Đối Với Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Thị Xã Vĩnh Châu


Tiểu kết chương 3‌

Từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong quản lí HĐDH môn Toán ở trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, đề tài xây dựng sáu biện pháp như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường.

- Biện pháp 2: Quản lí việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Biện pháp 3: Quản lí việc đổi mới PPDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Biện pháp 5: Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Biện pháp 6: Quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong các trường THCS.

Những biện pháp đề xuất trên đây được phân tích trong mối quan hệ chặt chẽ và có tác động tương trợ lẫn nhau; đồng thời được khảo sát, phân tích, đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có sự tương đồng nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Các biện pháp trong đề tài cho thấy mục tiêu quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thể đạt được. Vì thế, CBQL ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có thể xem xét và vận dụng các biện pháp này vào việc quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong các trường THCS cụ thể ở địa phương.

Đây là một đóng góp mới của luận văn, bổ sung cơ sở lý luận khoa học đối với ngành giáo dục nói chung và quản lí giáo dục trong các trường THCS ở địa phương nói riêng.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng - 15



1. Kết luận‌

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng là quá trình quản lí việc chọn lọc, áp dụng chương trình, nội dung, phương pháp, cách thức dạy học môn Toán theo hướng kích thích người học phát triển năng lực học tập, có hứng thú với môn học và đạt hiệu quả cao nhất khi được truyền đạt từ người dạy.

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn “ Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng ”, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1.1. Về cơ sở lý luận

Quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thực chất là chọn lọc phương pháp, cách thức tiến hành dạy học môn Toán, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai dạy học môn Toán nhằm phát huy tối đa năng lực học tập, tích cực, chủ động và sáng tạo của HS; là những tác động của chủ thể quản lí vào quá trình dạy học của GV nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Toán góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS bao gồm: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong đó có quản lí việc phân công giảng dạy cho GV phù hợp với năng lực chuyên môn; quản lí hoạt động giảng dạy của GV dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS; quản lí học tập của HS trong đó có quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; quản lí các điều kiện về CSVC – kỹ thuật hỗ trợ, đảm bảo cho HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

Dựa vào cơ sở các lí luận trên, tác giả tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng và xây dựng một số biện pháp nhằm quản lí HĐDH môn Toán định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.


1.2. Về thực trạng

Thực trạng quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng qua phân tích, đánh giá cho thấy có những nét tính cực như: Đội ngũ CBQL nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS; thường xuyên tổ chức có hiệu quả các phong trào dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS: thao giảng, hội giảng, GV giỏi,… tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV tham gia giảng dạy có ứng dụng CNTT; tổ chức các tổ chuyên môn đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT, đánh giá các nhân tố tích cực trong việc sử dụng thiết bị CNTT, đổi mới PPDH tích cực và giúp đỡ GV còn gặp khó khăn trong sử dụng thiết bị CNTT trong giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: CBQL chưa có những biện pháp tích hợp, đồng bộ, hiệu quả; chưa có những quy định, những hướng dẫn cụ thể cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân về các PPDH tích cực trong nhà trường; các HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong dạy học diễn ra còn chậm và mang tính bắt buộc; nghiệp vụ một bộ phận GV còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Đây là những trở ngại đáng quan tâm mà các nhà quản lí cần sớm có những biện pháp thay đổi phù hợp, kịp thời để cải thiện chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

1.3. Về các biện pháp

Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp dựa vào nội dung quản lí nêu trên nhằm tìm cách tháo gỡ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, qua tài liệu nghiên cứu và thực tiễn quản lí, đề tài đã xây dựng một số biện pháp để giúp cho CBQL có điều kiện tham khảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lí của mình ở cơ sở ngày càng khả quan hơn. Các biện pháp được xây dựng như sau:


- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường.

- Quản lí việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Quản lí việc đổi mới PPDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực

HS.

- Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, kết quả học tập của HS theo định hướng

phát triển năng lực HS.

- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.

- Quản lí các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong các trường THCS.

Sáu biện pháp này đã được khảo sát và kết quả khẳng định các biện pháp này đều rất cần thiết và rất khả thi.

Nhìn chung, luận văn đã có những đóng góp mới về lý luận cũng như về thực tiễn giáo dục Việt Nam nói chung và thực tiễn các trường THCS ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Với các kết quả nghiên cứu mà đề tài thu được như những phân tích ở trên thì mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành, giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Vĩnh Châu

- Hằng năm, lãnh đạo Phòng GD & ĐT cần tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV trên địa bàn thị xã.

- Có kế hoạch đổi mới PPDH và hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện PPDH tích cực; thường xuyên kiểm tra đôn đốc CBQL và GV trong việc thực hiện kế hoạch.


- Thường xuyên kiểm tra CSVC – kỹ thuật, thiết bị CNTT để mua sắm, trang bị kịp thời.

- Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi chuyên đề, chủ đề, hội thảo, tập huấn sử dụng thiết bị CNTT, phần mềm dạy học...

2.2. Đối với HT các trường THCS trong thị xã Vĩnh Châu

- Tạo điều kiện cho CBQL và GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng ứng dụng CNTT.

- Xây dựng đội ngũ GV cốt cán.

- Tiếp tục phát huy hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng,…Tổ chức các hoạt động học tập trên lớp có ứng dụng CNTT cho HS.

- Tìm kiếm, vận động các nguồn kinh phí từ xã hội hoá giáo dục để trang bị CSVC – kỹ thuật phù hợp với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS; khen thưởng đội ngũ GV cốt cán, GV thường xuyên đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt thành tích cao.

2.3. Đối với GV môn Toán các trường THCS trong thị xã Vĩnh Châu

- Thường xuyên tự học tập và đăng ký lộ trình nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay với quản lí nhà trường.

- Tăng cường thực hiện hội giảng, thao giảng, tham gia các cuộc thi GV giỏi do Trường, Phòng GD & ĐT thị xã Vĩnh Châu tổ chức.

- Tham gia các khoá học về sử dụng phần mềm dạy học, sử dung thiết bị CNTT… Tăng cường đổi mới quy trình kiểm tra đánh giá, đổi mới PPDH theo chỉ đạo của nhà trường; phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp và những tiện ích của phần mềm, CSVC – kỹ thuật, thiết bị CNTT để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy.

2.4. Đối với HS và phụ huynh HS

- HS cần tập trung vào việc học, chú ý nghe giảng và tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động khi cần thiết. Đặc biệt là trong các tiết thực hành, luyện tập để các em có thể phát huy hết khả năng của mình, từ đó giúp HS tiếp thu tốt nhất các kiến thức do GV truyền đạt.


- HS cần biết sắp xếp thời gian học hợp lý. Chủ động học bài, làm bài, xem trước bài mới trước khi đến lớp. Tích cực sử dụng các CSVC – kỹ thuật, thiết bị CNTT hiện đại, phòng học bộ môn, thư viện...

- Phụ huynh HS cần trang bị đầy đủ các đồ dùng học tập cho HS nhất là máy tính có kết nối Internet và quản lí HS, quan tâm, gần gũi, thông cảm, yêu thương, động viên, đôn đốc việc học của HS ngay tại gia đình. Điều này có tác động giúp HS có thêm động lực và cố gắng để học tập tốt, hoàn thành nhiệm vụ của mình./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Ban chấp hành Trung ương Đảng (1997). Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW khóa VIII.

Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013). Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa XI.

Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường (2014). Lý luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.

Bộ chính trị (2009). Văn bản số 242-TB/TW Thông báo kết luận của Bộ chính trị về tiếp thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

Bộ GD & ĐT (2006). Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng bộ GD & ĐT, về Chương trình giáo dục phổ thông

Bộ GD & ĐT (2011). Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDDT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng bộ GD&Đ.

Bộ GD & ĐT (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh môn Toán cấp THCS.

Bùi Văn Nghị, Đỗ Thị Trinh, Nguyễn Tiến Trung (2015). Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm toán, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên toán phổ thông Việt nam”. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội .

Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH (2017). V/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 . Hà Nội 3/10/2017.

Đặng Quốc Bảo (1995). Quản lý giáo dục một số khái niệm và luận đề. Trường CBQL Hà Nội .

Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Khắc Hưng (2004). Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp . Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.


Luật GD năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GD năm 2009 (2009).

Nguyễn Bá Kim (2005). Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm. Nguyễn Cảnh Toàn (1997). Quá trình dạy, tự học. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Công Khanh (Chủ biên), Đào Thị Oanh và Lê Mỹ Dung (2014). Kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Đức Quang (2013). Quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT ngoài công lập tại TPHCM, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Tp HCM.

Nguyễn Ngọc Bảo và Trần Kiểm (2008). Lý luận dạy học ở trường trung học cơ sở.

Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ thông.

Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội.

Nguyễn Quang Uẩn (2010). Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lý-Giáo dục.

Nguyễn Quốc Trí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996). Đại cương về khoa học quản lý.

Trường CBQL TW1 – Hà Nội .

Nguyễn Thị Phương (2009). Biện pháp quản lý hoạt động dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THCS huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Thái Nguyên.

Phạm Minh Hạc (1998). Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục . Hà Nội. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002). Luật Giáo dục. Nxb Tư pháp.

Thái Duy Tuyên (2007). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới . Nxb Giáo dục.

Trần Công Bình (2017). Quản lý hoạt động dạy môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS các Trường Trung học phổ thông ở quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ.

Trần Kiểm (2002). Khoa học quản lý nhà trường phổ thông. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Trần Kiểm (2008). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 06/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí