Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Tích Hợp

chọn sắp xếp nội dung dạy học phùhợp mục tiêu dạy học, kĩ năng tìm các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học và nhất là kĩ năng đánh giá thường xuyên, định kì…

Để QL việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực DH TH cho GV, hiệu trưởng chú ý các vấn đề sau:

+ Hiệu trưởng lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực DH TH cho GV một cách hệ thống, bài bản và có kiểm tra, đánh giá việc áp dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy.

+ Chỉ đạo thực hiện một số giờ dạy mẫu theo quan điểm DHTH ở tất cả các bộ môn và thảo luận rút kinh nghiệm, bàn bạc, thống nhất, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng dạy học theo quan điểm này.

+ Phân công GV có kinh nghiệm, năng lực vững vàng giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm…Giúp GV có ý thức tự học hỏi, khiêm tốn, cầu thị.

+ Tạo điều kiện cả về thời gian và kinh phí để hỗ trợ, động viên GV dự các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, tham quan học tập cũng như việc tự bồi dưỡng.

+ Bản thân hiệu trưởng phải là tấm gương về tự học, tự rèn luyện, gương mẫu trong học tập, bồi dưỡng để mọi người noi theo.

1.4.2.3. Quản lý hoạt động học của học sinh

HS là chủ thể của hoạt động học tập, là đối tượng của quá trình dạy học, giáo dục và là chủ thể của quá trình nhận thức. GV là người tổ chức điều khiển, hướng dẫn hoạt động học tập của HS. Thông qua GV, hiệu trưởng QL hoạt động học tập của HS. HS học tập tốt nhất khi có nhu cầu học tập; hiểu rõ mục tiêu của khóa học;

thấy rõ ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm phong phú của bản thân; sử dụng các tài liệu học tập có ý nghĩa thực tế và thích hợp với HS; có thể tham gia một cách tích cực và chủ động vào quá trình học tập; động cơ học tập tích cực; khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống, công việc và mối quan hệ hợp tác cởi mở giữa GV với HS và giữa HS với nhau,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Để học tập của HS có chất lượng, hiệu quả theo quan điểm DHTH, hiệu trưởng cần tập trung quản lý các nội dung sau:

+ Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn đánh giá được đầu vào và đánh giá liên tục trong quá trình dạy học để biết HS cần gì, khả năng, sở thích về sự sẵn sàng và sự tiến bộ của HS. Chỉ đạo chặt chẽ, khoa học phân loại HS theo tiêu chí cụ thể đã hoạch định theo từng bộ môn.

Quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 5

+ Nâng cao nhận thức cho HS học tập theo hướng tích hợp qua các buổi sinh hoạt, các phong trào thi đua.... HS nhận thức được rằng dạy họctích hợp đã tạo cơ hội để mỗi HS phát huy được khả năng của mình trong việc vận dụng kiến thức các môn học một cách có hệ thống vào giải quyết các tình huống thực tiễn; mọi HS đều được tham gia trao đổi về các vấn đề có liên quan giữa các môn học. Từ đó tạo hứng thú và niềm say mê trong học tập.

+ Xây dựng nề nếp học tập của HS theo hướng DHTH Chỉ đạo tổ chuyên môn hình thành phương pháp học tập của HS. Việc hình thành phương pháp học tập hợp lý cho HS trước hết phải thông qua sự tổ chức, dẫn dắt của GV bộ môn qua giờ học trên lớp, với tinh thần đổi mới phương pháp hướng vào người học, dạy học sinh tự học, chú ý đến năng lực vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của HS,...

+ Chú trọng chỉ đạo hoạt động phụ đạo HS. Chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học sẽ được nâng lên khi tỷ lệ HS yếu kém về học tập giảm xuống. Vì vậy, cần đưa hoạt động phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi thành chương trình, nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch đầu năm của nhà trường, của tổ nhóm và của cá nhân GV. Xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp với trình độ, năng lực nhận thức, hoàn cảnh, đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS.

+ Chỉ đạo phối hợp giữa GVCN, GV bộ môn, Đoàn thanh niên trong việc quản lí hoạt động học tập của HS. Giáo dục, hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức học tập chuyên cần, chăm chỉ, ý chí vượt khó vươn lên. Cho học sinh hiểu được đi học là quyền lợi và là nghĩa vụ của dân tộc giao, học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định mình.

+ Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập ở nhà của HS. HS chỉ có ¼ thời gian học tập ở trường. Còn lại là thời gian HS chịu rất nhiều tác động và chịu sự quản lý của gia đình, xã hội. Việc học của HS phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố hoàn cảnh kinh tế,

truyền thống và phong tục của gia đình, địa phương. Do đó, quan tâm chỉ đạo và tổ chức học ở nhà của HS là một trong những biện pháp đảm bảo chất lượng học tập.

+ Chỉ đạo GVCN, GV bộ môn có các hình thức kiểm tra, đánh giá để đánh giá liên tục các hoạt động học tập của HS và báo cho HS, cha mẹ HS và nhà trường biết.

1.4.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy tích hợp

Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Thông qua việc KTĐG, hiệu trưởng có biện pháp để nâng cao chất lượng DHTH trong nhà trường.

- Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra phù hợp với nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực học sinh với "ma trận đề". Hiện nay có hai thang đánh giá cơ bản: thang đánh giá Bloom (1956): với 6 cấp độ nhận thức: Biết, Hiểu, Ứng dụng, Phân tích, Tổng hợp, thang đánh giá các cấp độ tư duy (Thinking Levels) của GS. Boleslaw Niemierko bao gồm các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao. Các bước tiến hành: bước 1 - xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực. Bước 2 - Lựa chọn các quan điểm, các thuyết và các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung của bài giảng hoặc chủ đề đang đề cập nhằm phát huy được các năng lực của người học.

- Chỉ đạo đổi mới cách ra đề, kiểm tra đánh giá để tăng hứng thú của học sinh. Định hướng chung của việc đổi mới ra đề thi theo hướng các đề thi dần dần sẽ dành một thời lượng đáng kể và dành một khối lượng đáng kể cho những câu hỏi đánh giá năng lực của người học. Thiết kế đề thi kiểu câu hỏi mở...

- Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau, mọi sự đổi mới kiểm tra đánh giá phải làm cho học sinh tích cực hơn, nỗ lực hơn và phải dẫn đến sự biến đổi ở người học (không chỉ là làm chủ kiến thức, kỹ năng… mà quan trọng hơn thay đổi cả thái độ, niềm tin).

- Chỉ đạo việc tổ chức kiểm tra đánh giá đảm bảo trung thực công bằng khách quan. góp phần quan trọng trong việc tuyển chọn và phân loại đúng năng lực, trình độ của học sinh thúc đẩy học sinh cố gắng khắc phục thiếu sót hoặc phát huy năng lực,

sở trường của mình; đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho người dạy nẵm vững hơn tình hình học tập và rèn luyện của học sinh hoặc nhóm học sinh; cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp việc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn.

- Quản lí thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của học sinh: chuyển từ đánh giá tổng kết sang đánh giá quá trình; từ đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức,... sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; xem đánh giá như là một PPDH (tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học); tăng cường sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá.

- Quản lí sự phản hồi của học sinh: Sau khi kiểm tra đánh giá học sinh. GVBM thu thập và xử lí thông tin phản hồi từ học sinh. Sau đó xác định kết quả học tập. Nhà quản lí cần nắm vững thông tin này để điều chỉnh biện pháp quản lí cho phù hợp.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học tích hợp

1.4.3.1. Các yếu tố chủ quan

*) Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

Người quản lí là người phải có tâm, có tầm, có tài, luôn có sự định hướng đúng đắn cho sự phát triển của đơn vị trong xu thế phát triển chung của ngành và xã hội. Có năng lực tham mưu và vạch ra những hướng đi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường.

*) Trình độ, năng lực, phẩm chất của GV

Đặc điểm lao động của người GV đó là: Đối tượng của lao động sư phạm là con người Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình Nghề tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao cho xã hội Nghề đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và tính sáng tạo.

Với đặc điểm lao động như trên, năng lực, phẩm chất, trình độ của GV có ảnh hưởng rất lớn đến dạy học và QLDH.

*) Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS

Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS có ảnh hưởng nhất định đến việc DHTH HS học tập tốt nhất khi:

+ Có nhu cầu học.

+ Hiểu rõ mục tiêu của bài học, mục tiêu của khóa học; thấy ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm của bản than.

+ Có thể tham gia một cách tích cực, chủ động vào quá trình học tập.

+ Động cơ học tập tích cực, đặc biệt từ bên trong bản thân (lòng tự trọng, mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống,..).

+ Khả năng áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống, công việc.

1.4.3.2. Các yếu tố khách quan

*) Chính sách chủ trương về dạy học tích hợp

Chiến lược phát triển GD &ĐT đến năm 2010 của Chính phủ đã xác định một trong những mục tiêu của GD&ĐT là “Mở rộng quy mô đi đôi với coi trọng chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới một xã hội học tập”.

*) Chương trình giáo dục

Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông. Trong đó tích hợp ở Tiểu học và THCS, phân hóa ở THPT.

*) Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường

Để đảm bảo việc DHTH, điều kiện dạy học thực tế của trường phải gắn liền với các yêu cầu nhất định về cơ sở vật chất như phải có phòng học bộ môn kèm theo thiết bị nghe nhìn, kết nối mạng,…Phải có thư viện nhà trường với đầy đủ các sách tham khảo cho việc dạy và học các bộ môn khác nhau.

*) Điều kiện của gia đình và địa bàn xã hội

Truyền thống văn hoá, môi trường và cách cư xử đạo đức, nhân ái của mỗi gia đình đều tác động mạnh mẽ đến bản thân HS, đồng thời là tác nhân thúc đẩy (và có thể là kìm hãm) động cơ, phương pháp và thái độ học tập của chúng. Do vậy, việc tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh HS giúp GV chủ nhiệm có thể

tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp đối với mỗi thành viên của lớp mình; động viên cha mẹ HS tích cực tham gia công việc GD ở trường và ở gia đình; giúp cha mẹ HS phương pháp GD và theo dõi con cái ở nhà; giúp cha mẹ HS hiểu rõ công việc giảng dạy, giáo dục của nhà trường và việc học tập, rèn luyện của con cái họ để họ tổ chức cho HS học tập, lao động, giải trí và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

*) Chất lượng đầu vào

Chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng DH.(THCS phải tuyển sinh 100% HS đã hoàn thành chương trình Tiểu học).

*) Áp lực thi cử và bệnh vị thành tích trong giáo dục.

Đáng lo ngại là hiện nay trong xã hội ta bệnh học từ chương khoa cử còn ảnh hưởng nhiều. Áp lực học để thi, thi phải đỗ đã đè nặng lên tâm lý Hiệu trưởng, người dạy, người học, vì thế người học hầu như không được học theo nhu cầu, năng lực và nguyện vọng của mình, GV không thể đáp ứng theo nhu cầu, nguyện vọng của HS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Dạy học tích hợp là một trong những định hướng chính của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thừ năm học 2018-2019, nhằm hướng tới mục tiêu là chuyển nền giáo dục nước ta từ chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng sang nền giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Dạy học tích hợp là tuân theo quy luật nhận thức của loài người và quy luật phát triển của khoa học, đáp ứng yêu cầu giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm một cách linh hoạt, từ đó hình thành, phát triển đồng thời các năng lực chung và năng lực có tính chuyên biệt, đặc thù. Giá trị về lí luận và thực tiễn của DHTH đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công và triển khai đại trà. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa được áp dụng một cách phổ biến và có hệ thống, do vậy DHTH cần được nghiên cứu chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông từ năm học 2018-2019.

Quản lí dạy học tích hợp của người hiệu trưởng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc đổi mới chương trình giáo dục từ năm học 2018-2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Việc quản lí dạy học tích hợp của hiệu trưởng là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi cần phải được nghiên cứu một cách sâu sắc từ khâu: Lập kế hoach, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả.

Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở lý luận để khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp ở chương 2, chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG‌

2.1. Một vài nét về khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Vài nét khái quát về các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

2.1.1.1. Huyện Ninh Giang

Ninh Giang nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương; phía Bắc giáp các huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ; phía Nam giáp huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình); phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ và huyện Vĩnh Bảo (Tp Hải Phòng); phía Tây giáp huyện Thanh Miện. Trung tâm huyện lỵ ở vị trí 20045vĩ Bắc 106020kinh Đông. Là huyện xã trung tâm tỉnh (cách trung tâm tỉnh khoảng 30km) song có điều kiện giao lưu với các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Thái Bình thuận lợi hơn các huyện khác.

Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 135,48km2, dân số trung bình năm 2015 là

142.513 người; có 27 xã và 01 thị trấn với 105 thôn, khu phố. Là huyện có quy mô dân số và diện tích lớn trong 12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Tín đồ các tôn giáo có khoảng 19.296 người, với các tôn giáo chính như: Phật giáo, Công giáo...

Đảng bộ huyện Ninh Giang là một trong những Đảng bộ lớn của tỉnh, hiện có 54 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, gồm: 28 Đảng bộ xã, thị trấn; 27 Đảng bộ, Chi bộ cơ sở cơ quan, với 8.175 đảng viên (tính đến tháng 3/2016).

Ninh Giang là một huyện đồng bằng với độ cao giữa các vùng chênh nhau không nhiều, cốt đất cao độ trung bình khoảng 1-1,5m, những vùng cao, vùng trũng xen kẽ nhau, nghiên dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gây khó khăn cho việc thủy lợi hóa, cơ giới hóa. Đất đai Ninh Giang được hình thành do sự bồi tụ phù sa của hệ thống song Hồng và sông Thái Bình theo hình thức pha trộn (đặc biệt địa hình phí Tây Nam), nhưng chủ yếu vẫn mang phù sa của sông Thái Bình.

Địa phận huyện có nhiều sông bao bọc, phía Bắc có sông Đĩnh Đào chạy qua các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Tứ Kỳ, đây là đường giao thông thủy thuận lợi đối với các huyện. Phía Nam là sông Luộc, một trong những sông quan trọng của cả nước trong việc phát triển giao thông thủy và du lịch. Chạy ngang huyện có sông Cửu An, thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy nông và nuôi trồng thủy sản.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí