Bảng 2.15. Đánh giá mức độ đạt được của hoạt động học của HS theo định hướng phát triển năng lực HS
Nội dung | Mức độ thực hiện (SL/TL%) | ĐTB | TH | ||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||
1 | Xây dựng nội quy, nề nếp trường lớp và quản lí hiệu quả. | 19/ 61,3 | 11/ 35,5 | 1/ 3,2 | 3,58 | 2 | |
2 | Giáo dục động cơ, ý thức, thái độ học tập của HS. | 17/ 54,8 | 10/ 32,3 | 2/ 6,5 | 2/6,5 | 3,35 | 3 |
3 | Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập của HS ở trường. | 11/ 35,5 | 13/ 41,9 | 4/ 12,9 | 3/9,7 | 3,03 | 4 |
4 | Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập ở nhà của HS. | 3/ 9,7 | 8/ 25,8 | 12/ 38,7 | 8/ 25,8 | 2,19 | 10 |
5 | Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định về nề nếp học tập ở nhà của HS. | 8/ 25,8 | 11/ 35,5 | 12/ 38,7 | 2,87 | 5 | |
6 | Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng – kỷ luật HS, tổ chức thực hiện có nề nếp, hiệu quả kịp thời. | 5/ 16,1 | 10/ 32,3 | 13/ 41,9 | 3/ 9,7 | 2,55 | 8 |
7 | Bồi dưỡng các phương pháp học tập ở trên lớp, phương pháp tự học ở nhà phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng HS. | 8/ 25,8 | 12/ 38,7 | 8/ 25,8 | 3/ 9,7 | 2,81 | 6 |
8 | Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) phù hợp, hỗ trợ hiệu quả hoạt động học tập. | 23/ 74,2 | 4/ 12,9 | 4/12 ,9 | 3,61 | 1 | |
Quản lí tốt việc phân tích, đánh | 4/ | 9/ | 15/ | 3/ | 2,45 | 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Mức Độ Đạt Được Của Việc Sử Dụng Các Ppdh Và Ptdh Trong Giảng Dạy Của Gv Toán
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giảng Dạy Môn Toán Của Gv Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs
- Đánh Giá Mức Độ Đạt Được Về Việc Hoạt Động Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Hs
- Thực Trạng Các Yếu Tố Chủ Quan Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs Ở Trường
- Biện Pháp 2: Quản Lí Việc Xây Dựng Kế Hoạch Và Thực Hiện Kế Hoạch Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs.
- Biện Pháp 6: Quản Lí Các Điều Kiện Hỗ Trợ Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs Trong Các Trường Thcs
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Nội dung | Mức độ thực hiện (SL/TL%) | ĐTB | TH | ||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||
9 | giá kết quả học tập của HS, đảm bảo tính thống nhất và chính xác hai chiều kiểm tra, đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá của HS. | 12,9 | 29,0 | 48,4 | 9,7 | ||
10 | Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng giáo dục để quản lí tốt hoạt động học tập của HS. | 8/ 25,8 | 6/ 19,4 | 13/ 41,9 | 4/ 12,9 | 2,58 | 7 |
ĐTB chung | 2,90 |
Qua kết quả khảo sát bảng 2.15, ta thấy công tác quản lí hoạt động học của HS theo định hướng phát triển năng lực HS được đánh giá ở mức khá, ĐTB chung: 2,90, ĐLC: 0,77.
- Công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) phù hợp, hỗ trợ hiệu quả hoạt động học tập (ĐTB: 3,61) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 87,1% (tốt: 74,2%, khá:12,9%) và được đánh giá xếp hạng cao nhất (1/10) ở cột thứ hạng. Kết quả cho thấy nội dung này được CBQL quan tâm thực hiện tốt và đánh giá cao. Vả lại, HS cũng thích được học tập vượt ra khỏi bốn bức tường của phòng học để thay đổi không khí, môi trường học tập mới lạ, gần gũi thiên nhiên. Tuy vậy, nếu kế hoạch thực hiện hoạt động này không được GV chuẩn bị chu đáo; chọn lựa địa điểm, nội dung học tập không phù hợp bộ môn sẽ gây lãng phí thời gian; tốn kém công sức, tài chính và vô bổ không có tác dụng phát triển năng lực HS.
- Xây dựng nội quy, nề nếp trường lớp và quản lí hiệu quả (ĐTB: 3,58) ứng với phần trăm từ mức khá trở lên đạt 96,8% (tốt: 61,3%, khá: 35,5%) và được đánh giá xếp hạng 2/10 ở cột thứ hạng. Nội dung này cũng được CBQL quan tâm thực hiện tốt
và đánh giá cao. Thực tế cho thấy GV, HS không thực hiện nội quy nhà trường nghiêm túc; trường lớp mất nề nếp thì việc quản lí nơi đó không hiệu quả. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực hiện và xếp thứ hạng cao là điều dễ hiểu.
- Giáo dục động cơ, ý thức thái độ học tập của HS (ĐTB: 3,35) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 87,1% (tốt: 54,8%, khá: 32,3%) và được đánh giá xếp hạng 3/10 ở cột thứ hạng. Đây là một trong những nội dung nhằm nâng cao nhận thức học tập của HS; từ đó, HS có động cơ đúng đắn, thái độ học tập tích cực để thay đổi kết quả theo hướng phát triển năng lực của mình. Vì thế, nội dung này cũng được CBQL thực hiện ở mức tốt và được đánh giá cao.
- Xây dựng những quy định cụ thể về nền nếp HS ở trường thực hiện ở mức khá (ĐTB: 3,03) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 77,4% (tốt: 35,5%, khá:41,9%) và được đánh giá xếp hạng 4/10 ở cột thứ hạng. Có quy định cụ thể về nền nếp ở trường nhằm buộc HS tuân thủ thì mới hỗ trợ tốt cho việc học tập của HS. Vì vậy, nội dung này được CBQL thực hiện ở mức khá và được đánh giá cao.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định về nề nếp học tập ở nhà của HS (ĐTB: 2,87) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 61,3% (tốt: 25,8%, khá: 35,5%) và được đánh giá xếp hạng 5/10 ở cột thứ hạng. Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định về nề nếp học tập ở nhà của HS là việc làm không đơn giản nếu không có sự hợp tác từ phía gia đình của HS. Vì vậy, để thực hiện nội dung này CBQL phải có những biện pháp kiểm tra kèm theo với sự đồng thuận, hỗ trợ của cha mẹ HS. Tuy nhiên, nội dung này cũng được CBQL thực hiện ở mức khá.
- Bồi dưỡng các PPHT ở trên lớp, phương pháp tự học ở nhà phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng HS (ĐTB: 2,81) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 64,5% (tốt: 25,8%, khá: 38,7%) và được đánh giá xếp hạng 6/10 ở cột thứ hạng. Nội dung này rất cần thiết nhưng để thực hiện công tác này đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian, công sức bồi dưỡng cho từng nhóm đối tượng HS. Điều đó còn tùy thuộc vào cái tâm của thầy/cô nữa. Do vậy, nội dung này được CBQL thực hiện ở mức khá nhưng đánh giá chưa cao.
- Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng giáo dục để quản lí tốt hoạt động học tập của HS (ĐTB: 2,58) và được đánh giá xếp hạng 7/10 ở cột thứ hạng. Quản lí hoạt động học tập của HS trong nhà trường là nhiệm vụ chính yếu của đội ngũ GV, CBQL. Vì trong phạm vi nhà trường nên tương đối thuận lợi, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình và các lực lượng giáo dục với nhà trường cũng gây khó khăn và làm hạn chế đến chất lượng giáo dục HS. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi người HT ở từng trường phải có tâm, tầm và tài. Thực tế cho thấy sức hút của mỗi trường đối với phụ huynh và xã hội còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng là uy tín; nghệ thuật lãnh đạo, quản lí của người đứng đầu ở mỗi cơ sở giáo dục. Nội dung không dễ thực hiện. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy CBQL chỉ thực hiện ở mức trên trung bình (0,08).
- Xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng – kỷ luật HS, tổ chức thực hiện có nề nếp, hiệu quả kịp thời (ĐTB: 2,55) và được đánh giá xếp hạng 8/10 ở cột thứ hạng. Thi đua, khen thưởng – kỷ luật HS là điều tất yếu, trường nào cũng có quy chế bắt buộc nhưng để thực hiện có nề nếp, hiệu quả kịp thời, đúng đối tượng, khách quan, công bằng là vấn đề không đơn giản. Do đó, việc xây dựng quy chế này cần phải có hướng dẫn thực hiện cụ thể kèm theo thì mới phát huy tác dụng thi đua, khen thưởng
– kỷ luật HS. Nội dung này tuy thiết thực nhưng CBQL chỉ đánh giá ở mức trên trung bình (0,05).
- Quản lí tốt việc phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS, đảm bảo tính thống nhất và chính xác hai chiều kiểm tra, đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá của HS (ĐTB: 2,45). Đảm bảo tính thống nhất và chính xác hai chiều kiểm tra, đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá của HS trong việc phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS là biện pháp quản lí khoa học, đúng đắn. Nhưng trong thực tế HS tự kiểm tra, đánh giá còn tùy thuộc vào trình độ nhận thức, tính trung thực, nghiêm túc của người học nữa. Do vậy, mức độ chính xác của kết quả chưa đáng tin cậy cao. Nội dung này được CBQL thực hiện ở mức trung bình và đánh giá xếp hạng áp chót (9/10).
- Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập ở nhà của HS (ĐTB: 2,19) và được đánh giá xếp hạng cuối cùng (10/10). Nề nếp học tập ở nhà của HS phải do
chính HS tự giác thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của gia đình; nhà trường chỉ xây dựng quy định cụ thể về nề nếp này nhằm giúp cha mẹ HS thúc đẩy, nhắc nhở con em mình hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà. GV chỉ có thể theo dõi, kiểm tra qua tập vở của HS hoặc kiểm tra chéo giữa các nhóm HS với nhau. Giữa gia đình và nhà trường nếu có sự phối hợp liên thông các quy định đề ra sẽ tạo thành vòng tròn khép kín quá trình học tập của HS và chắc chắn kết quả học tập của HS sẽ tốt hơn. Do vậy, nề nếp học tập ở nhà của HS có tốt hay không tùy thuộc vào ý chí chủ quan của HS và trách nhiệm của gia đình; nhà trường chỉ kiểm tra gián tiếp hỗ trợ. Vì thế, CBQL ít quan tâm và chỉ thực hiện ở mức trung bình.
Qua bảng khảo sát về thực trạng quản lí hoạt động học tập môn Toán của HS theo định hướng phát triển năng lực HS cho thấy ở nội dung 8 (Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) phù hợp, hỗ trợ hiệu quả hoạt động học tập) được CBQL các trường thực hiện ở mức tốt nhất (ĐTB: 3,61) và được đánh giá xếp hạng cao nhất (1/10) ở cột thứ hạng. Các nội dung 1, 2, 3 cũng được CBQL các trường thực hiện ở mức tốt (ĐTB> 3,25) và được đánh giá xếp hạng lần lượt: 2/10, 3/10, 4/10 ở cột thứ hạng. Riêng hai nội dung 9 (Quản lí tốt việc phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS, đảm bảo tính thống nhất và chính xác hai chiều kiểm tra, đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá của HS) và nội dung 4 (Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập ở nhà của HS) mặc dù rất cần thiết nhưng kết quả khảo sát cho thấy CBQL thực hiện ở mức trung bình (ĐTB<2,51) và được đánh giá xếp hạng lần lượt: 9/10, 10/10 ở cột thứ hạng.
Như vậy, để quản lí tốt hoạt động học của HS theo định hướng phát triển năng lực HS thì GV cũng như CBQL cần thay đổi các biện pháp quản lí phù hợp, nhất là cần phải giáo dục làm cho HS yêu thích, có hứng thú, đam mê với môn học và trong các tiết học nên có những ví dụ cụ thể sinh động, sát thực tế để HS thấy rằng Toán học có ý nghĩa thiết thực trong đời sống hàng ngày. GV nên đưa ra các yêu cầu cụ thể như soạn bài và làm bài đầy đủ bài tập trước khi lên lớp, giao bài tập phải kiểm tra bài của HS. Trước những tiết kiểm tra 1 tiết, GV phải báo trước và hướng dẫn HS ôn tập.
2.4.4. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS.
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ đạt được về CSVC VÀ PTDH môn Toán
Nội dung | Mức độ thực hiện (SL/TL%) | ĐTB | TH | ||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||
1 | Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa và bảo quản CSVC, phương tiện dạy - học cho từng năm học. | 19/ 61,3 | 11/ 35,5 | 1/3,2 | 3,58 | 3 | |
2 | Xây dựng nội quy bảo quản, sử dụng CSVC. | 26/ 83,9 | 5/ 16,1 | 3,84 | 1 | ||
3 | Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PTDH môn Toán cho GV. | 14/ 45,2 | 14/ 45,2 | 2/6,4 | 1/3,2 | 3,32 | 5 |
4 | Tổ chức cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, thiết kế tự làm đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy học. | 18/ 58,1 | 8/ 25,8 | 4/ 12,9 | 1/3,2 | 3,39 | 4 |
5 | Khen thưởng, động viên GV sử dụng có hiệu quả CSVC, PTDH môn Toán và có những sáng kiến cải tiến hiệu quả. | 21/ 67,7 | 10/ 32,3 | 3,68 | 2 | ||
ĐTB chung | 3,56 |
Qua kết quả khảo sát bảng 2.16 cho thấy công việc quản lí CSVC và PTDH được đánh giá ở mức tốt, ĐTB chung: 3,56, ĐLC: 0,60.
- Xây dựng nội quy bảo quản CSVC (ĐTB: 3,84) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 100% (tốt: 83,9%, khá: 16,1%) và được xếp hạng cao nhất (1/5) ở cột thứ hạng. CSVC là một trong những điều kiện quan trọng hỗ trợ cho việc dạy học nói chung và dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS nói riêng. Để đảm bảo cho việc duy trì và sử dụng lâu dài CSVC phục vụ tốt cho việc
dạy học, việc xây dựng nội quy bảo quản là điều tất nhiên. Vì thế, kết quả khảo sát cho thấy nội dung này được CBQL thực hiện ở mức tốt và được đánh giá cao nhất.
- Khen thưởng, động viên GV sử dụng có hiệu quả CSVC, PTDH môn Toán và có những sáng kiến cải tiến hiệu quả (ĐTB: 3,68) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 100% (tốt: 67,7%, khá: 32,3%) và được xếp hạng 2/5 ở cột thứ hạng. Bất cứ phong trào thi đua hay công trình nào cũng cần kèm theo chế độ khen thưởng cụ thể thì mới khuyến khích người lao động hăng hái tham gia tích cực và hiệu quả mang lại sẽ cao. Nội dung này cũng không ngoại lệ. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy công tác này cũng được CBQL thực hiện ở mức tốt và được đánh giá cao.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa và bảo quản CSVC, PTDH cho từng năm học (ĐTB: 3,58) ứng với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 96,8% (tốt: 61,3%, khá: 35,5%) và được xếp hạng 3/5 ở cột thứ hạng. Công tác này được BGH các trường rất quan tâm. Vì có xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị và CSVC, PTDH vào đầu mỗi năm học thì nguồn bổ sung CSVC, PTDH mới phong phú, có thể đáp ứng theo nhu cầu dạy học của GV, HS. Bất cứ GV nào muốn sử dụng đều phải đăng ký qua sổ đăng ký đồ dùng dạy học, trong đó phải ghi các nội dung theo quy định của nhà trường. Muốn biết được GV có thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học hay không thì nhà quản lí chỉ cần kiểm tra sổ mượn này. Do vậy, nội dung này cũng được CBQL quan tâm thực hiện ở mức tốt.
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PTDH môn Toán cho GV (ĐTB:3,32). Điều đó có nghĩa CBQL thực công việc này ở mức tốt với tỉ lệ phần trăm từ mức khá trở lên đạt 90,4% (tốt: 45,2%, khá: 45,2%). Kết quả khảo sát cho thấy công tác này cũng được CBQL nhà trường thực hiện ở mức tốt nhưng được đánh giá xếp hạng cuối cùng (5/5) ở cột thứ hạng. Điều đó chứng tỏ nội dung này chưa được coi trọng như những nội khác.
- Tổ chức cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật, thiết kế tự làm đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy học (ĐTB: 3,39) ứng với tỉ lệ phần trăm ở mức khá trở lên đạt 83,9% (tốt: 58,1%, khá: 25,8%). Các trường thường giao công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng PTDH cho tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng và số GV đăng ký tham gia rất ít. Bên cạnh đó, hoạt động tổ chức các cuộc thi viết sáng kiến kinh
nghiệm cải tiến kỹ thuật, thiết kế các loại đồ dùng dạy học tự làm phục vụ hoạt động học tập có được tiến hành nhưng chưa nhiều. Cuộc thi này là rất cần thiết,, nhưng nhiều sáng kiến được viết chỉ là hình thức hoàn chỉnh hồ sơ thi đua mà không được phổ biến áp dụng thì cũng chẳng có ý nghĩa, giá trị gì. Vì thế, kết quả khảo sát cho thấy công tác này cũng được CBQL nhà trường thực hiện ở mức tốt nhưng được đánh giá xếp hạng áp chót (4/5) ở cột thứ hạng.
Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS qua bảng khảo sát cho thấy CBQL các trường có quan tâm thực hiện tốt nhất là ở nội dung 2 (Xây dựng nội quy bảo quản, sử dụng CSVC) và 5 (Khen thưởng, động viên GV sử dụng có hiệu quả CSVC, PTDH môn Toán và có những sáng kiến cải tiến hiệu quả). Tuy nhiên, các nội dung còn lại mặc dù được CBQL thực hiện ở mức tốt nhưng chưa được coi trọng như ở nội dung 3 và 4.
2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng.
2.5.1. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS
Bảng 2.17. Đánh giá mức độ đạt được về các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS
Nội dung | Đối tượng | P | ||||||||
CBQL | GV | |||||||||
ĐTB | ĐLC | p | TH | ĐTB | ĐLC | p | TH | |||
1 | Các chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước. | 3,55 | 0,72 | 0,36 | 1 | 3,66 | 0,55 | 0,48 | 1 | 0,42 |
2 | Các Chỉ thị, công văn hướng dẫn thực | 3,42 | 0,56 | 0,48 | 3 | 3,52 | 0,67 | 0,46 | 3 | 0,47 |