biến; Phải có trí tuệ, hiểu biết sâu sắc, toàn diện, đầy đủ, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, sự tinh thông về kĩ thuật, chiến thuật. Đồng thời, theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn việc chỉ huy binh sĩ của người tướng soái là hoạt động tổng hợp, có tính thống nhất và và đề cao tính đoàn kết, tính kỉ luật trong quân đội; sức mạnh trong chiến tranh sẽ được tạo nên bởi vua thánh minh, tướng hiền, ba quân giữ lễ, sĩ tốt vâng mệnh, kỉ luật nghiêm minh; đối với tiền tài thì phải liêm, dùng của cải thì phải tiết kiệm, đối với cấp trên thì trung thành, với binh sĩ thì cùng lo, có lòng nhân mà không bỏ nguyên tắc.
Bàn về: Huấn luyện người chỉ huy, chiến sĩ và đơn vị cho các lực lượng tương lai [40], tác giả M. C. John (2003) cho rằng, chỉ huy đó là “chịu trách nhiệm về mọi thứ mà đơn vị làm hoặc không làm” [40, tr. 75], đề cao vai trò của người chỉ huy trong hoạt động chỉ huy cấp dưới là điều khiển, chỉ dẫn, cung cấp mục đích và tạo động lực. Ngoài ra, tác giả cho rằng hoạt động chỉ huy của người chỉ huy là hoạt động khó khăn, phức tạp, diễn ra trên nhiều mặt và theo một quy trình bao gồm: duy trì tiêu chuẩn; đặt mục tiêu; lập kế hoạch; làm quyết định và giải quyết vấn đề; giám sát và đánh giá.
Nghiên cứu về: Lãnh đạo phá hoại: Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp đối phó [87], các A. Erickson, B. Shaw, J. Murray và S. Branch (2015) đã tập trung phân tích và nhận diện những hành vi chỉ huy được coi là phá hoại của người sĩ quan trong quân đội Mỹ. Các tác giả quan niệm, lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội là một hoạt động phức tạp, diễn ra trong sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các bộ phận và sự phối hợp nhịp nhàng giữa người chỉ huy với cấp dưới. Người chỉ huy cần nắm vững và thực hiện đúng về phạm vi cương vị, chức trách, quyền hạn của mình, duy trì nghiêm kỉ luật quân sự, nếu xa rời những vấn đề mang tính nguyên tắc sẽ dẫn tới những hành vi chỉ huy sai lệch, được coi là hành vi “chỉ huy phá hoại”. Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát trên 2000 khách thể về 20 loại hành vi được coi là chỉ huy phá hoại theo tần suất thực hiện hoặc đã thấy người khác thực hiện chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những đặc điểm về tính đa đạng, phức tạp, căng thẳng, tính kỉ luật cao và sự hiệp đồng chặt chẽ trong hoạt động chỉ huy. Từ đó, đề ra biện pháp nhằm khắc phục những hành vi chỉ huy phá hoại. Đây là những nội dung có thể vận dụng, kế thừa và phát triển trong nghiên cứu của đề tài luận án.
Như vậy, kết quả nghiên cứu về chỉ huy và hoạt động chỉ huy đã cho thấy vai trò quan trọng của người chỉ huy và hoạt động chỉ huy đối với việc xây dựng và phát huy sức mạnh của quân đội; đưa ra định nghĩa về chỉ huy; chỉ ra các mô hình, quy trình, chức năng, phương thức của hoạt động chỉ huy. Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của hoạt động chỉ huy, đây là những cơ sở quan trọng để xác định và làm rõ đặc điểm hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay.
Một số nghiên cứu về năng lực chuyên biệt của người cán bộ trong hoạt động quân sự
Nguyễn Văn Túy (2000), Năng lực chuyên biệt của cán bộ bộ đội biên phòng làm công tác quản lí kiểm soát ở cửa khẩu [78]. Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra các thành tố cấu thành năng lực và vai trò vị trí của từng thành tố trong sự phát triển năng lực quản lí kiểm soát ở cửa khẩu của cán bộ bộ đội biên phòng. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực kiểm soát, từ đó đưa ra các biện pháp tâm lí nhằm phát triển năng lực chuyên biệt của cán bộ bộ đội biên phòng làm công tác quản lí kiểm soát ở cửa khẩu.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: R. K. Shinseki (2002), “Thái độ, kiến thức, kĩ năng” - Lãnh đạo trong quân đội” [111]; J. C. Donald và G. J. Dardis (2004),“Thái độ, kiến thức, kĩ năng” - Mô hình phát triển lãnh đạo” [100], hay của J. P. Doh (2003), “Lãnh đạo có thể được dạy? Những trách nhiệm từ các nhà giáo dục quản lí” [99], các tác giả đã xây dựng mô hình về người lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội Mỹ dựa trên các thành tố Be, Know, Do (Thái độ, kiến thức, kĩ năng), được luận giải như sau:
Về thái độ (Be): Liên quan đến các đặc tính, phẩm chất của người chỉ huy, là khả năng chỉ huy của cá nhân. Với “Be”, người chỉ huy cần nhận thức được giá trị của cá nhân trong tổ chức, nhấn mạnh đến đặc tính của cá nhân như: Tin tưởng vào bản thân, sứ mệnh quân sự của bạn, của đơn vị và của Quân đội Hoa Kỳ; Hiển thị lòng can đảm về thể chất và đạo đức quân nhân; Chủ động hành động; Đảm nhận mọi cơ hội; trung thực và thẳn thắn; Chịu trách nhiệm về lời nói của mình và tiếp thu phê bình mang tính xây dựng; Duy trì thái độ tinh thần tích cực trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành công
Có thể bạn quan tâm!
- Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 1
- Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 2
- Hướng Nghiên Cứu Về Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hình Và Phát Triển Năng Lực Chỉ Huy Của Người Chỉ Huy Trong Hoạt Động Quân Sự
- Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh - 5
- Quan Niệm Về Năng Lực Chỉ Huy Của Cán Bộ Cấp Phân Đội Ở Binh Chủng Công Binh
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
việc trong sự tuân thủ luật pháp, quy định và mệnh lệnh; Tiếp cận mọi vấn đề như một thách thức cần vượt qua và như một cơ hội để học hỏi và phát triển; Linh hoạt và nhanh nhẹn sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi; Sử dụng sự phán đoán của mình và không ngại đưa ra quyết định.
Về kiến thức: Liên quan đến hiểu biết về kiến thức và kĩ năng cần có để thực hiện hoạt động chỉ huy tổ chức. Kiến thức và kĩ năng là trình độ học vấn, những hiểu biết về thuật chỉ huy, kinh nghiệm và các trải nghiệm chỉ huy. Mô hình nhấn mạnh đến “cái” (kiến thức) và “cách” (kĩ năng) trong hoạt động chỉ huy, thể hiện qua các nội dung như: Được mệnh danh là chuyên gia trong công việc; Hiểu rõ sự đa dạng trong công việc được giao hơn bất kì ai khác trong vị trí của bạn; Không ngừng cải thiện kĩ năng nói và viết để trở thành một chuyên gia hướng dẫn; Biết cách thúc đẩy các nhóm binh sĩ thực hiện nhiệm vụ và thành thạo các kĩ năng phát triển nhóm; Nắm vững các thiết bị, phương tiện và vũ khí trong lĩnh vực hoạt động của mình; Là chuyên gia về bảo trì, bảo dưỡng khí tài; Có hiểu biết về lịch sử dân tộc và Quân đội; bám sát các sự kiện thời sự qua đọc báo hàng ngày và tham gia các khóa học hoặc đọc sách hướng dẫn kĩ thuật để cập nhật tình trạng công nghệ của Quân đội.
Về khả năng hành động (Do): Liên quan đến năng lực hành động để chỉ huy tổ chức. Nếu người chỉ huy có tố chất, kiến thức, hiểu biết về lãnh đạo, chỉ huy thì đó mới chỉ là “điều kiện cần”, còn cần phải có “điều kiện đủ” là phải làm (Do) chỉ huy tổ chức có kết quả tốt. Đối với “Do” người chỉ huy vận hành, sử dụng tất cả những gì họ có và biết (Be, Know) nhằm đưa ra những quyết định, chỉ dẫn, thúc đẩy, gây ảnh hưởng với cấp dưới trong tổ chức, giúp họ cố gắng hết mình để hoàn thành sứ mệnh. Yếu tố “Do” được biểu hiện là: Duy trì tốt sức khỏe thể chất và tinh thần; Luôn đi sớm và về muộn; Luôn lắng nghe, quan sát, học hỏi và đặt câu hỏi; Sẵn sàng tình nguyện cho các nhiệm vụ bổ sung; Có năng lực phát triển và dẫn dắt một chương trình đào tạo mạnh mẽ cho tổ chức của mình; Cải thiện kỹ năng và điểm số thiện xạ (kiểm tra mắt hàng năm) và hỗ trợ đồng nghiệp và cấp dưới của mình cải thiện kĩ năng thiện xạ của họ; Đạt xuất sắc các bài kiểm tra theo trình độ quy định và
tiếp tục đạt các loại bằng cấp ngày càng cao hơn; Phấn đấu làm tốt những công việc theo các mức độ khó khăn và tình nguyện tham gia huấn luyện để trở thành các chuyên gia tiêu chuẩn hàng đầu trong vị trí công việc của quân.
Có thể nói, mô hình năng lực thái độ , kiến thức và năng lực hành động (Be, Know, Do) là mô hình được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện trong nhiều năm khi nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, chỉ huy và được áp dụng thành công trong quân đội Mỹ. Mô hình đã xác định và làm rõ nhiều thành tố biểu hiện năng lực của người chỉ huy, đề ra phương thức đánh giá, định lượng cụ thể. Đây là những nội dung quan trọng có thể kế thừa ở luận án này.
Phạm Xuân Nguyên (2009), Năng lực ra quyết định của Sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu [54]. Ở công trình này, tác giả đã làm rõ những đặc trưng cơ bản của hoạt động chỉ huy, các yêu cầu đối với việc ra quyết định chiến đấu. Theo tác giả năng lực của người chỉ huy quân sự biểu hiện ở việc sử dụng linh hoạt phương pháp, nghệ thuật chỉ huy dân chủ và quyền uy cao. Đó là sự thống nhất trí tuệ, ý chí, tình cảm, sức sáng tạo của người chỉ huy; là kĩ năng ứng xử khéo léo và giải quyết các mối quan hệ với bộ đội; biết tạo thời cơ, nắm thời trong mọi điều kiện và tình huống chiến đấu.
Đặng Duy Thái (2017), Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự [66]. Ở nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các biểu hiện năng lực hiểu học viên bao gồm kiến thức, thái độ và kĩ năng hiểu học viên của người giảng viên; xây dựng tiêu chí đánh giá; phân tích các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng năng lực hiểu học viên; đề xuất các biện pháp nhằm rèn luyện, nâng cao năng lực hiểu học viên của giảng viên Đại học quân sự.
Trong nghiên cứu về: Năng lực thuyết phục của Chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam [43] tác giả Nguyễn Văn Kiên (2018) đã coi năng lực thuyết phục là dạng năng lực chuyên biệt, năng lực thực hiện hoạt động thuyết phục của người Chính trị viên; chỉ ra các thành tố tâm lí cấu thành năng lực thuyết phục gồm: kiến thức, thái độ và kĩ năng thuyết phục; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thuyết phục; khảo sát, đánh giá và đưa ra các biện pháp tâm lí xã hội để bồi dưỡng, nâng cao năng lực thuyết phục cho người Chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu về mô hình năng lực BKD và năng lực chuyên biệt như: năng lực thuyết phục, năng lực hiểu học viên, năng lực ra quyết định, năng lực kiểm soát đã đưa ra các quan điểm tiếp cận và biểu hiện của từng dạng năng lực chuyên biệt đó. Đây là những nội dung có thể kế thừa, phát triển để xây dựng cơ sở lí luận về biểu hiện của năng lực chỉ huy, đặc điểm của hoạt động chỉ huy bộ đội. Đồng thời, khẳng định nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là nội dung mới, không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào của các tác giả đi trước.
Một số nghiên cứu về bộ đội công binh
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bộ đội công binh nói chung, Binh chủng Công binh nói riêng, tuy nhiên các nghiên cứu này lại xuất phát nhiều ngành khoa học khác nhau, như: Khoa học quân sự; Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước; Lịch sử, v.v… Trong lĩnh vực học tâm lí, chỉ có duy nhất tác giả Phạm Danh Quý (2007) nghiên cứu về tâm trạng của bộ đội Công binh làm nhiệm vụ dò tìm, xử lí bom mìn - vật nổ. Do vậy, ở luận án này, chỉ quát có tính chất giới thiệu một số tài liệu, công trình có liên quan tới lĩnh vực công binh, nhằm xây dựng cơ sở lí luận trên một số nội dung về chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức v.v…, cụ thể là:
Bộ Quốc phòng (2004), Điều lệ Công tác kĩ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam [10] và Điều lệ công tác tham mưu tác chiến Công binh [13], đã chỉ ra những đặc điểm riêng ở biên chế các vũ khí, trang bị, khí tài đặc chủng có tính chất kĩ thuật và đặc chủng của bộ đội công binh như: xe máy công trình, xe máy vượt sông, các loại cầu, phà; các loại bom, mìn, vật liệu nổ và nhiều phương tiện kĩ thuật hiện đại khác. Đồng thời, thông các công trình này cũng cho thấy tính chất kĩ thuật, yêu cầu kĩ thuật cao và nghiêm ngặt trong tổ chức thực hiện, khai thác sử dụng vũ khí, trang bị, khí tài công binh, đòi hỏi người cán bộ cấp phân đội cần có kiế n thức về tính năng, tác dụng của các loại phương tiện, kĩ năng bố trí, sử dụng phương tiện, khí tài, trang bị kĩ thuật. Trên cơ sở những tài liệu chính thống này, luận án xây dựng được các chỉ báo đo mức độ hiểu biết/kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội.
Phạm Danh Quý (2007), Nghiên cứu tâm trạng của bộ đội Công binh làm nhiệm vụ dò tìm, xử lí bom mìn - vật nổ [61]; Bộ Tư lệnh Công binh (2013), Lịch sử Binh chủng Công binh [14]. Ở các công trình này đã khái quát lại lịch sử hình thành, phát triển của Binh chủng Công binh qua các thời kì; chỉ rõ tính chất, đặc điểm khó khăn, gian khổ luôn phải đối diện với sự nguy hiểm đến tính mạng “lính công binh không có thời bình” trong nhiệm vụ dò tìm, xử lí bom mìn - vật nổ và các nhiệm vụ bảo đảm công binh; tính chất thầm lặng “công binh đi trước, về sau”, sự phân tán lực lượng trong quá trình thực hiện nhiêm vụ. Đây là những nội dung quan trọng, là cơ sở để xác định đặc điểm nhiệm vụ của phân đội công binh và đặc điểm hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy yêu cầu khách quan về năng lực chỉ huy, đòi hỏi cán bộ cấp phân đội không chỉ có kiến thức, kĩ năng mà luôn cần có thái độ tích cực trong hoạt động chỉ huy để tạo nên sự nỗ lực, cố gắng, bình tĩnh, tự tin vượt lên những khó khăn, gian khổ của nhiệm vụ.
1.1.2. Hướng nghiên cứu về biểu hiện năng lực chỉ huy của người chỉ huy trong hoạt động quân sự
Vương Thừa Vũ (1976), Mấy vấn đề về chiến đấu và huấn luyện của lực lượng vũ trang” [83]. Tác giả cho rằng người chỉ huy là nhân tố quyết định trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng; phải am hiểu sâu sắc và sử dụng khéo léo lực lượng của các quân chủng, binh chủng; có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, tìm ra cách đánh mới; linh hoạt, sáng tạo; có tác phong nghiêm túc, khẩn trương, kiên quyết, táo bạo, sâu sát và tỷ mỉ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra biểu hiện năng lực chỉ huy gồm: trình độ kiến thức “am hiểu sâu sắc”; các kĩ năng tổ chức, sử dụng lực lượng, xử lí tình huống và các phẩm chất, thái độ của người chỉ huy trong thực hiện nhiệm vụ. Từ nghiên cứu này, luận án sẽ hệ thống các tiêu chí qua các chỉ báo cụ thể về biểu hiện năng lực chỉ huy và đây là nội dung mà luận án cần bổ sung, phát triển.
Nguyễn Lương Bích (1977), Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ [4]. Ở nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra quan điểm của Nguyễn Huệ cho rằng năng lực chỉ huy chiến đấu của người chỉ huy biểu hiện ở biết mình biết địch, tranh thủ chủ động, nắm vững thời cơ, phát huy yếu tố bất ngờ; “tập trung chỉ
huy, lực lượng và phương tiện chiến đấu, có tác phong chỉ huy dũng cảm, mãnh liệt, thần tốc, độc lập, mưu trí, linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán táo bạo” [Dẫn theo 4, tr. 68]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tư tưởng của Nguyễn Huệ đề cao yếu tố “thần tốc” trong chỉ huy; chỉ ra năng lực chỉ huy biểu hiện ở tri thức, hiểu biết của người chỉ huy, khả năng đánh giá tình hình, năng lực tổ chức và “cơ trí linh hoạt” xử lí tình huống trong chiến đấu.
Lê Trọng Tấn (1979), Mấy vấn đề chỉ đạo và chỉ huy tác chiến [65]. Ở cuốn sách này, tác giả đã khẳng định vai trò quyết định của người chỉ huy và hoạt động chỉ huy đối với việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đơn vị. Theo tác giả, chỉ đạo và chỉ huy tác chiến chính là việc tổ chức, quản lí, điều hành đơn vị thực hiện nhiệm vụ chiến đấu; trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, năng lực chỉ huy được biểu hiện trên các nội dung: nắm quân chắc, tổ chức nhanh, thu quân gọn; điều chỉnh lực lượng nhanh và hợp lí; luôn có lực lượng bổ sung; thực hiện nhiều hình thức chiến thuật. Đây là những nội dung có thể kế thừa, bổ sung và phát triển trong nghiên cứu về biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.
Bàn về: Người quản lí giỏi, nghệ thuật lãnh đạo [2], tác giả A. Uris (1994), cho rằng để trở thành một nhà lãnh đạo, quản lí giỏi cần có những năng lực như: suy đoán và giải quyết vấn đề một cách khách quan khoa học; hiểu người, phẩm chất thông minh, linh hoạt trong việc điều hành và ra định quản lí; năng lực giao tiếp, truyền đạt tư tưởng và sử dụng quyền lực; am hiểu cấp dưới, giỏi về mặt chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ cần thiết đối với công việc. Theo tác giả để có năng lực người lãnh đạo, quản lí cần có trình độ kiến thức, kĩ năng và sự thành thạo nghiệp vụ.
Nguyễn Tâm Ấn (1996), Tôn tử Binh pháp [3]. Ở nghiên cứu này đã khái quát lại tư tưởng quân sự của Tôn Tử được thể hiện trên các nội dung chính như: tướng soái muốn có chỉ huy binh sĩ và chỉ huy chiến đấu thắng lợi cần thấu hiểu đạo, thiên, địa, tướng và pháp. Nghĩa là, có kiến thức sâu rộng, toàn diện về chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật, địa hình, thời tiết và đặc biệt là hiểu biết về binh pháp (kĩ thuật, chiến thuật tác chiến). Năng lực người chỉ huy trong hoạt động quân sự được biểu hiện qua các yêu cầu về lí
- bị - quả - giới - ước. Lí nghĩa là quản lí, chỉ huy quân sĩ phải chặt chẽ, quy củ, đề cao tính kỉ luật; bị là sự phòng bị, lúc nào cũng phải phòng bị nghiêm ngặt, không thể để bị động, bất ngờ; quả là quả cảm, là lòng dũng cảm của người chỉ huy; giới là sự thận trọng ngay cả khi đang thắng trận; ước là mệnh lệnh ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng, mạch lạc. Như vậy, năng lực của người chỉ huy quân sự được Tôn Tử xem xét, đánh giá trên cả hai phương diện là nhận thức và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, đây là những nội dung có rất giá trị cho đến tận ngày nay.
G. Countois (1996), Lãnh đạo, quản lí một nghệ thuật [33]. Ở cuốn sách này, tác giả đã phân tích một số đặc điểm của hoạt động lãnh đạo quản lí và cho rằng lãnh đạo, quản lí vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Đồng thời, tác giả đã đưa các biểu hiện về năng lực của người lãnh đạo, quản lí đó là: có kĩ năng điều khiển, thu hút cấp dưới; có niềm tin vào công việc; óc quyết đoán và sáng tạo; biết người biết mình; có tầm nhìn xa; có thái độ tôn trọng người khác.
D. V. Day; P. Gronn và E. Salas (2004), “Năng lực lãnh đạo trong các đội” [97]. Các tác giả đã đưa ra quan điểm tiếp cận năng lực lãnh đạo là một dạng năng lực chuyên biệt, năng lực thực hiện hoạt động lãnh đạo, quản lí bao gồm đầu vào là năng lực cá nhân người lãnh đạo biểu hiện qua kiến thức, thái độ và kĩ năng, kết hợp với các “nguồn lực - vốn xã hội” (các yếu tố về con người, nhiệm vụ và điều kiện của tổ chức) và đầu ra, kết quả cuối cùng là “hiệu suất nhóm”. Kết quả nghiên cứu được đánh giá là có thể áp dụng để nâng cao năng lực chỉ huy cho người chỉ huy trong quân đội Hoa Kỳ. Chính vì vậy, ở luận án có thể tiếp cận, kế thừa, bổ sung và phát triển một số nội dung trong nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.
Ngô Minh Tuấn (2015), Lịch sử tâm lí học và tâm lí học quân sự [78]. Tác giả đã hệ thống lại tư tưởng của Nguyễn Trãi cho rằng năng lực của người tướng được biểu hiện trước hết ở thái độ của họ với đất nước, với nhiệm vụ và với cấp dưới mà bao hàm trong đó là sự nhân nghĩa. Lấy nhân nghĩa làm gốc; lấy nhân nghĩa để làm nền tảng quyền mưu: “Hun đúc bằng những điều nhân nghĩa, khiến ai ai cũng hết lòng thành, thân với kẻ trên, chết cho người trưởng”, phải có năng lực tổ chức, giáo dục, xây dựng