DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Kế hoạch dạy học (chương trình chuẩn) 18
Bảng 1.2. Nội dung dạy học lớp Vật lí 10 18
Bảng 1.3. Nội dung dạy học lớp Vật lí 11 18
Bảng 1.4. Nội dung dạy học lớp Vật lí 12 19
Bảng 2.1. Thống kê số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT ở huyện Trà Ôn trong 3 năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016 và 2016 – 2017 40
Bảng 2.2. Thống kê số lớp, số học sinh của các trường THPT ở huyện Trà Ôn trong 3 năm học 2014 – 2015; 2015 – 2016 và 2016 – 2017 41
Bảng 2.3. Thống kê về học lực môn Vật lí (trung bình môn cả năm) của học sinh các trường THPT ở huyện Trà Ôn 42
Bảng 2.4. Thống kê về học lực, hạnh kiểm của học sinh các trường THPT ở huyện Trà Ôn 42
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường trung học phổ thông ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long - 1
- Sơ Lược Lịch Sử Vấn Đề Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí
- Lí Luận Về Hoạt Động Dạy Học Môn Vật Lí Ở Trường Trung Học Phổ Thông
- Các Tình Huống Dạy Học Đặc Trưng Trong Môn Vật Lí
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Bảng 2.5. Thống kê số HS tham gia kì thi THPT quốc gia, thi môn Vật lí 43
Bảng 2.6. Thống kê số phòng học, phòng thí nghiệm Vật lí, phòng bộ môn Vật lí, phòng thư viện 43
Bảng 2.7. Thống kê đội ngũ giáo viên, giáo viên giảng dạy môn Vật lí và nhân viên thiết bị môn Vật lí 44
Bảng 2.8. Thống kê đội ngũ CBQL năm học 2016 – 2017 45
Bảng 2.9. Thống kê đội ngũ giáo viên dạy Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn
............................................................................................................... 46
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá nhận thức về vị trí, tầm quan trọng môn Vật lí trong chương trình giáo dục phổ thông 49
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực dạy học môn Vật lí của đội ngũ giáo viên các trường THPT 50
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát đánh giá về thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình môn Vật lí 52
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát đánh giá về mức độ sử dụng các PPDH môn Vật lí của giáo viên 54
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng đánh giá về đổi mới PPDH của GV 55
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá về hình thức tổ chức dạy học môn Vật lí của giáo viên 57
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng việc đánh giá học sinh học môn Vật lí của giáo viên 58
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Vật lí 60
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Vật lí 62
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên 64
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc dự giờ và đánh giá giờ dạy 66
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 67
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí sử dụng TBDH của giáo viên 69
Bảng 2.23. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động của tổ chuyên môn 70
Bảng 2.24. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung học tập môn Vật lí của học sinh 72
Bảng 2.25. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí nền nếp, thái độ học tập môn Vật lí của học sinh 73
Bảng 2.26. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí kĩ năng học tập môn Vật lí của học sinh 75
Bảng 2.27. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lí hoạt động học tập môn Vật lí của học sinh 76
Bảng 2.28. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lí ở học sinh 78
Bảng 2.29. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí CSVC – TBDH môn Vật lí 80
Bảng 2.30. Kết quả khảo sát thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt HĐDH môn Vật lí 82
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 116
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 117
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp tương quan tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
............................................................................................................. 119
MỞ ĐẦU
1. Nêu lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và hợp tác quốc tế một cách sâu rộng, đang chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên ngày càng đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tay nghề cao để thuận lợi trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức của nước nhà.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng phải nâng cao nguồn nhân lực cho đất nước nên Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác giáo dục và đổi mới giáo dục. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí thuyết gắn với thực tiễn. Một trong những nội dung trong mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học.
Dạy học là một trong những hoạt động đặc trưng nhất của nhiều hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong giờ học hoạt động trí tuệ của học sinh giữ vị trí rất quan trọng người thầy phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy để luôn phù hợp với nhiều học sinh trong lớp học, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học giúp các em phát triển toàn diện.
Quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo nhà trường, vì muốn nâng cao hiệu quả giáo dục của đơn vị, thì người cán bộ quản lí phải tăng cường hiệu quả quản lí hoạt động dạy học cho tất cả các
môn học. Đặc biệt, ở bậc THPT các môn học có tính độc lập cao về mục đích, nội dung và phương pháp nên đòi hỏi người lãnh đạo phải có sự quản lí một cách khoa học và có chiều sâu cho hoạt động dạy học ở tất cả các môn riêng biệt trong đó có môn Vật lí. Quan điểm chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học đã được Nghị quyết số 29 – NQ/TW nêu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm gắn với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của các em học sinh trong và ngoài nhà trường, môn Vật lí có vai trò và vị trí rất quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ và rèn luyện tính chính xác, tính cẩn thận và tính khoa học cho các em, đặc biệt là kĩ năng thực hành. Thực tế cho thấy, nếu học sinh học tốt môn Vật lí thì các em sẽ học tốt các môn Toán, Hóa, Sinh, hoặc các môn khoa học xã hội, vì khả năng sử dụng từ ngữ của các em cho các môn học này rất chuẩn xác. Với kinh nghiệm hơn 20 năm dạy bộ môn Vật lí ở trường THPT và 5 năm làm công tác quản lí trường học tôi nhận thấy hầu hết giáo viên dạy môn Vật lí vẫn còn thực hiện hoạt động dạy học theo lối truyền thống “Thầy đọc – trò ghi”, nhiều giáo viên không thực hiện được các tiết thực hành thí nghiệm, các thí nghiệm biểu diễn trong các tiết học của học sinh cũng ít được giáo viên quan tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy giáo viên cũng còn nhiều lúng túng, dạy thiếu tính kết hợp giữa các phần các chương và giữa các khối lớp, dạy thiếu tính sáng tạo, thiếu hướng dẫn cho học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn,…Đặc biệt, chất lượng công tác của các nhà quản lí chưa đáp ứng được so với yêu cầu hiện nay, nhiều cán bộ quản lí nhà trường vẫn quản lí theo kinh nghiệm, thiếu tính chủ động và sáng tạo.
Trong những năm gần đây, đặc biệt qua các kì thi THPT quốc gia thì tỉ lệ học
sinh đăng kí bài thi có môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn khá thấp, điều này một phần cũng nói lên rằng giáo viên dạy Vật lí chưa thu hút được các em, chưa làm cho các em say mê và an tâm khi chọn bài thi. Thực tế cho thấy, tỉ lệ bộ môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn có xu hướng giảm và thường không ổn định. Chính vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu là “Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” với mong muốn tìm ra một số biện pháp hiệu quả, khả thi trong công tác quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí THPT nói chung và các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và điều tra làm rõ thực trạng về hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông. Từ đó, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí để nâng cao chất lượng môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lí hoạt động dạy học bộ môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong các năm gần đây đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, so với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nếu khảo sát đánh giá đúng thực trạng HĐDH môn Vật lí thì người nghiên cứu có thể đề xuất được các biện pháp cần thiết, khả thi để quản lí HĐDH môn Vật lí.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở trường THPT.
- Mô tả, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn Vật lí và quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của hệ thống toàn vẹn, vận động và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học luôn có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố khác trong sự phát triển của công tác quản lí hoạt động dạy học ở các trường THPT.
Hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn gồm: mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, phương pháp, biện pháp và các điều kiện khác có mối quan hệ biện chứng với nhau.
6.1.2. Quan điểm lịch sử - lôgic
Quan điểm này xem xét đối tượng nghiên cứu trong một quá trình phát triển lâu dài của nó, từ quá khứ đến hiện tại, từ đó phát hiện những mối quan hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại – tương lai của đối tượng thông qua phép suy luận biện chứng, lôgic. Xem xét và phân tích hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí của học sinh THPT đang học tại trường theo quá trình suy luận biện chứng, lôgic từ trước đến nay, cả trong nước và ngoài nước.
Xem xét mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn để tìm các biện pháp cấp thiết, khả thi và hiệu quả cho công tác quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí của học sinh THPT học tại trường.
6.1.3. Quan điểm thực tiễn
Cơ sở lí luận phải được chứng minh và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực trạng là hết sức cần thiết. Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng sẽ phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động và nguyên nhân từ đó đề ra các biện pháp phù hợp, khả thi khắc phục những tồn tại,
nâng cao chất lượng, hiệu quả của HĐDH môn Vật lí ở các trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các văn kiện, các nghị quyết của Đảng, các văn bản qui định của Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo; các tài liệu về quản lí và quản lí giáo dục có liên quan đến luận văn nghiên cứu.
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về quản lí các hoạt động dạy và học các môn học trong nhà trường trong đó có hoạt động dạy và học môn Vật lí để phân tích, phân loại, xây dựng các khái niệm cơ bản, đọc tài liệu, tham khảo các đề tài nghiên cứu có liên quan đến luận văn để hình thành cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động dạy học của giáo viên các trường THPT ở huyện Trà Ôn.
6.2.2.2. Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi: Để đánh giá thực trạng dạy học và thực trạng về quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí, phương pháp này nhằm mục đích khảo sát nhóm đối tượng là CBQL, GVBM và HS.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến dựa vào kết quả điều tra, tôi dùng phần mềm Excel để xử lí số liệu, nhằm đánh giá thực trạng và định hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí ở các trường THPT.
7. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
Số liệu thống kê được sử dụng trong nghiên cứu giới hạn trong các năm học sau: năm học 2014 – 2015; năm học 2015 – 2016; năm học 2016 – 2017.
Khách thể nghiên cứu: CBQL của 05 trường THPT ở huyện Trà Ôn; 05 tổ chuyên môn, nhân viên thiết bị và GV dạy bộ môn Vật lí của 05 trường; 250 HS của 05 trường THPT ở huyện Trà Ôn.
Nội dung nghiên cứu: Quản lí hoạt động dạy học môn Vật lí các trường THPT ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.