Đáp: hát cả tiếng Kinh, cả tiếng Mông.

Hỏi: trong khi hát có dùng sáo hay khèn để thổi không?

Đáp: không, dùng đàn Oócgan.

Hỏi : các em khi mà múa hát thì trang phục như thế nào?

Đáp: các em vẫn mặc quần áo dân tộc Mông.

Hỏi: Ở đây có nữ tu nào về để mà dạy giáo lí hoặc dạy các em múa hát không?

Đáp: có, nhưng ít khi lắm. Năm 2016 có nữ tu về dạy 2 ngày.

Hỏi: thế ai dạy cho các em?

Đáp: các giáo lý viên của họ đạo.

Hỏi: Mùa chay vừa rồi, có tổ chức thi Kinh bổn không? Đáp: có, nhưng tổ chức ở Sa Pa xa quá không ai đi được. Hỏi: trẻ mà chịu phép Thêm sức thì về đâu?

Đáp: tùy theo, có thể ở Bảo Hà (Bảo Yên), hoặc Phố Lu (Bảo Thắng) cũng có khi lên tận Lào Cai. Làm ở các nhà thờ.

Hỏi: ở đây có ai đi học nội trú ngoài tỉnh không?

Đáp: không có em nào.

Hỏi: do các em học kém hay do không chịu đi học?

Đáp: Nhiều nguyên nhân lắm: các em không thích đi học; gia đình nghèo; các em lớn phải đi làm nương giúp bố mẹ, không đi học được.

Hỏi: ở đây có bao nhiêu hộ người Mông thuộc diện hộ nghèo?

Đáp: có đến 10 hộ nghèo, bà con khó khăn lắm, làm chẳng đủ ăn, thỉnh thoảng mất mùa là khổ.

Hỏi: thôn này có những tổ chức đoàn thể nào?

Đáp: có Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân

nữa.

Hỏi: các tổ chức quần chúng có hoạt động mạnh không?

199


Đáp: có thấy hoạt động, cán bộ cũng đến vận động nhân dân làm ăn, xây dựng Nông thôn mới; vay vốn ngân hàng...

Hỏi: thôn mình có ai là cán bộ, đảng viên người Công giáo có không?

Đáp: chưa có ai, trình độ thấp quá, không làm cán bộ được.

Hỏi: ở đây, đứng đầu nhóm đạo người ta gọi là gì?

Đáp: họ hay gọi là ông trùm, nhóm trưởng.

Hỏi: thế dưới nhóm trưởng có những chức vụ gì? Phó nhóm à?

Đáp: không có phó nhóm.

Hỏi: có thư kí không?

Đáp: thư kí thì có, chị Hạng Thị Xa.

Hỏi: ở đây chưa có nhà thờ, nhà nguyện thì các em học hát, học múa ở đâu?

Họ đạo mình sinh hoạt ở nhà ai?

Đáp: tất cả mọi hoạt động đều tổ chức ở nhà ông Tráng (nhà của một tín đồ dùng làm nơi sinh hoạt của nhóm-LĐL nhưng có dịp lễ chúng tôi đến điểm sinh hoạt Công giáo người kinh ở xã Hòa Mạc (thuộc huyện Văn Bàn, cách thôn Nậm Si Tan khoảng 8 km-LĐL)

- Cám ơn anh!

200


Hình ảnh Nhà thờ Sa Pa năm 1935 Ảnh chụp từ tư liệu lưu trữ tại khu du lịch 1

Hình ảnh Nhà thờ Sa Pa năm 1935. Ảnh chụp từ tư liệu lưu trữ tại khu du lịch Sa Pa.


Nhà thờ Thánh gia Giuse Hầu Thào Sa Pa Ảnh tác giả chụp tháng 7 2019 201 Nhà 2

Nhà thờ Thánh gia Giuse-Hầu Thào (Sa Pa). Ảnh tác giả chụp tháng 7/2019

201


Nhà nguyện thôn Lý Lao Chải Sa Pa Ảnh tác giả chụp tháng 7 2019 Nhà nguyện thôn 3

Nhà nguyện thôn Lý Lao Chải (Sa Pa). Ảnh tác giả chụp tháng 7/2019


Nhà nguyện thôn Lồ Lao Chải Sa Pa Ảnh tác giả chụp tháng 7 2019 202 Nhà thờ Tà 4

Nhà nguyện thôn Lồ Lao Chải (Sa Pa). Ảnh tác giả chụp tháng 7/2019

202


Nhà thờ Tà Ghênh Bản Mù Trạm Tấu Yên Bái Ảnh tác giả chụp tháng 11 2018 Một 5

Nhà thờ Tà Ghênh (Bản Mù, Trạm Tấu, Yên Bái). Ảnh tác giả chụp tháng 11/2018


Một cơ ở thờ tự mới được xây dựng năm 2018 tại đội 6 Sử Pán Sa Pa Ảnh 6


Một cơ ở thờ tự mới được xây dựng năm 2018 tại đội 6 Sử Pán (Sa Pa).

Ảnh tác giả chụp tháng 8/2019

203


Một ngôi nhà tín đồ được sử dụng làm nơi sinh hoạt tôn giáo Ảnh tác giả 7

Một ngôi nhà tín đồ được sử dụng làm nơi sinh hoạt tôn giáo.

Ảnh tác giả chụp tại Bản Mù (Trạm Tấu, Yên Bái) tháng 11/2019


Bên trong ngôi nhà của tín đồ dùng làm nơi sinh hoạt tôn giáo tại Bản Mù 8

Bên trong ngôi nhà của tín đồ dùng làm nơi sinh hoạt tôn giáo tại Bản Mù (Trạm tấu, Yên Bái). Ảnh tác giả chụp tháng 11/2018

204


Một thành viên Ban Hành giáo thôn Lồ Lao Chải Sa Pa Lào Cai trả lời phỏng vấn 9

Một thành viên Ban Hành giáo thôn Lồ Lao Chải (Sa Pa, Lào Cai) trả lời phỏng vấn của tác giả.

Ảnh chụp tháng 8/2019


Một tín đồ thôn Lao Chải trả lời phỏng vấn của tác giả Ảnh tác giả 10


Một tín đồ thôn Lao Chải trả lời phỏng vấn của tác giả. Ảnh tác giả chụp tháng 9/2018

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023