Đặc Điểm Thị Trường Bđs Ở Thời Điểm Hiện Tại

1.3.2 Thị trường BĐS 1.3.2.1Khái niệm‌

Thị trường BĐS là quá trình giao dịch hàng hoá BĐS giữa các bên có liên quan. Là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và các dịch vụ có liên quan như trung gian, môi giới, tư vấn... liên quan đến BĐS như trung gian, môi giới, tư vấn... giữa các chủ thể trên thị trường mà ở đó vai trò quản lý nhà nước có tác động quyết định đến sự thúc đẩy phát triển hay kìm hãm hoạt động kinh doanh trên thị trường BĐS.

1.3.2.2Phân loại thị trường BĐS

Theo đối tượng của thị trường:Thị trường nhà ở, khách sạn; thị trường nhà cho thuê; thị trường văn phòng

Theo mục đích sử dụng:Thị trường mua và bán; thị trường cho thuê ;thị trường thế chấp, bảo hiểm

1.3.2.3Đặc điểm thị trường BĐS ở thời điểm hiện tại

Nhiều nước, đặc biệt là các nước đang chuyển đổi, đang thúc đẩy quá trình hợp pháp hoá quyền sở hữu, sử dụng BĐS của người dân và thiết lập các thể chế cần thiết để thúc đẩy phát triển thị trường BĐS. Thị trường BĐS cùng với thị trường vốn và thị trường lao động là các thị trường trung tâm trong nền kinh tế thị trường về mặt


kinh tế, thị trường BĐS là nơi hình thành các quyết định về việc ai tiếp cận được BĐS, việc sử dụng BĐS như thế nào và vì mục đích gì. Một thị trường BĐS hiệu quả có tác dụng đòn bẩy tới tính hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế.

Trên thực tế, thị trường BĐS ở nước ta hoạt động khá sôi nổi, đặc biệt ở các khu vực thành thị, mặc dù còn manh nha nhưng đã góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện nhà ở của người dân, tăng cường hiệu quả sử dụng, kinh doanh đất đai, nhà xưởng, biến đất đai thực sự trở thành một nguồn lực to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên trong thời gian qua, thị trường BĐS của nước ta vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Thị trường BĐS cơ bản vẫn là thị trường phi chính quy. Với việc chỉ có khoảng 10% nhà, đất ở thành thị đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng, hầu hết chủ BĐS không có điều kiện pháp lý để tham gia vào các giao dịch như bán quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, thế chấp, cho thuê,…trên thị trường BĐS chính quy.

- Hệ thống thông tin trên thị trường BĐS chưa đầy đủ, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Thông tin là điều kiện tối quan trọng cho sự vận hành của thị trường BĐS nhưng thực tế thông tin lại là kết quả sau cùng của hàng loạt cải cách thể chế cơ bản. Trong thị trường BĐS, Nhà nước vẫn giữ vai trò độc quyền trong thu nhập và xử lý các thông tin gốc, bao gồm các thông tin về quy hoạch, vẽ bản đồ địa chính, miêu tả giá trị, tính chất và chủ sở hữu của BĐS.

- Thị trường BĐS của nước ta vẫn nhỏ về quy mô và bị bóp méo về quan hệ cung cầu và giá cả, do vậy đã không phản ánh đúng giá trị thực của BĐS, gây các cơn sốt về giá cả dựa trên các thông tin mập mờ, thông tin vỉa hè về quy hoạch, thay đổi chính sách của Nhà nước.

- Thị trường BĐS nước ta có nhiều khiếm khuyết. Ngoài một số khiếm khuyết cơ bản thuộc về bản chất của thị trường, phần lớn khiếm khuyết đó có nguyên nhân từ sự quản lý, chưa hoàn thiện của Nhà nước đối với thị trường này.

1.3.2.4Tình hình quản lý của nhà nước đối với thị trường BĐS

Thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS như quy hoạch, kế hoạch, hệ thống, chính sách, Pháp luật,…Nhà nước đã và đang duy trì, tăng cường vai trò quản lý về thị trường BĐS. Các quan hệ cung – cầu, hàng hoá, giá cả, các chủ thể tham gia thị trường BĐS đều đã có sự tác động của Nhà nước. Nhà nước tiến hành điều tiết, kiểm soát, định hướng cho thị trường BĐS đạt tới sự ổn


định, tránh mất cân bằng trầm trọng trong quan hệ cung cầu, tham gia vào việc hình thành, điều chỉnh giá cả BĐS. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường và bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho họ…

Tuy nhiên trong công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS còn đang gặp phải một số hạn chế nhất định.Trước tiên ta thấy đó là sự thiếu cơ quan chuyên trách quản lý BĐS. Hệ thống cơ qua chuyên trách quản lý BĐS có trách nhiệm: xác định rõ ràng ai là người hưởng các quyền BĐS, xác định rõ ràng các quyền được cho phép, xác định rõ ràng ranh giới của BĐS và giải quyết phần lớn các tranh chấp BĐS ngay tại thực địa.

Hoạt động quản lý thị trường BĐS hiện quá dàn trải với sự tham gia của quá nhiều cấp, nhiều nghành từ Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp tới Bộ, ban, ngành,…Trong khi đó vai trò của cơ quan chuyên trách về thị trường BĐS còn quá mờ nhạt. Các cơ quan địa chính trên danh nghĩa không có thực quyền mà chỉ có chức năng tham mưu. Hầu hết mọi công việc từ giao đất, đăng ký sử dụng đất, quy định giá đất để tính thuế và đền bù, giải quyết tranh chấp,…đều không thuộc quyền quyết định của cơ quan địa chính. Đây là một bất hợp lý, không phù hợp với thực tế Việt Nam.

Tiếp đến là việc hợp thức hoá các quyền BĐS diễn ra quá chậm chạp. Điều kiện cho sự tồn tại của một thị trường BĐS chính quy là Nhà nước phải trao ít nhất hai quyền BĐS then chốt cho những người chủ BĐS, đó là: Quyền độc quyền sử dụng và hưởng lợi lâu dài từ BĐS và Quyền chuyển nhượng một số hoặc tất cả các quyền liên quan đến BĐS thông qua các giao dịch dân sự ( như bán, cho thuê, thừa kế).

Tóm lại thị trương BĐS phi chính quy ở nước ta đang phát triến khá rộng với độ bất trắc khá lớn. Do vậy, để phát triển thị trường BĐS theo hướng chính quy, thì công việc đổi mới, kiện toàn công tác quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Để có cơ sở đúng đắn cho việc đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing Mix của Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam trong chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề như sau :

Thứ nhất, tìm hiểu chung về khái niệm Marketing cũng như vai trò Marketing từ đó có những định hướng đúng đắn và xác định rõ các vấn đề cần tìm hiểu.

Thứ hai, tìm hiểu khái quát về Marketing Mix, mục tiêu và vai trò cũng như các thành phần chủ yếu của trong hoạt động Marketing Mix. Từ đó có cơ sở giải pháp để phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này tại công ty.

Thứ ba, tìm hiểu khái niệm về BĐS, thị trường BĐS, những đặc điểm của thị trường cũng như những cơ chế quản lý, chính sách nhà nước đối với thị trường này. Từ đó có những cái nhìn khái quát nhất về thị trường, về sản phẩm đang tìm hiểu.


CHƯƠNG 2 : THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ĐẤT XANH MIỀN NAM

2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam

2.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển của công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ ĐẤT XANH MIỀN NAM

Địa chỉ: 114 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM ĐT: (08) 35 114 114 - Fax: (08) 3899 6353

Email: info@datxanhmiennam.com.vnWebsite : datxanhmiennam.com.vn

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam thành lập 15/01/2010, nhằm mục tiêu kế thừa và phát triển những thành tựu mà Tổng công ty Đất Xanh đã đạt được trong suốt thời gian qua, luôn lấy lợi ích khách hàng làm mục tiêu phấn đấu và phát triển.

Với nhiệm vụ phát triển dự án chủ lực tại tuyến TP.HCM cũng như khu vực phía Nam, Đất Xanh Miền Nam đã không ngừng hoàn thiện, cải tiến nhằm phát triển các dự án Bất Động Sản vì mục tiêu an sinh xã hội, đáp ứng tối đa nhu cầu an cư và đầu tư của khách hàng cũng như góp phần tạo dựng hình ảnh của đơn vị chủ đầu tư dự án đối với thị trường qua chính sách marketing chuyên nghiệp. Đặc biệt Đất Xanh Miền Nam mong muốn mang lại cho khách hàng và nhà đầu tư những giá trị an cư và đầu tư tốt nhất thông qua khẩu hiệu “An cư lâu dài-đầu tư vững chãi”

2.1.2 Lĩnh vực hoạt động

- Đầu tư BĐS

- Đầu tư cơ sở hạ tầng

- Đầu tư tài chính

- Xây dựng nhà cao tầng

- Xây dựng hạ tầng các khu đô thị, công nghiệp

- Khai thác khoáng sản

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Kinh doanh dịch vụ BĐS


2.1.3 Sơ đồ tổ chức


Sơ đồ 2 1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh 1


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam.

Căn cứ vào thực tiễn hoạt động, công ty quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi phòng ban phù hợp với cơ cấu tổ chức. Mối quan hệ cộng tác giữa các phòng ban là mối quan hệ ngang hàng, các phòng ban – bộ phận có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hướng đến hiệu quả hoạt động tốt nhất cho mục tiêu chung của công ty :

Bộ phận kinh doanh : Bộ phận kinh doanh chuyên trách về lĩnh vực bán hàng tiêu thụ sản phẩm, điều phối hàng hóa, theo dõi hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Kinh doanh.

Bộ phận Marketing: Bộ phận Marketing chuyên trách về lĩnh vực hỗ trợ xúc tiến bán hàng, xây dựng, quảng bá thương hiệu, nghiên cứu phát triển thị trường sản phẩm, quản trị quan hệ khách hàng, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Marketing.

Phòng kế toán: chuyên trách về lĩnh vực kế toán của công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Tài chính

Phòng Hành chính – Nhân sự: Chuyên trách về hành chính – nhân sự công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Nhân sự.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 05/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí