Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình cũng xoay quanh các chủ đề, vấn đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.
Lịch sử Văn
- Chủ đề/ vấn đề
- Các chuẩn liên môn
Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số môn học với nhau thành môn học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của từng môn học. Thí dụ: môn Lí- Hoá, Sử- Địa, Sinh- Địa chất, Hoá - Địa... Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với học sinh mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng thành các môn học mới khác với môn học truyền thống.
Tóm lại: DHTH là một khái niệm còn tương đối mới, đang được cụ thể hóa ở nhiều cấp độ khác nhau trong các chương trình giáo dục. Tùy theo vấn đề, nội dung cũng như nhu cầu thực tế và trình độ của giáo viên mà mức độ tích hợp trong giảng dạy là khác nhau. Có những nội dung chỉ tích hợp trong một môn học như dạy học ngữ cảnh cuộc sống thực dựa vào vấn đề học sinh là người đưa ra vấn đề, học sinh là nhà nghiên cứu theo chủ đề; có những nội dung được tích hợp đa môn hoặc xuyên môn như dạy học theo dự án chẳng hạn. Tích hợp như thế nào trong chương trình để tránh sự lồng ghép "cơ học", để tiếp cận vấn đề được tự nhiên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu và khoa học.
1.4. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động DHTH ở các trường THCS
1.4.1. Định hướng phát triển giáo dục THCS nước ta hiện nay
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 1
- Quản lí hoạt động dạy học tích hợp ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương - 2
- So Sánh Giữa Dạy Học Tích Hợp Và Dạy Học Truyền Thống
- Quản Lý Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Tích Hợp
- Khái Quát Về Giáo Dục & Đào Tạo Huyện Ninh Giang
- Tổng Hợp Ý Kiến Đánh Giá Của Gv Về Nhận Thức, Cũng Như Mức Độ Thực Hiện Dh Th Ở Các Trường Thcs Hiện Nay
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây:
Luật giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”[17]
Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. [13, tr.130-131].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người đọc tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới công nhận và tin cậy. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.[11]
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [11]. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”[21]
“Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học”.[12]
Văn bản số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) trong trường phổ thông và trung tâm GDTX [4]
Văn bản số 4188/BGDĐT-GDTrH ngày 7/8/2014 về việc hướng dẫn cuộc thi Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tự chọn.[5]
Văn bản số 5555/BGDĐT- GDTrH, hướng dẫn SHCM về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và kiểm tra đánh giá (KTĐG); tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học qua mạng.[6]
Có thể nói những văn bản chỉ đạo trên của Bộ GD&ĐT, đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về dạy và học ở trường trung học, trong đó có một số quan điểm và cách thức tiến hành khác hẳn với truyền thống.
Tóm lại: Nội dung cơ bản trong các văn bản của Đảng, của Quốc hội, của Nhà nước và của Bộ GD&ĐT là những cơ sở pháp lý, những định hướng quan trọng trong công tác QL hoạt động DHTH. Những định hướng đó sẽ giúp cho việc tìm ra các biện pháp để quản lí DHTH ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015 - 2020.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tích hợp
1.4.2.1. Quản lý thực hiện chương trình dạy học tích hợp
Bản chất của DHTH trong nhà trường là chú trọng đến việc hình thành, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng tổng hợp thông qua việc gắn kết, phối hợp các nội
dung gần gũi liên quan, nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề đa dạng của các tình huống thực tiễn; tạo ra sự liên kết có tính hệ thống giữa kiến thức các môn học bằng cách thiết kế và thực hiện chương trình dạy học theo logic tích hợp các kiến thức liên quan với nhau. Nội dung kiến thức phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể đối mặt
Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình DHTH ở trường THCS là một khâu quan trọng, đó là quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo theo yêu cầu dạy học tích hợp. Với tư cách là người QL chịu cao nhất về chuyên môn, để QL việc thực hiện nội dung chương trình DHTH, người hiệu trưởng cần phải tập trung vào việc thực hiện các chức năng QL, đó là:
Kế hoạch hóa
- Chỉ rõ những căn cứ để lập kế hoạch và phân tích đặc điểm tình hình dạy học của nhà trường, tình hình học tập của HS...
- Xác định mục tiêu giáo dục, mục tiêu của cấp học cần đạt để định hướng cho các môn học và hoạt động giáo dục.
- Nắm chắc phân phối chương trình, các nguồn lực giáo viên, năng lực học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, nguồn kinh phí...
- Sử dụng cán bộ, giáo viên đúng khả năng và yê u cầu công việc; quan tâm đúng mức nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân...
- Hướng dẫn GV lập kế hoạch dạy học bộ môn: kế hoạch phải phản ánh được những hoạt động của GV đối với HS có học lực giỏi, khá và HS có học lực TB, Yếu...
Tổ chức thực hiện
- Tạo điều kiện và yêu cầu GV nắm vững chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của người học ở chương trình giáo dục phổ thông lớp đó, môn đó để từ đó GV có tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng các chủ đề tích hợp các kiến thức liên quan trong kế hoạch giảng dạy cá nhân.
- Hướng dẫn, động viên khuyến khích GV xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung từng tiết giảng, từng bài, từng chương phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS.
- Thiết lập các quy định của nhà trường về việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình DHTH và tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định đó.
Chỉ đạo
- Chỉ đạo các tổ bộ môn cụ thể hóa phân phối chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết cho từng môn học theo tiến độ từng tuần, từng học kì và cho cả năm học phù hợp với các đối tượng giỏi, khá, trung bình, kém, đáp ứng năng lực, nhu cầu của người học.
- Chỉ đạo GV soạn giáo án, phân phối thời lượng dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng HS, chú ý đến vùng miền, năng lực nhận thức, sức khỏe, nhu cầu của HS (lấy năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn của HS làm cơ sở của việc lập kế hoạch).
Kiểm tra
Thông qua việc QL thời khóa biểu, QL kế hoạch cá nhân...dự giờ thăm lớp để điều khiển, kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học mà GV đã đề ra.
Trong quản lý nội dung chương trình DHTH, hiệu trưởng cần tổ chức lao động một cách khoa học và xây dựng phong cách quản lý mới, thể hiện ở các dấu hiệu:
- Dân chủ trong quản lý.
- Tôn trọng nhân cách của GV.
- Phân biệt rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường.
- Tôn trọng tính sáng tạo của GV, đồng thời coi trọng tinh thần hợp tác trong nhà trường.
1.4.2.2. Quản lý hoạt động dạy tích hợp của giáo viên
a. Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV
QL việc phân công giảng dạy cho GV, trước tiên hiệu trưởng phải nhận thức được GV tuy có trình độ ngang nhau nhưng năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe khác nhau. Việc phân công đúng người đúng việc sẽ phát huy vai trò cá nhân trong tập thể, tạo điều kiện để họ tự khẳng định mình, giúp họ tự tin, tăng thêm lòng yêu nghề. Hiệu trưởng cần nắm thật chắc chất lượng đội ngũ, hiểu rõ đặc điểm, sàng lọc thông tin, đánh giá chính xác, thận trọng. Bên cạnh đó, cần xem xét quyền lợi của HS, tham khảo yêu cầu của cha mẹ HS, nguyện vọng của GV để phân công phù hợp, đáp ứng các yêu cầu trên. Cần có sự hỗ trợ giữa các GV để việc dạy học các chủ đề liên môn, xuyên môn hiệu quả hơn.
b. QL lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và GV
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch DHTH, đây thực chất là thiết kế chương trình dạy học chi tiết cần phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng/năng
lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của HS. Việc thực hiện chương trình phải dựa vào sự lựa chọn của HS và của GV qua các mức độ khó, nhịp độ và hình thức học tập của HS một cách phù hợp.
Vì vậy, để QL lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch DHTH, hiệu trưởng hướng dẫn các tổ chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch chi tiết dựa trên các căn cứ hướng dẫn, đặc biệt chú ý đến quy định của giờ dạy tích hợp mà nhà trường đã đề ra, giúp họ xác định mục tiêu và tìm ra các biện pháp để thực hiện được mục tiêu đó. Đồng thời, hiệu trưởng phải tạo các điều kiện tốt nhất để các tổ chuyên môn và GV thực hiện được mục tiêu kế hoạch đề ra.
c. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV
Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học, gồm các khâu: chuẩn bị từng chương, từng học kì; chuẩn bị từng tiết dạy/bài soạn; chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học; các hồ sơ dạy học của GV.
+ Chỉ đạo tổ chuyên thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ khâu điều tra, phân tích nhu cầu và hứng thú của người học với môn học, việc điều tra này giúp GV nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc không thích học môn học, vấn đề, chủ đề tích hợp để có chiến lược dạy học phù hợp.
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất quy định bài soạn thể hiện tinh thần tích hợp các đơn vị kiến thức, hướng dẫn việc soạn bài tỉ mỉ, thống nhất nội dung và hình thức nhưng không rập khuôn, máy móc, tránh sao chép.
+ Cung cấp sách GV, sách tham khảo, CSVC trường học…
+ Chỉ đạo GV phải biên soạn và nộp đề cương bài soạn về tổ bộ chuyên môn.
+ Giao tổ chuyên môn tăng cường kiểm tra giáo án, kiểm tra hồ sơ và phiếu báo giảng…
+ Dự giờ để đánh giá soạn giảng qua bài giảng trên lớp.
d. Quản lý giờ lên lớp của GV
QL tốt giờ DHTH cần phải tập trung vào các vấn đề sau:
+ Yêu cầu GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, học kì, năm có thể hiện rõ các nội dung, chủ đề tích hợp…
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn trên cơ sở quy định của nhà trường, xây dựng tiêu chuẩn giờ dạy học tích hợp. Cần phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp từng bộ môn một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo sự phấn đấu dạy học theo hướng tích cực, chú ý đến năng lực, hoàn cảnh, nhu cầu…của HS.
+ Tổ chức dự giờ thăm lớp định kì, đột xuất có rút kinh nghiệm, phân tích đánh giá giờ dạy.
+ Chỉ đạo áp dụng chuẩn giờ lên lớp cũng như việc áp dụng nguyên tắc dạy học tích hợp của GV để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng dạy học.
+ Cùng với việc kiểm tra trực tiếp giờ dạy, hiệu trưởng cũng cần chú ý đến công tác thu thập thông tin của HS, đồng nghiệp, cha mẹ HS về GV bộ môn
e. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học
DHTH là tư tưởng dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, là tư tưởng dạy học tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả. Trên thực tế HS đa dạng, khác nhau. Để đạt được mục tiêu dạy học phải có phương pháp dạy học phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh, sức khoẻ, giới tính...của HS, từ đó sẽ tạo ra cho HS hứng thú học tập, yêu thích môn học, khắc phục tâm lí chán nản của HS trong học tập. Để đảm bảo được những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo tư tưởng dạy học hướng vào người học, giúp người học vận dụng kiến thức các môn học một cách hệ thống, người hiệu trưởng cần có những tác động thiết thực như:
+ Đổi mới nhận thức của CBQL và GV, xác định đổi mới PPDH là phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS, tránh áp đặt. Phải làm từng bước tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương…
+ Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng khuyến khích sử dụng hợp lí các đồ dùng dạy học; động viên và tạo điều kiện cho GV tự làm đồ dùng dạy học; tăng dần việc sử dụng trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; từng bước tổ chức các phòng học bộ môn…
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về phương pháp dạy học tích cực có liên quan nhiều đến kĩ thuật dạy học tích hợp.
+ Chỉ đạo thực hiện các giờ thao giảng thể hiện về lựa chọn và sử dụng hình thức tổ chức dạy học tích hợp. Tổ chức rút kinh nghiệm các tiết học DHTH và nhân rộng trong toàn trường.
+ Khuyến khích, tôn vinh những cá nhân thực hiện tốt việc DH TH, có các biện pháp hành chính, tâm lí và kinh tế để thúc đẩy GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
+ Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS; đổi mới việc bồi dưỡng GV.
f. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
Trong thực tiễn, tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực. Đây cũng là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dưỡng GV và phát hiện ra những điểm mạnh - yếu, thuận lợi- khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học.
Để QL sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh thần dạy học tích hợp, hiệu trưởng cần chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn thực hiện các nội dung sau:
+ Có kế hoạch tổ chức cho GV học tập, nắm vững các mục tiêu, nội dung chương trình, SGK, quy chế chuyên môn, các nguyên tắc về dạy học tích hợp...
+ Yêu cầu tổ CM sinh hoạt theo đúng quy định của Điều lệ trường THPT.
+ Yêu cầu xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ.
+Yêu cầu đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn như: tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, thảo luận nhóm, tổ GV về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp đối với từng môn học, từng chương, từng bài học.
+Yêu cầu tổ trưởng CM báo cáo thường xuyên nội dung kết quả hoạt động.
g. Quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực DH TH cho GV
Trong dạy học tích hợp, vai trò của người GV chuyển từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của HS, coi trọng hơn việc kết nối kiến thức giữa các môn học. Đăc biệt là khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại; thay đổi cấu trúc mối quan hệ giữa GV với nhau, giữa GVvới HS…Do vậy hiệu trưởng cần chỉ đạo GV xây dựng chương trinh, lập kế hoạch bồi dưỡng giảng dạy bộ môn cho phù hợp với từng đối tượng HS, trong đó nội dung chương trình bồi dưỡng GV phải được tiến hành lần lượt từ khâu đầu tiên (phân tích nhu cầu) đến khâu cuối cùng (kiểm tra đánh giá), mà chủ yếu là rèn luyện các kĩ năng xác định nhu cầu, kĩ năng xác định mục tiêu dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu, kĩ năng lựa