Thống Kê Đội Ngũ Giáo Viên Dạy Vật Lí Các Trường Thpt Ở Huyện Trà Ôn


Bảng 2.9. Thống kê đội ngũ giáo viên dạy Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn

TT

Năm học

Số

lượng

Trình độ

đào tạo

GV giỏi cấp trường, tỉnh

GV có giáo án xếp loại tốt

Có chứng chỉ

bồi dưỡng

Đại học

Thạc sĩ

Ngoại ngữ

B

Tin học

A

1

2014 – 2015

36

24

12

17

17

12

36

2

2015 – 2016

37

25

12

18

18

12

37

3

2016 – 2017

36

23

13

18

18

13

36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 8

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các trường THPT ở huyện Trà Ôn)

Theo số liệu khảo sát thực tế giáo viên dạy môn Vật lí từ năm 2015 – 2017 hầu như không thay đổi, 100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo án được xếp loại tốt khá thấp (gần 50%), tỉ lệ giáo viên dạy Vật lí có trình độ thạc sĩ và chứng chỉ Ngoại ngữ B trở lên còn thấp (xấp xỉ 33.3%).

2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng‌

2.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích của khảo sát nhằm đánh giá thực trạng hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề ra những nội dung, phương pháp, hình thức quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long một cách hiệu quả nhất, nhằm đảm bảo có một đội ngũ CBQL và GVBM Vật lí vững về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục THPT của huyện nhà, góp phần thực hiện thắng lợi NQ số 29 của BCHTW khóa XI.

2.2.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức về vị trí, tầm quan trọng bộ môn Vật lí trong chương trình GDPT hiện nay; thực trạng về năng lực dạy học môn Vật lí của đội ngũ GV ở các trường THPT; thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn Vật lí; thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện đổi mới phương pháp dạy học


môn Vật lí; thực trạng về hình thức tổ chức dạy học bộ môn Vật lí; thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí; thực trạng về bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GVBM; thực trạng về quản lí hoạt động của tổ chuyên môn các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Thực trạng quản lí hoạt động dạy của giáo viên môn Vật lí; thực trạng quản lí hoạt động học môn Vật lí; thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí; thực trạng quản lí CSVC – TBDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học bộ môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.3. Khách thể khảo sát

Để khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tôi tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tượng là CBQL (19), GVBM Vật lí (31) và HS của 5 trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (250 HS).

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Tôi phối hợp sử dụng một số phương pháp khảo sát sau: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát để thu thập thông tin và phương pháp toán học để xử lí kết quả khảo sát.

2.2.5. Cách thức xử lí số liệu

Sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excell, tính điểm trung bình (ĐTB) cho tất cả các mức độ khảo sát trong đề tài nghiên cứu.

Các nội dung khảo sát bằng phiếu hỏi được đánh giá theo 4 mức độ thực hiện được qui ước như sau:

Tốt/Rất thường xuyên/Rất quan trọng/Rất cấp thiết: 4 Khá/Thường xuyên/Quan trọng/Cấp thiết: 3

Trung bình/Thỉnh thoảng/Ít quan trọng/Không thường xuyên/Ít cấp thiết: 2 Kém/Không thực hiện/Chưa đạt yêu cầu/Không quan trọng/Không cấp thiết: 1 Cách qui ước thang ĐTB ứng với từng mức độ khảo sát của phiếu điều tra như sau:


Mức độ thực hiện

ĐTB từ 3.26 4.00 = Rất quan trọng/Tốt/Rất thường xuyên/Rất cấp thiết. ĐTB từ 2.51 3.25 = Quan trọng/Khá/Thường xuyên/Cấp thiết.

ĐTB từ 1.76 2.50 = Ít quan trọng/Trung bình/Không thường xuyên/Ít cấp thiết. ĐTB từ 1.00 1.75 = Không quan trọng/Yếu/Không thực hiện/Không cấp thiết. Hiệu quả thực hiện

ĐTB từ 3.26 4.00 = Rất cần thiết/Rất khả thi. ĐTB từ 2.51 3.25 = Cần thiết/Khả thi.

ĐTB từ 1.76 2.50 = Ít cần thiết/Ít khả thi.

ĐTB từ 1.00 1.75 = Không cần thiết/Không khả thi.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

Nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của bộ môn Vật lí trong chương trình GDPT trong giai đoạn hiện nay, tôi tiến hành lập phiếu khảo sát ở ba đối tượng CBQL, GVBM Vật lí và HS của 5 trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát như sau:


Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá nhận thức về vị trí, tầm quan trọng môn Vật lí trong chương trình giáo dục phổ thông

TT

Nội dung

T

K

TB

Y

ĐTB

Hạng

1

Giúp HS làm chủ thế giới tự nhiên, rèn tư duy khoa học, giải thích một cách khoa học các hiện tượng trong cuộc

sống.

161

80

59

0

3.34

2

2

Học tốt môn Vật lí sẽ giúp các em dễ dàng học tốt các chuyên ngành về kĩ

thuật và công nghệ.

140

103

57

0

2.76

5

3

Môn Vật lí có tác dụng góp phần phát

triển năng lực trí tuệ, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

146

90

64

0

3.27

3

4

Giúp HS có kĩ năng thực hành tốt, rèn

tính chất xác, cẩn thận.

178

86

16

20

3.46

1

5

Giúp HS phát triển tư duy và cách làm

việc khoa học.

93

102

68

37

2.84

4

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018) Kết quả khảo sát cho thấy phổ ĐTB của các nội dung được khảo sát dao động

từ 2.76 3.46 ứng với thang điểm chuẩn là khá. Điều này chứng tỏ rằng CBQL,

GVBM Vật lí và HS các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, nhận thức khá đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của bộ môn Vật lí trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho HS bậc THPT. Nếu học tốt bộ môn Vật lí thì trong cuộc sống sẽ giúp các em rèn luyện được tính chính xác, tính cẩn thận và làm chủ được thế giới tự nhiên.

Kết quả này sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng trong khoảng thời gian dài trước đây thì bộ môn Vật lí không được CBQL, GV và HS coi trọng, thì hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của xã hội trên tất cả các lĩnh vực mà đặc biệt là là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, nhất là khoa học ứng dụng ngày càng được ứng dụng nhiều trong hầu hết các lĩnh vực


của cuộc sống, nên hiện nay môn Vật lí đang được CBQL, GV và HS đánh giá là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường THPT.

2.3.2. Năng lực dạy học môn Vật lí của đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông‌

Năng lực dạy học của giáo viên môn Vật lí được CBQL và giáo viên đánh giá dựa trên các tiêu chí như: lập kế hoạch dạy học; giáo án soạn dạy theo hướng đổi mới dạy học môn Vật lí; tổ chức và điều khiển học sinh học tập chủ động, tích cực và sáng tạo; sử dụng tốt các TBDH; ứng dụng CNTT hợp lí vào bài dạy; ứng xử có văn hóa thông qua các HĐDH của bộ môn. Để đánh giá thực trạng các nội dung vừa nêu, tôi lập phiếu khảo sát với đối tượng là CBQL, GVBM Vật lí và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực dạy học môn Vật lí của đội ngũ giáo viên các trường THPT


TT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Lập kế hoạch dạy học.

3.78

3

3.78

3

2

Soạn giáo án theo hướng đổi mới HĐDH

của bộ môn Vật lí.

2.26

5

2.26

5

3

Tổ chức và điều khiển học sinh học tập

chủ động, tích cực và sáng tạo.

3.88

1

3.88

1

4

Sử dụng tốt các TBDH, các dụng cụ thí

nghiệm.

3.82

2

3.82

2

5

Ứng dụng CNTT hợp lí vào bài dạy.

2.38

4

2.38

4

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Bảng số liệu cho thấy, năng lực dạy học bộ môn Vật lí ở các nội dung lập kế hoạch dạy học; tổ chức và điều khiển học sinh học tập chủ động, tích cực và sáng tạo; sử dụng tốt các TBDH, các dụng cụ thí nghiệm được CBQL, GVBM đánh giá rất cao với ĐTB dao động từ 3.78 3.88 , hiệu quả đạt rất cao với ĐTB dao động từ


3.78 3.88 , trong đó nội dung tổ chức và điều khiển học sinh học tập chủ động, tích cực và sáng tạo được đánh giá cao nhất (ĐTB = 3.88) và hiệu quả nhất (ĐTB = 3.88). Điều này khẳng định, GVBM Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có năng lực chuyên môn vững vàng.

Bảng số liệu cũng chỉ ra thực trạng việc ứng dụng CNTT hợp lí vào bài dạy mức độ thực hiện được đánh giá chỉ ở mức trung bình (ĐTB = 2.38) và hiệu quả thấp (ĐTB = 2.38). Qua trao đổi với các CBQL, GVBM Vật lí ở các trường, tôi ghi nhận được nguyên nhân như sau: CSVC nhà trường chưa được trang bị đầy đủ, đầu máy, ti vi được trang bị ở các phòng học rất ít, mặt khác năng lực ứng dụng CNTT của GVBM còn hạn chế, không được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên và một số GVBM ngại khó chưa tích cực tự học, tự nghiên cứu để có thể ứng dụng được CNTT hợp lí vào bài dạy.

Bên cạnh đó thực trạng cũng chỉ ra rằng, việc soạn giáo án theo hướng đổi mới HĐDH của bộ môn Vật lí chỉ đạt ở mức độ trung bình (ĐTB = 2.26), hiệu quả thấp nhất (ĐTB = 2.26). Qua trao đổi với các GVBM Vật lí ở các trường, tôi ghi nhận được nguyên nhân là: giáo án phải soạn theo mẫu đã được qui định từ lãnh đạo nhà trường, GVBM khi lên lớp thường không dạy theo giáo án đã soạn mà chủ yếu dạy theo kinh nghiệm của bản thân, dạy còn “tùy hứng” theo nội dung bài học và tùy lớp nên họ không đầu tư nhiều cho việc soạn giáo án theo hướng đổi mới HĐDH của bộ môn.

2.3.3. Về thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

Nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tôi tiến hành lập phiếu khảo sát ở CBQL và GVBM Vật lí, khảo sát ở các mức độ thường xuyên và hiệu quả của việc thực hiện. Kết quả khảo sát cụ thể là:


Bảng 2.12. Kết quả khảo sát đánh giá về thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí


TT


Nội dung

Mức độ


thực hiện

Hiệu quả


thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Dạy đúng, đủ theo PPCT môn học qui định.

3.88

1

3.88

1

2

Dạy học bám sát mục tiêu chương trình môn học.

3.64

5

3.64

5

3

Dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học.

3.82

2

3.82

2

4

Dạy đủ các nội dung của bài học.

3.78

3

3.78

3

5

Dạy đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài học.

3.72

4

3.72

4

6

Luôn cập nhật những thông tin mới cho bài học.

2.50

6

2.50

6

7

Dạy phân hóa nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh.

2.38

7

2.38

7

8

Luôn thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục khác vào bài học.

2.36

8

2.36

8

9

Dạy theo định hướng nội dung bài học tiếp cận năng lực và phẩm chất HS.

2.24

9

2.24

9

(Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT ở huyện Trà Ôn tháng 4 năm 2018)

Từ bảng số liệu ta thấy, CBQL và GVBM Vật lí đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình ở mức rất thường xuyên. Đặc biệt đánh giá về dạy đúng đủ theo phân phối chương trình; dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; dạy đủ các nội dung đảm bảo tính hệ thống; dạy bám sát mục tiêu chương trình môn học có ĐTB

dao động từ 3.64 3.88 . Số liệu trên đã chứng tỏ rằng việc thực hiện mục tiêu, nội

dung, chương trình môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long là rất nghiêm túc, thực hiện đúng qui chế bộ môn. Đây là ưu điểm rất lớn trong công


tác quản lí và tổ chức hoạt động dạy học bộ môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Tuy nhiên, số liệu khảo sát cũng cho thấy việc cập nhật những thông tin mới cho bài dạy; dạy phân hóa nội dung phù hợp với từng đối tượng HS; dạy học lồng ghép, tích hợp kiến thức của các bộ môn; dạy học theo hướng tiếp cận năng lực và phẩm chất của HS;…chưa được GVBM Vật lí thực hiện tốt, các nội dung vừa nêu

chỉ được đánh giá ở mức không thường xuyên với ĐTB dao động từ 2.24 2.50 .

Số liệu này cũng phản ánh thực tế là việc đổi mới hoạt động dạy học bộ môn Vật lí ở các trường THPT hiện nay chưa được CBQL và GVBM Vật lí quan tâm chỉ đạo và thực hiện, vì vẫn còn GV ngại khó, ngại đổi mới, ngại ứng dụng CNTT vào bài. Qua trao đổi với thầy T tổ trưởng tổ Vật lí trường THPT T có nhận định rằng “Chương trình môn Vật lí bậc THPT hiện nay có nội dung quá nhiều, nhiều nội dung có lí thuyết hàn lâm thiếu tính ứng dụng thực tế,…nhiều GVBM khi lên lớp giảng dạy chỉ quan tâm hết tiết dạy là hết bài học, nên đa số GV không chú ý đến việc dạy lồng ghép, dạy tích hợp các kiến thức của các bộ môn khác, dạy theo hướng tiếp cận năng lực học sinh,…trong các tiết dạy học môn Vật lí”.

2.3.4. Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long‌

2.3.4.1. Thực trạng mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Để truyền tải các nội dung của bài học, giúp HS nắm vững và vận dụng được các kiến thức được tiếp thu vào cuộc sống thì đòi hỏi người GV khi đứng lớp phải nắm vững và sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo nhiều PPDH học tích cực.

Nhằm khảo sát thực trạng về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các PPDH môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tôi tiến hành lập phiếu khảo sát ở 3 đối tượng CBQL, GVBM Vật lí và HS. Kết quả khảo sát được thể hiện là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023