Thực Trạng Các Yếu Tố Chủ Quan Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Toán Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Hs Ở Trường



TT


Nội dung

Đối tượng


P

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

p

TH

ĐTB

ĐLC

p

TH


hiện nhiệm vụ, hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan quản lí giáo

dục.











3

Chất lượng tuyển

sinh đầu vào.

3,29

0,64

0,58

4

3,38

0,77

0,56

4

0,57


4

Cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn

Toán.


3,45


0,62


0,30


2


3,59


0,56


0,32


2


0,31


5

Môi trường giáo dục và môi trường

dạy học.


2,77


0,85


0,33


5


3,19


0,87


0,32


5


0,33


ĐTB chung

3,30

0,68

0,41


3,47

0,68

0,33


0,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thị xã Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng - 12

Kết quả khảo sát ở bảng 2.17 cho thấy không có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng khách quan giữa CBQL (ĐTB chung: 3,30, ĐLC: 0,68) và GV (ĐTB chung: 3,47, ĐLC: 0,68), P = 0,37 > 0,05. Điều này cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố khách quan giữa CBQL và GV đều đánh giá là tương đồng (ở mức rất nhiều).

- Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước. CBQL đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,52), GV đánh giá cũng ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,66) và P = 0,42 > 0,05. Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố này giữa CBQL và GV đều đánh giá là tương đồng (ở mức rất nhiều).

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào. CBQL đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,29), GV cũng đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,38) và P = 0,47 > 0,05. Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố này giữa CBQL và GV cũng đều đánh giá tương đồng (ở mức rất nhiều).


- Môi trường giáo dục và môi trường dạy học. CBQL đánh giá ở mức nhiều (ĐTB: 2,77), GV cũng đánh giá ở mức nhiều (ĐTB: 3,19) và P=0,33>0,05. Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố này giữa CBQL và GV cũng đều đánh giá tương đồng (ở mức nhiều).

- Các Chỉ thị, công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn giảng dạy của các cơ quan quản lí giáo dục CBQL được đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,42), GV đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,52) nhưng P = 0,47 > 0,05. Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố này giữa CBQL và GV cũng đều đánh giá tương đồng.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn Toán. CBQL đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,45), GV cũng đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB 3,59) và P=0,32>0,05. Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố này giữa CBQL và GV cũng đều đánh giá tương đồng.

Như vậy, qua bảng khảo sát 2.17 kết quả cho thấy các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS giữa CBQL và GV đều được đánh giá tương đồng ở mức từ nhiều đến rất nhiều.

2.5.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS‌

Bảng 2.18. Đánh giá mức độ đạt được về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lí dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS‌


TT


Nội dung

Đối tượng


P

CBQL

GV

ĐTB

ĐLC

p

TH

ĐTB

ĐLC

p

TH

1

Năng lực CBQL

3,39

0,72

0,19

2

3,59

0,65

0,20

1

0,20

2

Năng lực của GV

dạy môn Toán.

3,71

0,46

0,13

1

3,38

0,64

0,07

2

0,10

ĐTB chung

3,55

0,59

0,16


3,49

0,65

0,14


0,15

Qua kết quả khảo sát bảng 2.18 cho thấy các CBQL đánh giá nội dung này ở mức rất nhiều (ĐTB chung: 3,55, ĐLC: 0,59) và GV cũng đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB chung: 3,49, ĐLC: 0,65) và P = 0,15 > 0,05. Điều này cho thấy ảnh hưởng của


các yếu tố chủ quan giữa CBQL và GV đều được đánh giá tương đồng (ở mức rất nhiều).

- Về năng lực GV dạy môn Toán. CBQL đánh giá ảnh hưởng ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,39) còn GV cũng đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,59), P=0,10 > 0,05. Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng về mặt này giữa CBQL và GV là tương đồng.

- Về năng lực CBQL. CBQL đánh giá ảnh hưởng ở mức rất nhiều (ĐTB:3,38), GV cũng đánh giá ở mức rất nhiều (ĐTB: 3,71), P=0,20>0,05. Kết quả khảo sát cho thấy các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng về mặt này giữa CBQL và GV cũng tương đồng.

Như vậy, qua bảng khảo sát 2.18 cho thấy các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS giữa CBQL và GV đều được đánh giá tương đồng ở mức rất nhiều.


Tiểu kết chương 2‌

Qua kết quả khảo sát cho thấy các trường THCS ở thị xã Vĩnh Châu đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cụ thể là hàng năm tỉ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi tăng lên và có nhiều em đậu HS giỏi các cấp. Và đặc biệt quan tâm đổi mới PPDH môn Toán và phát triển năng lực của HS sau khi học xong môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS. Các biện pháp quản lí dạy của thầy, học của HS và quản lí CSVC đều thực hiện tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS như: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ cho đội ngũ GV môn Toán; xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học môn Toán; quản lí đổi mới phương pháp dạy của thầy; quản lí hoạt động học của trò. Các PPDH, hình thức tổ chức dạy học dù đã được đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân dẫn đến HS chưa tự giác, tích cực học tập bộ môn Toán như GV chưa mạnh dạn xây dựng các chuyên đề, chủ đề theo định hướng phát triển năng lực HS.

Các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS giữa CBQL và GV đều được đánh giá là tương đồng ở mức từ nhiều đến rất nhiều.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy công tác quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng mặc dù đã thực hiện được một số mặt tích cực, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nêu trên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng này, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cần thiết để khắc phục ở chương sau.


Chương 3‌

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ VĨNH CHÂU TỈNH SÓC TRĂNG

3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp‌

3.1.1. Nguyên tắc về mặt pháp lí‌

Phải dựa vào các văn bản pháp qui về GD & ĐT để đề xuất các biện pháp quản lí HĐDH ở trường THCS. Các văn bản đó là: Căn cứ vào Luật giáo dục; Căn cứ vào Điều lệ trường phổ thông; Căn cứ vào Chiến lược phát triển giáo dục, mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới giáo dục; Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống – cấu trúc‌

Tính hệ thống cấu trúc được đảm bảo, có nghĩa là các biện pháp đề xuất phải bao quát các nội dung, các khía cạnh công tác quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS của GV, bao quát mọi mặt của vấn đề, có các biện pháp trực tiếp và gián tiếp.

Khi đề ra các biện pháp quản lí phải đi từ thực trạng nhận thức đến hành động. Chẳng hạn, từ thực tiễn GV nhận thức chưa đúng về quản lí việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực HS. Vì thế biện pháp đưa ra phải làm cho GV hiểu đúng về quản lí việc đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực HS. Từ đó GV xác định được động cơ, mục tiêu và thái độ cho phù hợp. Để làm được điều đó người quản lí phải có các biện pháp quản lí phù hợp.

Đảm bảo được tính hệ thống sẽ đem lại được tính hiệu quả của việc quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở trường THCS.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn‌

Trong thực tiễn quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng có những bước thành công


lớn, song vẫn còn những vấn đề bất cập trong quản lí hoạt động dạy của GV, quản lí hoạt động học của HS mà tác giả đã đề cập ở chương 2.

Áp dụng nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn khi xây dựng các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS đòi hỏi khi áp dụng vào một trường THCS cụ thể cần phải cân nhắc điều kiện thực tiễn của trường đó. Đó là đặc điểm, tình hình, thuận lợi, khó khăn; mặt mạnh, mặt yếu; thời cơ, thách thức và những vấn đề nhà trường cần quan tâm trong từng giai đoạn. Bởi lẽ, tất cả các lý luận về quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS được tổng hợp chung cho bậc THCS, nên có tính khái quát cao, cần cụ thể hóa vào điều kiện cụ thể của từng trường.

Với nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn cho phép người nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ‌

Để đạt được mục tiêu quản lí, các biện pháp thực hiện phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cùng tác động vào quá trình quản lí. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các chủ thể quản lí bao gồm: HT, PHT chuyên môn, TTCM. Chính vì vậy, khi nghiên cứu, xây dựng các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS phải luôn bảo đảm tính đồng bộ trong các chủ thể quản lí, các bộ phận và hoạt động. Trong quá trình triển khai thực hiện, các biện pháp phải được tổ chức một cách hợp lý, từ đó tác động một cách toàn diện đến nội dung quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS góp phần nâng cao chất lượng môn Toán ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển‌

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lí đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lí.


Việc xây dựng các biện pháp quản lí đảm bảo tính kế thừa và phát triển sẽ tránh được việc phủ định toàn bộ những biện pháp cũ và xây dựng những biện pháp mới mà không dựa trên những ưu điểm của biện pháp cũ. Điều đó, dẫn đến tình trạng đưa ra các biện pháp mà không ứng dụng được vào thực tiễn quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường.

Do đó, các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả‌

Áp dụng nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đòi hỏi khi xây dựng các biện pháp quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS phải có được sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt là giữa CBQL và GV dạy môn Toán. Từ đó, thúc đẩy HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS đạt hiệu quả hơn. Thước đo của hiệu quả HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS chính là kết quả học tập của HS, tri thức, thái độ và kỹ năng mà HS đạt được so với những gì mà CBQL, GV dạy môn Toán và HS đã cùng nhau thực hiện.

Vì vậy, các nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào thực tiễn công tác quản lí HĐDH, mang lại hiệu quả thiết thực cho quản lí giáo dục tại các trường THCS thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

3.2. Một số biện pháp quản lí dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THCS‌

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lí HĐDH Toán theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường.

* Mục tiêu của biện pháp

Năng lực của CBQL, GV, HS quyết định mức độ thực hiện mục tiêu phát triển của nhà trường. Do đó, bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBQL


và GV là một biện pháp quan trọng bởi vì có nhận thức đúng vấn đề mới tìm cách để đạt mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu chủ yếu của biện pháp này là nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS làm cho họ thấy được vai trò và sự cần thiết của việc dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức, tinh thần trách nhiệm tạo nên động lực thúc đẩy HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS diễn ra theo đúng bản chất của nó.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV về các quan điểm tư tưởng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; chiến lược phát triển giáo dục. Trên cơ sở đó, đội ngũ CBQL và GV có đủ năng lực và các phẩm chất cần thiết để thực hiện mọi nhiệm vụ.

- Tăng cường tổ chức hoạt động bồi dưỡng kiến thức về khoa học quản lí và chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ quản lí cho CBQL và GV như: Cử đi học các lớp bồi dưỡng, các lớp học nâng chuẩn về quản lí và chuyên môn; cung cấp đầy đủ các tài liệu pháp quy liên quan đến nghiệp vụ quản lí và chuyên môn, nhà trường phải đôn đốc, kịp thời khích lệ cũng như tạo điều kiện cho những CBQL, GV có tâm huyết, tích cực trong công tác.

- Tăng cường được tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của CBQL và GV bằng cách giao quyền cho họ trong việc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo đúng người, đúng việc.

- Tăng cường mọi hoạt động để đánh giá đội ngũ CBQL và GV theo chuẩn, trong đó tập trung vào các tiêu chí về mức độ, hiệu quả thực hiện các công việc; tăng cường ứng dụng CNTT và truyền thông vào công tác của mình trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, chủ đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS cho CBQL và GV. Các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, chủ đề phải có kế hoạch, nội dung cụ thể phù hợp với HS trường THCS ở thị xã Vĩnh Châu. Sau đó phải tổ chức rút kinh nghiệm đánh giá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023