TT | Nội dung | Mức độ ảnh hưởng | Sig | |||||||
CBQL | GV | Tổng | ||||||||
ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | TH | ĐTB | ĐLC | |||
1 | Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước | 4,00 | 0,00 | 1 | 4,00 | 0,00 | 1 | 4,00 | 0,00 | 0,00a |
2 | GV luôn quan tâm và chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Lịch sử | 2,12 | 0,34 | 3 | 2,08 | 0,28 | 3 | 2,10 | 0,31 | 0,45 |
3 | Nhận thức của học sinh về môn học lịch sử | 1,81 | 0,43 | 4 | 2,08 | 0,41 | 3 | 1,95 | 0,41 | 0,50 |
4 | Các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn lịch sử | 3,62 | 0,50 | 2 | 3,60 | 0,72 | 2 | 3,61 | 0,61 | 0,31 |
Chung | 2,89 | 0,32 | 2,94 | 0,35 | 2,92 | 0,33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Sử Dụng Phương Tiện Dạy Học Dạy Học Môn Lịch Sử
- Khảo Sát Về Quản Lý Việc Soạn Bài Của Giáo Viên
- Khảo Sát Về Việc Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh
- Biện Pháp 2: Xây Dựng Và Bồi Dưỡng Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cho Đội
- Biện Pháp 5: Tăng Cường Đầu Tư Trang Thiết Bị, Bảo Quản Và Sử Dụng
- Kết Quả Khảo Nghiệm Mức Độ Cấp Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử Tại Các Trường Thpt Huyện Vũng
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Bảng 2.25: Khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT
Xét trên tổng thể: ĐTB chung = 2.92, ứng với mức độ “Ảnh hưởng/Khá”.
Kết quả khảo sát CBQL,GV nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng ông tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT ở nhiều mức độ khác nhau. Nội dung khảo sát “Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước” đạt ở mức “Rất quan trọng” (ĐTB=4.00, TH=1). Bên cạnh đó, nội dung khảo sát “Nhận thức của học sinh về môn học lịch sử” ở mức “Ít quan trọng” (CBQL:ĐTB=1.81, TH=4; GVL:ĐTB=2.08, TH=3).
Do đặc thù của môn học LS và tầm quan trọng của môn học, mà yếu tố đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn. Môn LS không
còn xem nhẹ là môn phụ. Tuy nhiên, thực tế học sinh hiện vẫn chưa nhận thức đúng đắn hết về môn học lịch sử (học để đối phó là nhiều). Bên cạnh đó, các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn lịch sử và sự GVsử dụng các phương pháp dạy học tích cực góp phần rất lớn trong việc truyền đạt kiến kiến thức LS hiện nay.
2.5. Đánh giá tổng quát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
2.5.1. Mặt mạnh
Hầu hết đội ngũ CBQL đã nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, môn LS trong nhà trường THPT. Trên cơ sở đó chủ động nắm vững, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức quản lí các nội dung của hoạt động dạy học môn LS.
Công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS đi dần vào nề nếp, ổn định và có bước phát triển khá. Việc quản lý chương trình dạy học ở nhà trường được thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên, không có hiện tượng dạy dồn, hay cắt xén chương trình. Nhà trường đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình và thực hiện lịch báo giảng đều đặn.
Hàng năm, nhà trường đều tổ chức cho cán bộ GV học tập quy chế, nhiệm vụ năm học mới, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại...và đã thực hiện rất tốt.
Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả GV qua các kỳ thao giảng, các kỳ thi GV giỏi được tổ chức thường xuyên, có tác dụng tốt trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của GV.
Nhà trường đã xây dựng được nền nếp dạy học, đây cũng trở thành phong trào thi đua dạy tốt.
Hiệu trưởng đã phát huy được vai trò của tổ chuyên môn trong việc hoạt động giảng dạy của GV; dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng, góp ý xây dựng giờ dự. Đa số các GV đều mong muốn được GV cùng bộ môn dự giờ để góp ý kiến cho giờ giảng của mình.
Các trường THPT đã có thững biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí tổ chuyên môn.
Như vậy, có thể thấy, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục, công tác quản lí HĐDH môn LS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực để kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới vẫn còn những mặt hạn chế.
2.5.2. Hạn chế
Mặc dù công tác quản lí hoạt động dạy học môn LS được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả quản lí chưa cao, đa số chỉ đạt mức khá. Công tác quản lí ở một vài trường đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó, chưa thật sự đi sâu vào quản lí nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn LS.
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên môn LS còn hạn chế, đội ngũ GV môn LS còn hạn chế về năng lực, ít GV đạt trình độ trên chuẩn. Tuy có kiến thức môn LS, nhưng kĩ năng xây đựng kế hoạch giảng dạy và thực hiện kế hoạch chưa được tốt. CBQL chưa có quy định hoặc cơ chế khuyến khích cho cán bộ, GV môn LS tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Đội ngũ CBQL các trường chưa tạo ra được một phong trào đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động dạy học môn LS ở các trường trên địa bàn huyện Vũng Liêm về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Chưa chỉ đạo mạnh mẽ việc tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong môn LS và tăng cường chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học trong môn LS.
2.5.3. Nguyên nhân những tồn tại
Các yếu tố khó khăn tiêu biểu là nội dung, chương trình môn LS còn nặng nề, để thay đổi quan niệm và thói quen dạy học môn LS của GV là việc không đơn giản, GV ít viết SKKN, ít tự làm đồ dùng dạy học, CBQL và tổ trưởng môn LS chưa quản lí tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi và bài tập, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS chưa kích thích tính chủ động, tích cực và khả năng tự đánh giá của HS, chậm đổi mới trong công tác quản lí
HĐDH môn LS, trong khi đó nguồn sách và tài liệu tham khảo tại thư viện dành cho môn LS còn đơn điệu thiếu csvc, trang thiết bị, phương tiện dạy học môn LS.
Tình trạng thiếu CSVC-TBDH môn LS ở hầu hết các trường THPT. GV lại ít tự làm đồ dùng dạy học nên chủ yếu GV vẫn “dạy chay” với bảng, phấn, và SGK truyền thống, ít sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại. Trong khi đó, nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa lại rất hạn chế do nhân dân ở đây có mức thu nhập chỉ ở mức trung bình. Những trang bị hiện đại như tivi, máy chiếu, bảng tương tác...vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học môn LS do những mặt hạn chế của các thiết bị này. Những TBDH phù hợp và có tình năng sử dụng cao như tranh ảnh, bảng biểu, phim tư liệu... rất thiếu, việc tự làm đồ dùng dạy học lại rất hạn chế do GV lớn tuổi, ngại đổi mới, thời gian học của HS quá nhiều, không có thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học...
Vấn đề năng lực số ít đội ngũ CBQL còn hạn chế dẫn đến chậm đổi mới trong quản lí hoạt động dạy học môn LS. Do nhận thức về vị trí và vai trò của môn ĐL ở một vài trường còn chưa cao nên một bộ phận CBQL vẫn xem đây là môn học phụ, không quan tâm đến việc quản lí hoạt động dạy học môn này, mặt khác do khả năng sử dụng CNTT còn hạn chế của GV môn LS trong việc thiết kế giáo án điện tử.
Cùng với đó là sự lúng túng, thiếu kinh nghiệm quản lí trong bối cảnh hiện đại của một bộ phận CBQL, khiến cho hoạt động quản lí kém hiệu quả.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS chưa kích thích được năng lực học tập của HS; nội dung chương trình môn LS hiện nay còn nặng nề và thiếu thực tế, nguồn sách và tài liệu tham khảo tại thư viện dành cho môn LS còn đơn điệu.
Kết luận Chương 2
Trên cơ sở lí luận đã xác lập ở chương 1, tác giả luận văn tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn LS và thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn LS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm kết quả cho thấy:
Nhận thức của đa số CBQL - GV - HS về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của môn LS đã bước đầu được nâng lên, nhưng việc thực hiện mục tiêu môn LS trong nhà trường hiện nay chưa được đánh giá cao. Các trường nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình dạy học môn LS nhưng việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong môn LS còn hạn chế.
Trong công tác quản lí, CBQL các trường đã chủ động nắm vững mục tiêu, kế hoạch và nội dung chương trình môn LS, trên cơ sở đó chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, việc quản lí hoạt động dạy của GV, quản lí hoạt động học của HS và quản lí các điều kiện hỗ trợ theo hướng đổi mới thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới hoạt động dạy học môn LS nói riêng.
Từ thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn LS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, vấn đề cần đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học môn LS là cần phải có những biện pháp quản lí cần thiết, phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt yếu kém, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học môn LS, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn điện trong nhà trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm.
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VŨNG LIÊM,
TỈNH VĨNH LONG
3.1.Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1.Đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của người Hiệu trưởng và cán bộ quản lý trong nhà trường, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoạt động dạy của GV, hoạt động học của học sinh, điều hành hoạt động dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho HĐDH trong nhà trường. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà truờng, tạo ra được môi trường GD lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp của đội ngũ GV, CSVC- TBDH. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp, trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp phải được thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với định chế giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định định hướng chiến lược phát triển GD hiện nay, các biện pháp cụ thể để thực hiện chiến lược GD trong đó việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường là một trong những yếu tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường THPT, đòi hỏi người Hiệu trưởng trường THPT phải tìm ra các biện pháp quản lý của mình. Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực), môi trường của nhà trường THPT, của đặc thù bộ môn lịch sử, trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ GD&ĐT.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng và cán bộ quản lý trường THPT một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học, trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp, phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh, để ngày càng hoàn thiện.
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại các trường
trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
3.2.1.Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử.
3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp.
Nâng cao ý thức giác ngộ chính trị về chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức về những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục của nước ta. Nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển GD của nhà trường, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bồi dưỡng lòng yêu nghề, lòng nhân ái, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong đào tạo thế hệ trẻ, làm việc có trách nhiệm, có kỷ luật.
Tác động sâu sắc đến GV, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của HĐDH, để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện.
* Lập kế hoạch.
Đầu năm học, Hiệu trưởng lên kế hoạch, tổ chức cho giáo viên học các Nghị
quyết của Đảng về giáo dục, về hoạt động dạy và học. Kế hoạch tổ chức các ngày lễ kỷ niệm như ngày Nhà Giáo Việt Nam, ngày thành lập Đảng (3/2), ngày thành lập Đoàn thanh niên, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, Chiến thắng ngày 30/4, ngày sinh nhật Bác (19/5)... có kế hoạch mời lãnh đạo Ban tuyên giáo về trường cùng tham luận về các vấn đề chính trị, thời sự và mối quan hệ của những vấn đề này trong quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường. Trong kế hoạch, phải thể hiện rõ thời gian, kinh phí, nội dung thực hiện.
* Tổ chức thực hiện.
Đầu năm học, nhà trường tổ chức cho đội ngũ giáo viên học tập chính trị, tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ năm học, qua các đợt học tập, các lớp tập huấn, giáo viên phải viết thu hoạch của bản thân, nêu được nhận thức của mình về những nội dung đã được học, đã được tập huấn để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học: ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập quân đội (22/12), ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 8/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng (30/4), ngày sinh nhật Bác (19/5). Từ đó tuyên truyền và giáo dục về lịch sử dân tộc, truyền thống nhà trường, nhằm tăng thêm sự hiểu biết cho toàn thể giáo viên trong nhà trường về lịch sử dân tộc và truyền thống nhà trường, về đạo đức, lối sống nói chung và về giáo dục lịch sử THPT nói riêng...
Nhà trường thường xuyên mời các đồng chí ở Ban tuyên giáo của huyện đến để triển khai các nghị quyết, truyền đạt nội dung hoạt động chính trị, nói chuyện thời sự, nhằm nâng cao nhận thức chính trị về mọi mặt cho giáo viên, qua đó cho giáo viên thấy được vị trí, vai trò của người thầy trong nhà trường và luôn phấn đầu rèn luyện để trở thành người thầy có đủ phẩm chất, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.