Kết Quả Khảo Nghiệm Mức Độ Cấp Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Lịch Sử Tại Các Trường Thpt Huyện Vũng


Điểm trung bình

Mức độ cấp thiết

Mức độ khả thi

Từ 1,00 → 1,75

Không cần thiết

Không khả thi

Từ 1,76 → 2,50

Bình thường

Bình thường

Từ 2,51 → 3,25

Cần thiết

Khả thi

Từ 3,26 → 4,00

Rất cần thiết

Rất khả thi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - 17

bậc ứng với các mức độ. Trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 4, chúng tôi chia đều thang đo làm 4 mức theo độ và có thang điểm như sau:


3.4.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long‌

Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử



TT


Các biện pháp quản lí

Tính cần thiết

Tính khả thi

Hệ số tương quan(r)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


1

Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV và bộ môn lịch sử

3.93

0.25

3.87

0.34


0.83


2

Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ

3.62

0.50

3.04

0.20


3

Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh

3.74

0.44

3.69

0.46


4

Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, công bằng, khách quan.

3.41

0.49

3.01

0.48



TT


Các biện pháp quản lí

Tính cần thiết

Tính khả thi

Hệ số tương quan(r)

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC


5

Tăng cường đầu tư trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học

bộ môn lịch sử

3,25

0,44

3,10

0,41

ĐTBC

3.59

0,42

3,34

0,37

Qua bảng khảo sát 3.1 tác giả nhận thấy:


*Về tính cần thiết:


Tất cả 5 biện pháp đề xuất có kết quả khảo sát ở mức độ “Rất cần thiết” (ĐTBC=3,59). Trong đó, biện pháp “Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV và bộ môn lịch sử” có ĐTB cao nhất (ĐTB=3.93), kế đến là biện pháp Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh (ĐTB=3.74) và lần lượt là các biện pháp “Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ” (ĐTB=3.62), “Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, công bằng, khách quan” (ĐTB=3.41), “Tăng cường đầu tư trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử” (ĐTB=3.25).

Như vậy, cả 5 biện pháp nêu trên đều được đa số CBQL và GV ở trường thống nhất đánh giá cao. Cho thấy những biện pháp mà chúng tôi đề xuất là rất quan trọng và rất thiết thực đối với HĐDH và QLHĐDH môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

*Về tính khả thi:


Với ĐTB dao động từ 3.01 đến 3.87 cho thấy có sự nhận định cao trong đánh giá của CBQL, GV về mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động dạy học


môn Lịch sử (ĐTBC=3.34). Cụ thể, thứ nhất: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV và bộ môn lịch sử (ĐTB: 3,87); thứ hai: Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh (ĐTB: 3,67); thứ ba là biện pháp: Tăng cường đầu tư trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử (ĐTB: 3,10); thứ tư là biện pháp: xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ (ĐTB: 3,04) và thứ năm là biện pháp: chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, công bằng, khách quan (ĐTB: 3,01).

Như vậy, 5 biện pháp nêu trên khảo sát đều cho kết quả chung ở mức độ “Rất khảo thi”. Cho thấy những biện pháp mà chúng tôi đề xuất sẽ thực hiện rất tốt cho công tác QLHĐDH môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cấp thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan với nhau (hệ số tương quan r = 0,96). Điều này có nghĩa biện pháp người nghiên cứu đưa ra được CBQL, GV đánh giá vừa rất cấp thiết vừa rất khả thi để các trường thực hiện.

Tóm lại, tất cả 5 biện pháp được đề xuất đều được đánh giá ở mức cấp thiết và mang tính khả thi cao. Từ kết quả khảo nghiệm các biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính rất khả thi và cấp thiết, kết hợp với những cơ sở để đề xuất biện pháp, chúng tôi cho rằng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất có thể áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm trong giai đoạn hiện nay.


Kết luận Chương 3‌

Quản lí HĐDH môn Lịch sử là khâu quan trọng trong công tác quản lí của nhà trường THPT hiện nay. Để quản lí công tác này đạt hiệu quả, nhà trường cần phải biết được những thuận lợi - khó khăn, những mặt mạnh - mặt yếu, những thời cơ - thách thức của HĐDH môn Lịch sử, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp quản lý sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lí HĐDH môn Lịch sử ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, việc đề xuất những biện pháp cụ thể sẽ giúp cho công tác quản lí HĐDH môn Lịch sử ở trường THPT được hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đã xác lập 5 biện pháp được đề xuất trong nghiên cứu này khá đa dạng. Cụ thể:

Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV và bộ môn lịch sử.

Biện pháp 2: Xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử.

Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

Biện pháp 4: Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, công bằng, khách quan.

Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử.

Mỗi biện pháp đều có mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, để các biện pháp phát huy được hiệu quả như mong muốn thì đòi hỏi nhà quản lí phải biết vận dụng đồng bộ, phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp tình hình thực tế của nhà trường.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận‌


Trong quản lý nhà trường, quản lý HĐDH là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng và CBQL. Để nâng cao được chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đòi hỏi Hiệu trưởng và CBQL nhà trường phải xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, hướng nhiệm vụ trọng tâm vào việc quản lý dạy và học.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở cụ thể hoá các nội dung trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố: quá trình quản lý nhà trường, biện pháp quản lý và cách thức sử dụng các biện pháp quản lý HĐDH của Hiệu trưởng, vai trò của Hiệu trưởng và CBQL, tính tất yếu trong việc nâng cao kết quả học tập toàn diện của HS THPT thông qua các biện pháp quản lý HĐDH môn Lịch sử của Hiệu trưởng.

Kết quả nghiên cứu của đề tài này đóng góp một phần vào công tác ứng dụng các lý luận khoa học quản lý giáo dục vào quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử trong trường phổ thông, giúp cho đội ngũ CBQL trong trường THPT mà trước hết là người Hiệu trưởng có thêm cơ sở lý luận về biện pháp quản lý HĐDH môn lịch sử để nâng cao kết quả học tập của HS ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và của các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm nói riêng tuy đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, đỗ đại học có tăng nhưng tỷ lệ HS có điểm thi môn Lịch sử điểm cao còn ít. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển Giáo dục và Đào tạo thì phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là quản lý HĐDH nói chung và HĐDH môn Lịch sử nói riêng.

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý của cán bộ quản lý nhà


trường mặc dù có nhiều cố gắng trong việc duy trì các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường, song việc cải tiến các biện pháp quản lý HĐDH cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đến từng bộ môn nhất là bộ môn lịch sử còn nhiều hạn chế, lúng túng trong khâu tổ chức, điều hành, chỉ đạo, dẫn tới kết quả học tập của HS chưa cao, học sinh chưa yêu thích học tập môn lịch sử, điểm thi môn Lịch sử điểm còn thấp.

Từ việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường THPT tại địa bàn huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, tác giả mạnh dạn đề ra một số biện pháp cơ bản sau:

- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV và bộ môn lịch sử.

- : Xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử.

- Chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường hoạt động nhận thức độc lập, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

- Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tích cực, công bằng, khách quan.

- Tăng cường đầu tư trang bị, bảo quản và sử dụng hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng phòng học bộ môn lịch sử.

Các biện pháp quản lý HĐDH môn lịch sử của HT được nêu trên không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống có tác động bổ sung cho nhau trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Do đó vận dụng các biện pháp ấy như thế nào để đạt được hiệu quả cao lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, bản lĩnh, sự nhạy bén của người Hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng và CBQL nhà trường, biết lựa chọn và tăng cường biện pháp quản lý thích hợp với hoàn cảnh cụ thể nhằm phát huy nội lực và khơi dậy sự say mê nghề nghiệp trong đội ngũ GV, sự tận tình phục vụ của lực lượng cán bộ


nhân viên, sự ham muốn học tập của HS và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội đối với nhà trường thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, thực hiện tốt mục tiêu quản lý trường học và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đã đề ra.

Các biện pháp quản lý HĐDH môn lịch sử của Hiệu trưởng và CBQL, mà đề tài đã đề xuất bước đầu đã được khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi.

Với những kết quả đạt được, Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

2. Kiến nghị‌


Qua việc thực hiện đề tài này và từ thực tiễn công tác quản lý HĐDH môn Lịch sử ở một trường THPT thuộc vùng sâu, của tỉnh Vĩnh Long, tác giả có một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo‌


- Đổi mới công tác đào tạo GV theo hướng tích hợp nội dung môn Lịch sử với

giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, giáo dục về kinh tế - văn hóa - xã hội như một số nước đã áp dụng.

- Hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ đổi mới nội dung chương trình môn LS. Nghiên cứu, đảm bảo tính ổn định lâu dài của nội dung sách giáo khoa, tránh thay đổi nhiều gây khó khăn cho người dạy và người học.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long‌

- Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng GV môn LS hằng năm. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ GV môn LS tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn; Có những chính sách đãi ngộ và khuyến khích đối với những GV và HS có những thành tích xuất sắc trong việc đổi mới HĐDH môn LS.

- Chỉ đạo cải tiến cách ra đề thi và chỉ đạo KTĐG theo hướng đòi hỏi HS phải nắm vững kiến thức và có kỹ năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, không thiên về yêu cầu ghi nhớ máy móc kiến thức đã học.

2.3. Đối với các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm‌

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn LS trong nhà trường.

- Cần hướng dẫn cụ thể để có sự thống nhất chung trên cơ sở thực hiện nghiêm


túc các quy chế, quy định, thông tư, hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT và đảm bảo phù hợp với tính chất, đặc thù DH các môn LS và tình hình thực tiễn của nhà trường.

- Có kế hoạch trực tiếp và lâu dài xây dựng đội ngũ CBQL từ cấp tổ/ nhóm chuyên môn, đội ngũ GV đủ mạnh để đảm đương được công tác giảng dạy.

- Đưa nội dung đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG và đánh giá hiệu quả môn LS vào sinh hoạt chuyên đề để phổ biến kinh nghiệm, đánh giá ưu, khuyết điểm, đề ra giải pháp có hiệu quả thúc đẩy GV đổi mới PPDH, KTĐG và tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Song song với việc học tập trong chương trình chính khóa, cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa để HS được tham gia hoạt động xã hội gắn với giáo dục đạo đức và việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua lớn của ngành, của trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023