Sơ Đồ Cây Quyết Định Dùng Trong Đánh Giá An Toàn Sức Khỏe Nghề Nghiệp


1.3.2.3. Phương pháp cây quyết định


Nhận diện tất cả các mối nguy

Đánh giá rủi ro trong mỗi trường hợp

Điều đó có được quy định không?


Không


Đó có phải là sự yêu cầu về chính sách?

Không


Có liên quan đến những tai

Đánh giá lại sau “X” tháng

nạn trước đó và/hoặc những sự việc xảy ra?

Không

Có cần sự quan tâm của quần chúng không?


Không

Tiêu chuẩn quan trọng Những mối nguy khác? chính

Có thể được quản lý hay cần sự cải tiến

Không

Quản lý

Cải tiến

Khía cạnh không quan trọng

Lưu trữ hồ sơ

Thủ tục Đối tượng kiểm soát và mục tiêu điều hành được yêu được yêu cầu

cầu

Chương trình ATSKNN

được yêu cầu

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cây quyết định dùng trong đánh giá an toàn sức khỏe nghề nghiệp

Cây quyết định là phương pháp ra quyết định dựa vào sơ đồ thể hiện việc đánh giá các phương án quyết định theo từng bước, là một công cụ giúp phân tích hiệu quả, biểu diễn trực quan các phương thức thay thế và các kết quả có thể xảy ra của chúng.

1.3.2.4. Các hướng dẫn đánh giá rủi ro của ILO

Theo hướng dẫn của ILO thì cần thực hiện theo 5 bước để thực hiện đánh giá rủi ro đó là:


Bước 1: Xác định các mối nguy hiểm;

Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào;

Bước 3: Đánh giá rủi ro – Xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe;

Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro, và khung thời gian;

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh gia rủi ro, và cập nhật khi cần thiết.

1.3.3. Các bước đánh giá rủi ro và tiêu chí đánh giá

1.3.3.1. Các bước đánh giá rủi ro

* Phân nhóm khảo sát rủi ro

Phân nhóm khảo sát rủi ro là tiến hành khảo sát rủi ro theo từng nhóm cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra để từ đó xây dựng những biện pháp kiểm soát rủi ro để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằm tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.

Có nhiều cách để phân nhóm khảo sát rủi ro như sau:

- Thời gian: Tần suất xảy ra các mối nguy hại.

- Dây chuyền công nghệ, máy thiết bị (máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn): Như thiết bị nâng, thiết bị áp lực, vật liệu nổ…

- Khu vực: Có các mối nguy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự an toàn của người lao động trong phạm vi nơi làm việc như khu vực văn phòng, khu vực sản xuất, khu vực nhà kho…

- Các yếu tố nguy hiểm:

+ Yếu tố gây chấn thương cơ học

- Các bộ phận cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu)

- Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (bánh đá mài, cưa đĩa, máy li tâm, trục máy khoan, máy tiện, trục cán, ép…)


- Các bộ phận chuyển động tịnh tiến

- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra

- Vật rơi từ trên cao

- Trơn trượt, sa ngã…

+ Yếu tố gây nguy hiểm về điện, tĩnh điện gây điện giật, bỏng, cháy nổ

+ Yếu tố nguy hiểm về nhiệt cháy bỏng, cháy (ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng, nấu chảy, hơi khí nóng…)

+ Yếu tố nguy hiểm về hóa học (các chất độc, thể rắn, lỏng, khí gây nhiễm độc cấp tính, bỏng).

+ Yếu tố nguy hiểm nổ

- Nổ hóa học: Khi một hỗn hợp (bụi, khí, chất lỏng…ở một nồng độ nhất định trong không khí) tiếp xúc với nguồn lửa như nổ xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ…

- Nổ lý học: Phát sinh khi áp lực hơi khí, chất lỏng bị nén tăng vượt quá độ bền cơ học của vỏ dung tích chứa như nổ nồi hơi, bình khí nén…

Luận văn này tập trung khảo sát đánh giá rủi ro về an toàn máy, thiết bị được sử dụng đối với các công việc trên cao.

* Nhận diện mối nguy hiểm và xác định mức độ rủi ro

Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là mối nguy hiểm.

Xác định mức độ rủi ro tức là xác định mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra.

- Mức độ nguy hiểm: là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó.

- Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó.

* Đặt ra hàng loạt câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá

rủi ro

Để ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết thường sử dụng các câu

hỏi: Ai? Làm gì? Khi nào? Tại sao? Và làm như thế nào? (Who? What? When? Why? How?).


Trả lời thấu đáo các câu hỏi What, When, Who, Why, How có nghĩa là chúng ta đã phân tích sự cố một cách toàn diện và sẽ tránh được các sự cố xảy ra hoặc giảm thiệt hại tới mức thấp nhất nếu xảy ra sự cố.

* Lập bảng đánh giá rủi ro

Bảng đánh giá rủi ro phải được ghi lại một cách rõ ràng cho từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro cần ghi rõ những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành công việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, đối tượng bị ảnh hưởng.

Bảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt.

1.3.3.2. Các tiêu chí ước lượng, đánh giá rủi ro

Tiêu chí ước lượng khả năng nhận biết mối nguy hại

Bảng 1.1. Mức đánh giá khả năng nhận biết rủi ro


Khả năng nhận biết rủi ro

Mức điểm

Rủi ro hiện hữu chắc chắn nhận biết được.

1

Rủi ro có thể nhận biết được khi quan sát.

2

Rủi ro tiềm ẩn khó nhận biết, chỉ có thể nhận biết bằng cách

dùng các thiết bị đo lường

3

Rủi ro tiềm ẩn không thể nhận biết.

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao cho người lao động tại một số công trường xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội - 4

Tiêu chí ước lượng tần suất xảy ra mối nguy hại

Tần suất xảy ra/xác suất, thực hiện hoặc xác suất về một tình huống xảy ra, hậu quả của việctiếp xúc với mối nguy hiểm hay khía cạnh môi trường – nguy cơ của một sự kiện dẫn đếnhậu quả xấu.

Bảng 1.2. Mức đánh giá tần suất xảy ra rủi ro


Mức điểm

1

2

3

4

5

Tần suất

rủi ro

1 lần/2-3

năm

Hàng

năm

Hàng

tháng

Hàng

tuần

Hàng

ngày


Bảng 1.3. Mức đánh giá hậu quả thương tật


Cấp độ

Đặc tả

Mô tả

Mức

điểm


Không đáng kể


Xử lý sơ cứu

An toàn: Xử lý sơ cứu (cho phép trở lại với công việc như cũ)

Tác động Quản lý: Hậu quả được giảm

nhẹ thông qua xử lý thông thường


1


Nhẹ


Xử lý y-tế

An toàn: Xử lý y-tế (cho phép trở lại với công việc như cũ)

Tác động Quản lý: Hậu quả được giảm

nhẹ với Tác động Quản lý


2


Trung bình

Thương tích tổn thất

Thời gian lao

động

An toàn: Yêu cầu xử lý y-tế, có tính giai đoạn trong chừng mực

Tác động Quản lý: Sự kiện đáng kể,

nhưng có thể quản lý được


3


Lớn


Thương tật vĩnh viễn

An toàn: Thương tích nặng dẫn tới thương tật vĩnh viễn

Tác động Quản lý: Sự kiện đáng kể,

nhưng có thể quản lý được


4

Thảm khốc


Tử vong

An toàn: Tử thương

Tác động Quản lý: Có khả năng gây suy sụp trong kinh doanh


5

Tổng hợp đánh giá mức độ rủi ro dựa vào công thức


Mức độ rủi ro = Hậu quả thương tật *Tần suất rủi ro

Bảng 1.4. Mức đánh giá mức độ rủi ro


Hậu quả thương tật

Tần suất rủi ro

1

2

3

4

5

1

1

2

3

4

5

2

2

4

6

8

10

3

3

6

9

12

15

4

4

8

12

16

20

5

5

10

15

20

25


Công thức tính khi xét thêm tiêu chí khả năng nhận biết rủi ro:


Mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩn = Hậu quả thương tật *

Tần suất rủi ro * Khả năng nhận biết

Bảng 1.5. Mức đánh giá mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩn


Hậu quả thương tật * Tần suất rủi ro

Khả năng nhận biết

1

2

3

4

1

1

2

3

4

2

2

4

6

8

3

3

6

9

12

4

4

8

12

16

5

5

10

15

20

6

6

12

18

24

8

8

16

24

32

9

9

18

27

36

10

10

20

30

40

12

12

24

36

48

15

15

30

45

60

16

16

32

48

64

20

20

40

60

80

25

25

50

75

100


Bảng 1.6. Quy định mức độ rủi ro


Mức độ rủi ro

Bậc rủi ro

Các yêu cầu kiểm soát


(1÷6): Có thể chấp nhận


I

Rủi ro không đáng kể, liên quan đến những hoạt động đã có thủ tục kiểm

soát.

(8÷15): Vừa phải, có

mức độ

II

Rủi ro được giảm đến mức chấp

nhận được, đơn vị có thể chịu được.


(16÷30): Rủi ro cao


III

Yêu cầu phải có biện pháp kiểm soát

và cải tiến thêm, có thể yêu cầu giám sát thêm định kỳ.


(30÷100): Không chấp nhận


IV

Những công việc liên quan đến rủi ro này không được phép tiếp tục nếu không có biện pháp giảm thiểu. Yêu cầu phải có kế hoạch giảm thiểu rủi

ro để đáp ứng.


1.3.3.3. Xác định biện pháp kiểm soát rủi ro

Có rất nhiều biện pháp kiểm soát rủi ro, tuy nhiên tùy vào tình hình và điều kiện công việc cụ thể của môi trường làm việc cũng như công việc đặc thù mà nhóm đánh giá rủi ro sẽ lựa chọn các hình thức phù hợp nhất với từng mối rủi ro cụ thể.

Mức độ kiểm soát rủi ro sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công việc và phụ thuộc vào năng lực kiểm soát rủi ro của mỗi doanh nghiệp.

Thông thường có 5 biện pháp để kiểm soát rủi ro.

Các biện pháp có thể khác nhau, nhưng chúng ta nên tuân theo các mức độ ưu tiên sau để lựa chọn hình thức phù hợp với mỗi bước tiến hành công việc:


Loại trừ Cách ly, thay thế

Kỹ thuật


Hành chính

Trang bị

PTBVCN

Thứ tự ưu tiên giảm dần

Hình 1.1: Thứ tự ưu tiên của các nhóm biện pháp quản lý rủi ro Loại trừ: Trong năm nhóm biện pháp thì loại trừ là biện pháp được ưu

tiên nhất vì nó mang lại hiệu quả triệt để, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có khả năng tạo ra mối nguy hiểm cho con người, đem lại môi trường làm việc an toàn nhất. Ví dụ: sử dụng các sản phẩm an toàn hơn (thay sơn gốc dung môi bằng sơn gốc nước).

Cách ly, thay thế: Trong điều kiện sản xuất thực tế không phải lúc nào cũng có thể loại trừ triệt để các yếu tố nguy hiểm. Khi đó chúng ta phải nghĩ đến giải pháp cách ly, thay thế các mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với chúng.

Kỹ thuật: Các biện pháp làm giảm khả năng tiếp xúc với các mối nguy hiểm. Áp dụng và Sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật góp phần đảm bảo an toàn trong sản xuất. Có những dây chuyền công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu; máy móc thiết bị hỏng hóc, có nguy cơ cao gây ra tai nạn lao động hoặc sự cố, năng suất lao động không cao, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên vật liệu. Vì vậy, giải pháp tối ưu ở đây là thay thế và cải tiến dây chuyền công nghệ cũ bằng những dây chuyền công nghệ mới hơn, hiện đại hơn với những loại máy móc, thiết bị, vật tư, điều kiện làm việc ít nguy hiểm hơn, tăng tính an toàn trong sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024