Khái Quát Về Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề 92039


CHƯƠNG 1‌


CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Ngoài nước‌

Nhiều tác giả nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về lí luận dạy học, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng của thế giới thời kỳ cận - hiện đại đặc biệt coi trọng giáo dục tri thức gắn liền với giáo dục nhân cách, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục xã hội.

Nhà sư phạm vĩ đại J.A.Komensky (1592-1670), người đặt nền móng đầu tiên cho lí luận về dạy học hiện đại, trong tác phẩm của mình cũng đã chỉ ra những yêu cầu cơ bản để đảm bảo hoạt động dạy học trong nhà trường như dạy học trực quan, dạy học tích cực, bám sát đối tượng học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học.

John Dewey (1859 - 1952) là một triết gia, một nhà giáo dục, cũng đồng thời là một nhà quản lí giáo dục nổi tiếng của Mỹ và của thế giới đầu thế kỷ XX đã cùng với đồng nghiệp thành lập Trường Thực nghiệm giáo dục thuộc Đại học Chicago (Chicago Laboratory School of Education) do chính ông làm Hiệu trưởng. Hoạt động của Trường Thực nghiệm giáo dục đã giúp cho J.Dewey có được những tư liệu cần thiết để viết nên những tác phẩm quan trọng về giáo dục như “Trường học và xã hội” (The School and Society, 1899), “Trẻ em và chương trình học” (1902). Đây là hai tác phẩm đã trình bày và chứng minh cho những nguyên lí chủ yếu của triết lí giáo dục J.Dewey như chương trình giáo dục phải bắt đầu bàng và được xây dựng theo những lợi ích của trẻ; phải tạo ra và củng cố sự tương tác giữa tư duy và hoạt động thực tiễn trong lớp học của trẻ; thầy giáo phải là người hướng dẫn, là người cộng tác với học sinh thay vì làm người đốc công thường xuyên đưa đến cho học sinh một đống bài học và bài học


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

thuộc lòng có săn; mục tiêu của trường học là sự trưởng thành của trẻ em trên mọi phương diện (The School and Society, 1899).

Bước vào thế kỷ XX, nền kinh tế tri thức ngày càng trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của xã hội hiện đại. Giáo dục và công tác quản lí giáo dục cũng ngày càng khẳng định tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của giáo dục nói riêng và xã hội hiện đại nói chung. V.A.Xukhomlinxki là nhà giáo dục và cũng là nhà quản lí giáo dục Xô - viết nổi tiếng thế kỷ XX. Tác phẩm chiếm vị trí trung tâm trong sự nghiệp sáng tác sư phạm của ông là “Trường trung học Pavluts”. Đây là quyển sách tổng kết kinh nghiệm 26 năm xây dựng trường trung học nông thôn. Nhà giáo dục Xô viết đã triển khai một cách toàn diện, sâu rộng những quan điểm sư phạm của mình về tất cả các mặt giáo dục, mô tả được một cách chi tiết, tỉ mỉ những suy nghĩ sáng tạo, những thành công cùng thất bại của người hiệu trưởng cũng như những giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập, lao động...

Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường thpt trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 3

Như vậy, có thể thấy, lí luận dạy học và lí luận về quản lí giáo dục là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu sư phạm quan tâm. Trong đó, việc kết hợp giáo dục trí dục với đức dục là yêu cầu tất yếu của giáo dục toàn diện. Ngày 15/5/2012, tại Liên Hợp Quốc, UNESCO đã tổ chức hội thảo với tiêu đề “Giáo dục đạo đức phải trở thành vấn đề quan trọng” qua đó khẳng định vai trò quan trọng của việc tăng cường trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức ở tất cả các khu vực trên toàn cầu. Từ năm 2011, UNESCO đã thúc đẩy việc thành lập Hiệp hội quốc tế về đạo đức trong giáo dục nhằm khuyến khích các nước trên thế giới đưa giáo dục đạo đức trở thành vấn đề học thuật nghiêm túc và quan trọng để đáp ứng những thách thức về tiến bộ khoa học trên toàn cầu (UNESCO, 2012).

1.1.2. Trong nước‌

Đại hội đại biểu toàn quốc của lần thứ XI của Đảng cũng đã thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2012 - 2020 với một trong những


nội dung cơ bản là “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” (Đại hội đại biểu toàn quốc của lần thứ XI của Đảng).

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Từ yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nói chung và đổi mới nội dung, PPDH nói riêng, nhiều người nghiên cứu đã nghiên cứu sâu về vấn đề đổi mới nội dung dạy học theo phương pháp nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong hoạt động dạy học của các tác giả như: Đặng Quốc Bảo, cẩm nang nâng cao năng lực quản lí nhà trường (Đặng Quốc Bảo, 2007); Thái Duy Tuyên, Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản) (Thái Duy Tuyên, 2001); Tác giả Trần Kiểm với những tài liệu, giáo trình chuyên khảo về khoa học quản lí giáo dục như “Khoa học quản lí nhà trường phổ thông” (Trần Kiểm, 2002) ,“Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trần Kiểm, 2008),“Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lí giáo dục (Trần Kiểm, 2008).

Dạy học là hoạt động lao động xã hội xuất hiện từ lúc con người có nhu cầu truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm của thế hệ trước. Quản lí ra đời khi có sự phân công lao động xã hội. Quản lí dạy học là một quá trình xã hội đặc thù. Thực tiễn và lí luận về quản lí dạy học được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.

Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Xã hội càng phát triển thì vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là của các nhà nghiên cứu giáo dục, ý


kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau nhưng điểm chung mà ta thấy trong các công trình nghiên cứu của họ là: Khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lí trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học.

Tóm lại, có rất nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường. Có nhiều luận văn thạc sỹ quan tâm tới đề tài biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trong nhà trường với nhiều cách tiếp cận về vấn đề quản lí khác nhau, ở những địa phương khác nhau với phạm vi nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau.

Riêng đối với việc quản lí hoạt động dạy học môn ĐL trong trường phổ thông hiện nay thì vẫn còn ít công trình nghiên cứu. Cùng với việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về môn học ĐL trong nhà trường, đã có nhiều bài báo về đổi mới hoạt động dạy học môn ĐL được đăng trên các tạp chí khoa học. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo về đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp và hiệu quả dạy học môn Địa lí. Hội thảo đã tập hợp được nhiều báo cáo tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các cán bộ quản lí, giảng viên và giáo viên các cấp học phổ thông. Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến tham gia có chất lượng về đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK), phương pháp dạy học (PPDH), đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG), đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Địa lí.

1.2. Một số khái niệm cơ bản‌‌

1.2.1. Quản lí

Quản lí vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật của người quản lí trong việc điều khiển hệ thống xã hội, có thể nói: Có tổ chức là có quản lí. Hoạt động quản lí bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động khi xã hội phát triển, quản lí đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động xã hội.

C. Mác đã nói đến sự cần thiết của quản lí: “Bất kỳ một hoạt động nào có tính


chất xã hội và chúng trực tiếp được thực hiện với quy mô tương đối lớn đều ít nhiều cần đến sự quản lí”.

Theo định nghĩa của các tác giả trong tác phẩm: “Khoa học tổ chức và quản lí - một số vấn đề lí luận và thực tiễn”- Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lí - NXB Thống Kê - Hà Nội - 1999 thì quản lí là “một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu chung (Khoa học tổ chức và quản lí - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, 1999).

Tác giả Trần Kiếm định nghĩa “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất ” (Trần Kiểm, 2008).

Tác giả Nguyễn Bá Sơn định nghĩa "Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động” (Nguyễn Bá Sơn, 2000).

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể của người quản lí đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lí) nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến ” (Phạm Minh Hạc, 1998).

Khái niệm quản lí được các nhà nghiên cứu đưa ra gắn với từng lĩnh vực quản lí và từng lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu cụ thể nhưng có sự thống nhất về bản chất hoạt động quản lí. Quản lí là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Như vậy, quản lí có thể xem như là một quá trình tác động (có tổ chức, có định hướng) của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí (về các mặt: chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế...) để đạt được mục tiêu


quản lí dựa vào các công cụ quản lí và phương pháp quản lí.

Bốn chức năng cơ bản của hoạt động quản lí được bàn đến trong hầu hết các nghiên cứu là: Lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, bốn chức năng quản lí này luôn có quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau. Khi hoạt động quản lí được tiến hành thì chúng đều được triển khai, bởi một điều tất yếu là bất cứ người quản lí nào cũng phải làm công việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh.

Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi một hoạt động của bất kỳ một lĩnh vực nào đều xuất hiện vai trò của hoạt động quản lí. Tuy mỗi một lĩnh vực đều có những sự khác biệt nhất định, nhưng chúng đều chứa đựng những nét cơ bản chung của hoạt động quản lí. Đồng thời chính các hoạt động chức năng này đã góp một phần hết sức quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức. Thực chất vai trò của quản lí chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn, liên hoàn của mọi thành viên trong một tổ chức vì mục đích chung là đạt được mục tiêu mà tổ chức đó đề ra. Tuy nhiên trong sự kết hợp nhịp nhàng đó không thể nào thiếu được vai trò của người cán bộ quản lí như là người điều phối mọi hoạt động cơ bản của tổ chức theo các cấp độ khác nhau.

1.2.2. Quản lí giáo dục

Quản lí giáo dục là một bộ phận của quản lí xã hội, là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi phát triển nền giáo dục ngày càng tiến bộ hơn.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể của người quản lí đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lí) nhằm thực hiện mục tiêu đã dự kiến” (Phạm Minh Hạc, 1998).

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lí giáo dục là “khái niệm đa cấp, bao hàm cả quản lí hệ giáo dục quốc gia, quản lí các phân hệ của nó, đặc biệt là quản lí trường học” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).


Trong các nghiên cứu của mình, tác giả Trần Kiểm đã đưa ra khái niệm quản lí giáo dục ở hai cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô là quản lí một nền/hệ thống giáo dục, “quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, họp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” (Trần Kiểm, 2008). Ở cấp độ vi mô là quản lí một nhà trường, “quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” (Trần Kiểm, 2008).

Như vậy, nói đến quản lí giáo dục là nói đến sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

Từ những khái niệm quản lí giáo dục được nêu ở trên, có thể hiểu: Quản lí giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí ở các cơ sở giáo dục khác nhau trong toàn bộ hệ thống giáo dục, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

1.2.3. Quản lí nhà trường

Nhà trường là một thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhà trường trong nền kinh tế công nghiệp không chỉ là thiết chế sư phạm đơn thuần. Công việc diễn ra trong Nhà trường có mục tiêu cao nhất là “Nhân cách - Sức lao động”, phục vụ phát triển cộng đồng làm tăng cả nguồn vốn con người (human capital), vốn tổ chức (organizational capital) và vốn xã hội (social capital).


“Nhà trường là vầng trán của cộng đồng”, bên cạnh đó “cộng đồng là trái tim của Nhà trường”. Từ Nhà trường, hai quá trình “Xã hội hóa giáo dục” và “giáo dục hóa xã hội” quyện chặt vào nhau để hình thành “xã hội học tập”, tạo nên sự đồng thuận xã hội, tăng trưởng kinh tế cho mỗi quốc gia với mục tiêu phát triển nhân văn (Human development) đưa giáo dục cho mỗi người, giáo dục cho mọi người (Education for all) và huy động mọi tiềm năng, nguồn lực của xã hội giáo dục (All for education).

Quản lí xã hội lấy tiêu điểm là quản lí giáo dục (Giáo dục là quốc sách hàng đầu) thì quản lí giáo dục phải coi nhà trường là nút bấm và quản lí nhà trường phải lấy quản lí việc dạy học là khâu cơ bản, việc dạy học phải xuất phát và hướng vào người học; từ đó thấy trách nhiệm của nhà trường đối với cộng đồng là chủ động - trung tâm - nòng cốt. Quyết định nội dung hoạt động của xã hội hóa công tác giáo dục phải là nhà trường, nhà trường phải là chủ và chủ động, vì chỉ có nhà trường mới hiểu giáo dục, hiểu đường lối chính sách giáo dục, tầm nhìn, mục tiêu nhiệm vụ năm học, hiểu thực tế giảng dạy và giáo dục, hiểu công việc gắn với hiểu con người, (thầy - trò), hiểu những điều kiện và phương tiện tiến hành hoạt động giáo dục, giảng dạy... và cuối cùng là hiểu, nắm được chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm 6 thành tố: Mục đích giáo dục; Nội dung giáo dục; Phương pháp giáo dục; Người dạy; Người học; Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ giáo dục. Hoạt động quản lí của người quản lí là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh” (Phạm Minh Hạc, 1998).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2023