Kết Quả Khảo Sát Đánh Giá Về Mức Độ Sử Dụng Các Ppdh Môn Vật Lí Của Giáo Viên


Bảng 2.13. Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ sử dụng các PPDH môn Vật lí của giáo viên


TT


Nội dung

Mức độ


thực hiện

Hiệu quả


thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Diễn giảng, thuyết trình.

3.76

1

1.74

9

2

Dạy học giải quyết vấn đề.

2.96

3

3.13

6

3

Dạy học theo nhóm.

2.94

4

3.31

5

4

Dạy học theo tình huống.

2.85

6

2.07

7

5

Dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan.

2.26

7

3.48

3

6

Vấn đáp, đàm thoại.

3.59

2

2.04

8

7

Luyện tập.

2.92

5

3.45

4

8

Dạy học trải nghiệm sáng tạo.

1.75

9

3.65

1

9

Sử dụng thí nghiệm thực hành.

2.13

8

3.58

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 9

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Kết quả khảo sát cho thấy, trong hoạt động dạy học môn Vật lí, GVBM đã phối kết hợp nhiều PPDH khác nhau trong các tiết lên lớp để truyền tải kiến thức bài học đến HS, những PPDH mà GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thường xuyên sử dụng là diễn giảng, thuyết trình và vấn đáp, đàm

thoại với ĐTB dao động từ 3.59 3.76 , nhưng hiệu quả sử dụng các PPDH này đạt

rất thấp với ĐTB dao động từ 1.74 2.04 . Nguyên nhân, hầu hết GVBM Vật lí khi đứng lớp thích sử dụng các PPDH nêu trên là do ít tốn kém thời gian cho GV, HS mà dễ dàng hoàn thành các nội dung của bài dạy trong một tiết đứng lớp.

Từ bảng số liệu cũng cho thấy các PPDH tích cực mang tính đặc thù của bộ môn Vật lí nhưng GVBM Vật lí không sử dụng thường xuyên như: PPDH trải nghiệm với ĐTB = 2.13; phương pháp sử dụng ĐDDH với ĐTB = 2.26, đặc biệt là


đối với PPDH trải nghiệm sáng tạo rất phù hợp với đặc trưng bộ môn Vật lí, rất gần gũi với thực tế, dễ áp dụng và HS rất hứng thú để học, hiệu quả nhất ĐTB = 3.65. Qua trao đổi với cô N tổ trưởng tổ Vật lí trường THPT M, tôi biết được nguyên nhân hầu như GVBM Vật lí không hoặc rất ít sử dụng PPDH trải nghiệm sáng tạo là do PPDH này tốn nhiều thời gian cho khâu tổ chức, địa điểm dạy gặp khó khăn, kinh phí thực hiện không có, câu hỏi đề thi thuộc dạng này chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với toàn bộ đề, lớp học số học sinh khá đông mà kiến thức của các em lại không đồng đều, áp lực truyền tải kiến thức trong một tiết hết một bài học nên GVBM Vật lí ngại sử dụng PPDH này.

2.3.4.2. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí

Đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, giúp HS tiếp thu bài học một cách dễ dàng. Để đánh giá thực trạng này tôi lập phiếu khảo sát với đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá về đổi mới PPDH của GV



T T


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Được tiếp thu các văn bản chỉ đạo của ngành về việc đổi mới PPDH đáp ứng nội dung chương trình SGK và các kì thi.

3.18

5

2.24

7

2

Tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPDH do Sở GD và ĐT Vĩnh Long tổ chức hàng năm.

2.36

6

3.82

2

3

Tham dự hội giảng cấp trường với nội dung đổi mới PPDH.

3.32

3

3.24

5

4

Tham dự hội thảo cấp trường về việc ứng dụng CNTT, sử dụng TBDH vào đổi mới PPDH.

3.24

4

3.18

6

5

Bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS.

2.24

7

3.88

1

6

Tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng elearning; thi GVG.

3.88

1

3.78

3

7

Họp tổ chuyên môn đánh giá rút kinh nghiệm về việc đổi mới PPDH của từng GV.

3.82

2

3.72

4

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Từ bảng số liệu cho thấy, các nội dung tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng elearning, thi GV giỏi; họp tổ chuyên môn đánh giá rút kinh nghiệm về việc đổi mới PPDH của từng GV được CBQL, GVBM Vật lí đánh giá ở mức rất thường xuyên

với ĐTB dao động từ

3.82 3.88

và hiệu quả rất cao có ĐTB dao động từ

3.72 3.78 , điều này cho thấy CBQL nhà trường, GVBM Vật lí rất quan tâm đến việc đổi mới PPDH.

Tuy nhiên, nội dung bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS chỉ được đánh giá ở mức trung bình có ĐTB = 2.24 (xếp hạng 7), nhưng hiệu quả rất cao có ĐTB =

3.88 (xếp hạng 1). Qua trao đổi với GVBM Vật lí ở các trường, tôi ghi nhận được nguyên nhân là: việc bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS, GVBM khi đứng lớp ít quan tâm thực hiện vì áp lực thời gian phải hoàn thành bài dạy, HS trên lớp lại khá đông lại có trình độ không ngang nhau.

Mặt khác, nội dung tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPDH do Sở GD và ĐT Vĩnh Long tổ chức hàng năm cũng được đánh giá ở mức trung bình có ĐTB =

2.36 nhưng hiệu quả lại rất cao có ĐTB = 3.82 (xếp hạng 2). Qua trao đổi với CBQL, GVBM Vật lí, tôi ghi nhận được nguyên nhân: các lớp tập huấn do Sở GD và ĐT Vĩnh Long tổ chức thường diễn ra giữa năm học thậm chí gần hết năm học, nội dung tập huấn chủ yếu vào nội dung chuyên môn mà không chú ý đến bồi dưỡng về đổi mới PPDH cho GV.

2.3.5. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học‌

Hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí góp phần lớn trong việc tiếp nhận kiến thức bộ môn của HS. Nếu GVBM tổ chức dạy học với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với thực tế và phù hợp với nội dung bài học thì sẽ làm cho HS thích thú, hiệu quả tiết học sẽ rất cao. Khảo sát thực trạng về nội dung này, tôi lập phiếu khảo sát với CBQL, GVBM Vật lí ở các trường thu được kết quả sau:


Bảng 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá về hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí của giáo viên


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Dạy học theo hình thức lớp – bài (45 phút/bài).

3.94

1

3.82

2

2

Dạy học ngoài lớp, dạy học qua mạng.

1.72

3

3.88

1

3

Dạy học theo mục tiêu bài học: giờ học hình thành lí thuyết trên lớp; giờ học hình thành kĩ năng thực hành; giờ ôn tập; giờ làm bài tập; giờ kiểm tra.

3.82

2

3.78

3

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018) Từ thực tế cho thấy, nội dung dạy học theo hình thức lớp – bài (45 phút/bài)

được đánh giá ở mức rất thường xuyên có ĐTB = 3.94 (xếp hạng 1) và có hiệu quả rất cao có ĐTB = 3.82 (xếp hạng 2), nội dung dạy học theo mục tiêu bài học: giờ học hình thành lí thuyết trên lớp; giờ học hình thành kĩ năng thực hành; giờ ôn tập; giờ làm bài tập; giờ kiểm tra có ĐTB = 3.82 (xếp hạng 2) và hiệu quả rất cao có ĐTB = 3.78 (xếp hạng 3). Điều này chứng minh rằng, các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thì việc tổ chức dạy học theo hình thức lớp – bài, dạy học theo mục tiêu bài học được tổ chức rất thường xuyên.

Tuy nhiên, nội dung dạy học ngoài lớp, dạy học qua mạng được CBQL, GVBM đánh giá ở mức hầu như không thực hiện với ĐTB = 1.72 (xếp hạng 3) nhưng có hiệu quả cao nhất có ĐTB = 3.88. Qua trao đổi với GVBM Vật lí ở các trường, tôi ghi nhận được nguyên nhân: việc chọn địa điểm ngoài lớp học để tổ chức dạy gắn với nội dung bài rất khó tìm ở địa phương, kinh phí tổ chức đưa các em đi xa không có, chủ yếu GVBM chỉ đưa các em ra sân trường để làm một số trải nghiệm đơn giản của bộ môn như Pin quang điện, chuyển động bằng phản lực,…việc tổ chức học qua mạng cũng không thực hiện được vì HS ở vùng sâu đa số không có máy tính có kết nối mạng.


2.3.6. Thực trạng đánh giá học sinh học môn Vật lí của giáo viên‌

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí ở các trường THPT là rất quan trọng, rất cần thiết. Biết chính xác kết quả kiểm tra giúp nhà quản lí có những giải pháp phù hợp, đối với GVBM có thể điều chỉnh PPDH cho phù hợp với từng đối tượng HS. Yêu cầu đặt ra đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn Vật lí không những phải biết được HS vận dụng kiến thức đã học ở mức độ nào mà còn phải đánh giá được thái độ, hành vi, sự tiến bộ và đạo đức của các em trong quá trình học tập. Để biết được một cách chính xác thực trạng vừa nêu, tôi lập phiếu khảo sát những nội dung liên quan đến kiểm tra đánh giá trên cả ba đối tượng CBQL, GVBM Vật lí và HS các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát cụ thể:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng việc đánh giá học sinh học môn Vật lí của giáo viên

TT

Nội dung

Đối tượng khảo sát

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Thực hiện số lần kiểm tra theo đúng qui định.

CBQL, GV

3.76

1

3.82

2

HS

3.63

2

3.57

2

2

GV ra đề theo ma trận, theo hướng phát huy năng lực của

HS.

CBQL, GV

2.34

6

2.32

6

HS

3.18

4

3.18

4

3

Chấm và trả bài đúng thời gian qui định, có ghi nhận xét của GV trên bài làm HS.

CBQL, GV

3.64

2

3.64

3

HS

3.11

5

3.11

5

4

Thực hiện điểm số kịp thời và lưu trữ kết quả theo qui định.

CBQL, GV

3.52

3

3.88

1

HS

3.75

1

3.69

1

5

Đánh giá HS trong tiết học.

CBQL, GV

2.30

7

2.28

7

HS

2.94

7

2.94

7

6

Kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng.

CBQL, GV

3.48

4

3.44

4

HS

3.22

3

3.25

3

7

Kiểm tra đánh giá học sinh với nhiều hình thức khác nhau.

CBQL, GV

2.84

5

2.50

5

HS

2.97

6

2.97

6

8

Hướng dẫn cho HS biết các qui định về việc đánh giá môn Vật lí.

CBQL, GV

2.02

8

2.08

8

HS

2.86

8

2.86

8

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá môn Vật lí như: thực hiện số lần kiểm tra theo qui định, chấm trả bài đúng thời gian, thực hiện điểm số kịp thời và lưu trữ kết quả theo qui định được đánh giá ở mức rất thường xuyên. Vì vậy, kết quả khảo sát CBQL, GVBM Vật lí đánh giá những nội dung nêu trên ở

mức rất thường xuyên, có ĐTB dao động từ cao, có ĐTB dao động từ 3.64 3.88 .

3.52 3.76

và hiệu quả sử dụng là rất

Tuy nhiên, bảng số liệu cũng phản ánh một thực tế là việc thực hiện yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá bộ môn Vật lí ở các trường thực hiện còn ở mức trung bình, GVBM ra đề theo ma trận, theo hướng phát huy năng lực HS chỉ có ĐTB = 2.34, tương ứng với mức không thường xuyên thực hiện và hiệu quả đạt trung bình (ĐTB = 2.32). Qua trao đổi với CBQL và GVBM Vật lí ở trường THPT X thì biết được đa số GVBM ra đề kiểm tra còn theo hướng cũ, ra đề mang tính chủ quan, dựa vào kinh nghiệm để ra đề kiểm tra, làm ma trận chỉ mang tính đối phó, nên đề kiểm tra không phát huy được năng lực của HS.

Một trong những khó khăn lớn mà GVBM gặp phải khi ra đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực của HS là do GVBM không được tập huấn chuyên sâu, chủ yếu chỉ ra văn bản yêu cầu thực hiện hoặc có tổ chức tập huấn thường làm rất sơ sài, bên cạnh đó là nội dung các các bài tập SGK viết cũng ít đề cập đến vấn đề này, chủ yếu truyền tải kiến thức mang tính lí thuyết đến cho HS. Ngoài khó khăn nêu trên, việc GVBM ít hoặc không ra đề kiểm tra theo hướng phát huy năng lực của HS còn do bị ảnh hưởng bởi hình thức và PPDH vẫn theo lối truyền thống, dạy theo kinh nghiệm vẫn còn phổ biến.

Hiện nay, chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá môn Vật lí luôn được CBQL quan tâm chỉ đạo, vì đây là một trong những cách nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và chất lượng bộ môn Vật lí nói riêng. Thực tế trên cho thấy việc đổi mới kiểm tra đánh giá bộ môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long chỉ có thể thực hiện tốt khi có sự đổi mới về nội dung chương trình, đổi mới về hình thức, PPDH và đổi mới cả về công tác quản lí hoạt động dạy học.


2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

2.4.1. Thực trạng quản lí hoạt động dạy của giáo viên Vật lí‌

2.4.1.1. Quản lí thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn Vật lí

Quản lí việc thực hiện mục tiêu dạy học của các môn trong đó có bộ môn Vật lí là công việc mà CBQL nhà trường rất quan tâm. Nội dung quản lí vấn đề này bao gồm: kiểm tra nội dung thiết kế bài giảng của GV phù hợp mục tiêu bộ môn; dự giờ đánh giá việc thực hiện mục tiêu môn học; kiểm tra nội dung các bài kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên của GV để đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu bài học; kiểm tra việc dạy TNTH của GV đáp ứng mục tiêu bài dạy. Để tìm hiểu thực trạng việc quản lí các nội dung nêu trên, tôi khảo sát các đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí thu được kết quả là:

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Vật lí


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Kiểm tra nội dung thiết kế bài giảng của GV phù hợp mục tiêu bộ môn.

3.12

2

3.78

1

2

Dự giờ đánh giá việc thực hiện mục tiêu môn học.

3.04

3

3.72

2

3

Kiểm tra nội dung các bài kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên của GV để đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu bài học.

2.16

4

2.50

4

4

Kiểm tra việc dạy TNTH của GV đáp ứng mục tiêu bài dạy.

3.32

1

3.64

3

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)


Bảng số liệu cho thấy, các nội dung như: kiểm tra nội dung thiết kế bài giảng của GV phù hợp mục tiêu bộ môn; dự giờ đánh giá việc thực hiện mục tiêu môn học; kiểm tra việc dạy TNTH của GV đáp ứng mục tiêu bài dạy, được CBQL và GVBM Vật lí đánh giá ở mức độ từ thường xuyên đến rất thường xuyên với ĐTB

dao động từ

3.04 3.32

và hiệu quả rất cao với ĐTB dao động từ

3.64 3.78 .

Điều này chứng tỏ lãnh đạo các trường có quan tâm đến việc quản lí thực hiện mục tiêu dạy học bộ môn Vật lí.

Tuy nhiên, việc kiểm tra nội dung các bài kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên của GV để đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu bài học chỉ được đánh giá ở mức không thường xuyên có ĐTB = 2.16 (xếp hạng 4) và hiệu quả ở mức trung bình có ĐTB = 2.50 (xếp hạng 4). Qua trao đổi với CBQL ở các trường, tôi biết được nguyên nhân: do các bài kiểm tra định kì và thường xuyên nhà trường đều giao cho GVBM đứng lớp thực hiện, việc kiểm tra nội dung của các bài kiểm tra có đạt mục tiêu dạy học bộ môn Vật lí hay không cũng gặp khó khăn, vì Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của các trường không là GVBM Vật lí.

2.4.1.2. Quản lí thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí

* Quản lí thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí

Nhằm đánh giá thực trạng về quản lí nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tôi lập phiếu khảo sát đánh giá của CBQL và GVBM Vật lí được kết quả như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023