Xác Định Thu Nhập Cân Bằng Trong Một Nền Kinh Tế Mở

xuất khẩu giữ nguyên không thay đổi. Từ mức thu nhập 600 nhập khẩu cao hơn xuất khẩu và xuất khẩu ròng mang giá trị âm.

Giống như thuế, thương mại làm cho đường tổng chi tiêu thoải hơn. Đó là do khi thu nhập tăng, một số thu nhập được chuyển sang mua hàng ngoại chứ không phải mua hàng nội. Do đó, tổng chi tiêu - chi tiêu cho hàng sản xuất trong nước - tăng một lượng nhỏ hơn trong một nền kinh tế mở. Trong một nền kinh tế đóng, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu tăng theo xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC’ = C/Y = MPC.(1-t)). Trong một nền kinh tế mở, khi thu nhập tăng một đơn vị, tổng chi tiêu tăng một lượng bằng xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC’) trừ đi xu hướng nhập khẩu cận biên (MPM). Sự chênh lệch giữa xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân và xu hướng nhập khẩu cận biên đôi khi được gọi là xu hướng chi tiêu cận biên hay xu hướng mua hàng trong nước cận biên, phản ánh chi tiêu về các sản phẩm sản xuất trong nước tăng bao nhiêu khi thu nhập quốc dân tăng thêm 1 đơn vị.

Bảng 3.5: Tổng chi tiêu và các thành phần của nó

Đơn vị: tỷ đồng


Y

C

I

G

X

IM

AE

0

25

25

135



335

100

88

25

135

150

30

368

200

151

25

135

150

60

401

300

214

25

135

150

90

434

400

27

25

135

150

120

467

500

340

25

135

150

150

500

600

403

25

135

150

180

533

700

466

25

135

150

210

566

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 19

Lưu ý: Số liệu trong bảng này giả thiết rằng thuế chiếm 30% thu nhập quốc dân và hàm tiêu dùng có dạng C =25+0,9Yd và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,3

Chúng ta có thể hình dung điều này qua bảng 3.5, trong đó tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng được tính cho các mức thu nhập quốc dân khác nhau. Mỗi lần khi tổng thu nhập tăng 100 tỷ, thu nhập khả dụng chỉ tăng 70 tỷ, tiêu dùng tăng 63 tỷ, và xuất khẩu ròng giảm 30 tỷ, do đó tổng chi tiêu chỉ tăng 33 tỷ. Trong một nền kinh tế đóng không có chính phủ, tổng chi tiêu tăng 90 tỷ.

Tại mức thu nhập 500 tỷ, xuất khẩu ròng bằng không. Tại những mức thu nhập cao hơn, xuất khẩu ròng mang giá trị âm. Tại những mức thu nhập thấp hơn, xuất khẩu ròng mang giá trị dương. Như vậy, thương mại làm tăng tổng chi tiêu tại những mức thu nhập quốc dân thấp, và là giảm tổng chi tiêu tại những mức thu nhập quốc dân cao.



C+I+G+X-IM

Y0

45o

AE



0 Y

Hình 3.19: Xác định thu nhập cân bằng trong một nền kinh tế mở


Trong hình 3.19, đồ thị thu nhập - chi tiêu một lần nữa được sử dụng để chỉ ra mức thu nhập cân bằng được xác định như thế nào. Giống như trước, điều kiện cân bằng là sản lượng bằng tổng chi tiêu, Y = AE, được biểu diễn bằng đường 45o. Đường tổng chi tiêu bây giờ bao gồm bốn thành tố: C + I + G + ( X - IM). Đường này còn thoải hơn cả đường trong hình 3.17B. Đó là vì, khi thu nhập tăng, xuất khẩu ròng- một thành tố của tổng chi tiêu- giảm. Cân bằng một lần nữa xuất hiện tại giao điểm của đường tổng chi tiêu và đường 45o với mức sản lượng là Y0 trong hình 3.19.

Chúng ta biết rằng bất kỳ khi nào đường tổng chi tiêu thoải hơn, thì số nhân sẽ

nhỏ hơn. Để thấy điều này một cách chính xác trong điều kiện có thương mại, chúng ta một lần nữa xem lại cách thức số nhân hoạt động qua các vòng trong nền kinh tế. Ảnh hưởng của sự gia tăng đầu tư trong vòng thứ nhất được mở rộng bởi ảnh hưởng của sự gia tăng tiêu dùng trong vòng thứ hai gây ra do thu nhập cao hơn từ việc sản xuất hàng đầu tư. Điều này lại được mở rộng tiếp bởi sự gia tăng tiêu dùng trong vòng thứ ba gây ra bởi thu nhập cao hơn của những người liên quan đến việc sản xuất trong vòng thứ hai. Và quá trình cứ thế tiếp diễn. Tuy nhiên, bây giờ, khi đầu tư tăng 1 tỷ đồng, hiệu ứng ở vòng thứ hai chỉ là sự gia tăng chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,9, thuế suất là 0,3, và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,3, thì sự gia tăng chi tiêu cho hàng trong nước chỉ là 33 tỷ (chứ không phải là 63 tỷ

như trong điều kiện không có thương mại hay 90 tỷ nếu không có thuế hay chính phủ). Không chỉ tác động vòng thứ hai nhỏ hơn, mà tác động ở các vòng khác cũng nhỏ hơn.

Nếu nhiều thu nhập hơn được tạo ra trong mỗi vòng tiếp theo không được chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước, số nhân sẽ nhỏ hơn. Khi thu nhập tạo ra trong một vòng sản xuất không được sử dụng để mua hàng hóa trong nước, các nhà kinh tế gọi là có sự rò rỉ. Trong một nền kinh tế đóng có hai khoản rò rỉ là tiết kiệm và thuế. Trong một nền kinh tế mở có ba khoản rò rỉ là tiết kiệm, thuế và nhập khẩu.

Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân trong một nền king tế mở

Khi chúng ta bổ sung thêm thương mại, đường tổng chi tiêu có dạng:

AE = C + I + G + X – IM

Nhập khẩu được coi là tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân theo công thức sau:

IM = Y

Trong đó MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên; xuất khẩu được giả thiết là cố định. Do đó, hàm tổng chi tiêu được vết lại như sau:

AE = a + MPC(1-t)Y + I + G + X - Y

Tại trạng thái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập:

Y = a + MPC(1-t)Y + I + G + X - Y

Trên cơ sở đó, chúng ta xác định được mức thu nhập cân bằng theo công thức:

Y Và số nhân có giá trị là m Nếu t 0 25 MPC 0 8 và MPM 0 3 thì số nhân 6

Y =


Và số nhân có giá trị là:

m” = Nếu t 0 25 MPC 0 8 và MPM 0 3 thì số nhân là m 1 6 Như vậy số nhân có 7 Nếu t=0,25, MPC =0,8, và MPM = 0,3 thì số nhân là:

m” = 1 6 Như vậy số nhân có giá trị nhỏ hơn nhiều trong nền kinh tế mở so với 8 = 1,6

Như vậy, số nhân có giá trị nhỏ hơn nhiều trong nền kinh tế mở so với trong điều kiện không có thương mại.

3.3.3. Chính sách tài khoá

Như chúng ta đã biết nền kinh tế thị trường thường xuyên biến động. Bất kỳ nỗ lực nào của chính phủ được sử dụng để bình ổn nền kinh tế đều được gọi là chính sách ổn định. Hai chính sách ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế thị trường hiện đại là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có ba mục tiêu cơ bản: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm đầy đủ và ổn định lạm phát ở mức hợp lý. Khi mọi nguồn lực đã được sử dụng đầy đủ thì sự can thiệp của chính phủ trong ngắn hạn chỉ có thể tác động đến cách thức phân chia mức thu nhập được quyết định bởi công nghệ và cung về nhân tố sản xuất. Tuy nhiên khi nền kinh tế còn có các nguồn lực

chưa được sử dụng thì chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến cả quy mô lẫn cách thức phân chia tổng thu nhập. Trong bối cảnh đó, ngay cả khi một phần nhỏ hơn của thu nhập quốc dân được chuyển cho đầu tư, nhưng nếu thu nhập quốc dân tăng đủ lớn, thì mức đầu tư vẫn có thể tăng và do đó vẫn có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Trong phần này chúng ta chỉ thảo luận về vai trò của chính sách tài khóa trong nỗ lực ổn định nền kinh tế trong ngắn hạn.

Chính sách tài khóa là những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện thành tựu kinh tế vĩ mô thông qua việc thay đổi chi tiêu chính phủ và thuế. Mặc dù chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng đến tiết kiện và đầu tư, tăng trưởng kinh tế trong đài hạn, chính sách tài khóa chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hóa và dịch vụ.

3.3.3.1.Chính sách tài khóa chủ động

Chính phủ có thể lựa chọn thay đổi chi tiêu hoặc thuế hoặc đồng thời cả chi tiêu và thuế để mở rộng hay cắt giảm tổng cầu nhằm bình ổn nền kinh tế.

Chính sách tài khóa nhằm kích thích tổng cầu và tăng sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế được gọi là chính sách tài khóa mở rộng hay chính sách tài khóa lỏng. Ngược lại, chính sách tài khóa nhằm cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát được gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.

Chính sách tài khóa mở rộng

Đối mặt với mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tự nhiên, các nhà hoạch định chính sách có thể giúp nền kinh tế phục hồi trạng thái toàn dụng nguồn lực thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ và hoặc giảm thuế.


AE1


AE2

E

E

G

E

45

AE



AE0


0 Y0 Y* Y

Hình 3.20: Tác động của chính sách tài khóa mở rộng

Giả sử chính phủ quyết định kích cầu thông qua tăng chi tiêu chính phủ. Vì chi tiêu chính phủ là một thành tố của tổng chi tiêu, nên tổng chi tiêu sẽ tăng một lượng tương ứng tại mỗi mức thu nhập cho trước. Điều này được biểu thị bằng sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu từ AE0 lên AE1. Tại trạng thái cân bằng mới,

mức thu nhập quốc dân đạt được là Y*. Như chúng ta đã biết tăng chi tiêu chính phủ

được khuyếch đại theo số nhân đến tổng chi tiêu và mức thu nhập cân bằng (Y*-Y0 =

m.). Điều này có nghĩa thực sự thay đổi của thu nhập lớn hơn sự thay đổi chi tiêu chính phủ.

Một phương án khác mà chính phủ có thể sử dụng để kích cầu là giảm thuế suất. Điều này sẽ làm tăng thu nhập khả dụng và do đó làm tăng tiêu dùng. Trên đồ thị đường tổng chi tiêu xoay lên phía trên tới AE2 và sản lượng cân bằng mới đạt được

cũng là Y*.


AE

E0 AE0

AE1


AE2


E1


4455OO

0


AE0

Y* Y Y



AE

AS0



0 Y*

E0

E1

AD1

AD0


Y0 Y


Hình 3.21: Tác động của chính sách tài khóa thắt chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt

Giả sử ban đầu nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá năng lực sản xuất hiện có như được minh họa trong hình 3.21. Sự hạn chế về phía cung ngăn cản nền kinh tế mở rộng và giá cả sẽ tăng tốc. Nền kinh tế đang nằm ở phần đường tổng cung rất dốc mà các nhà kinh tế thường gọi là phát triển quá nóng. Phản ứng chính sách cần thiết là chính phủ nên cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát.

Hình 3.20 biểu diễn tác động của việc tăng thuế giảm chi tiêu chính phủ đến tổng chi tiêu của nền kinh tế. Giảm chi tiêu chính phủ sẽ trực tiếp làm giảm tổng chi tiêu và làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu xuống phía dưới từ AE0 đến AE1. Trong khi đó, tăng thuế làm giảm thu nhập khả dụng của các hộ gia đình và họ sẽ tiêu dùng ít hơn, đường tổng chi tiêu xoay từ AE0 đến AE2. Cả giảm chi tiêu và tăng thuế đều làm đương tổng cầu dịch chuyển sang bên trái và cho phép chuyển nền kinh tế đến gần mức sản lượng tự nhiên hơn và kết quả là lạm phát sẽ được kiềm chế.

Chính sách tài khóa trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách

AE(G0,T0)

Trong những thập kỷ gần đây, khi chính phủ ở nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ thì việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái thường được xem là ít có tính khả thi về mặt chính trị. Theo hiệp định Maastricht các nước thuộc liên minh châu âu muốn sử dụng đồng tiền chung thì phải giảm thâm hụt ngân sách của họ xuống 3%so với GDP. Đạt mục tiêu này đòi hỏi chính phủ các nước phải cắt giẩm chi tiêu hoặc tăng thuế, và do vậy có ít phạm vi hơn cho việc tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế.



AE

AE(G1,T0)

AE(G1,T1)

AE(G0,T0)

E1

E0

45O

G


0

Y0 Y1 Y


Hình 3.22: Ảnh hưởng của tăng chi tiêu chính phủ và tăng thuế cùng một lượng như nhau

Điều gì xảy ra nếu chính phủ bù đắp tăng chi tiêu bằng cách tăng thuế? Số nhân ngân sách cân bằng phản ánh sự gia tăng cua GDP tạo ra khi cả chi tiêu chính phủ và thuế cùng tăng them một đơn vị để giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi. Việc

tăng thuế làm giảm thu nhập khả dụng và do đó làm giảm tiêu dùng tư nhân. Điều này gây lấn át một phần ảnh hưởng mở rộng của việc tăng chi tiêu chính phủ. Để thấy được tại sao tăng thuế chỉ lấn át một phần ảnh hưởng mở rộng của tăng chi tiêu, bạn hãy nhớ lại rằng việc giảm thu nhập khả dụng một đơn vị chỉ làm giảm tiêu dùng theo xu hướng tiêu dùng cận biên. Ảnh hưởng ròng của việc tăng chi tiêu chính phủ đi kèm với tăng thuế- sau khi số nhân đã phát huy tác dụng – là thu nhập quốc dân tăng một lượng đúng bằng mức chi tiêu chính phủ (chứ không phải là tích của số nhân với lượng chi tiêu gia tăng như đáng lẽ xảy ra khi thuế không thay đổi). Điều đó có nghĩa giá trị của số nhân ngân sách cân bằng đúng bằng 1.

Để đơn giản cho việc giải thích tại sao số nhân ngân sách cân bằng lại có giá trị bằng đúng bằng 1 chúng ta sẽ xét một nền kinh tế đóng trong đó mức thu thuế của chính phủ không phụ thuộc vào thu nhập tạo ra trong nền kinh tế. Chi tiết về mô hình xác định thu nhập, số nhân chi tiêu và số nhân thuế đối với nền kinh tế đó được giới thiệu trong phần mục lục ở cuối chương. Gỉa thiết rằng chính phủ tăng chi tiêu 1 tỷ đồng được bù đắp bằng việc tăng thuế cũng 1 tỷ đồng. Ảnh hưởng ròng của chính sách đó đến sản lượng cân bằng được xác định bằng công thức sau :

1 1 1 tỷ đồng Trong đó ở vế trái biểu thức thứ nhất biểu thị tác 111 + 1 1 tỷ đồng Trong đó ở vế trái biểu thức thứ nhất biểu thị tác động 121 = 1 tỷ đồng

Trong đó ở vế trái biểu thức thứ nhất biểu thị tác động của việc tăng chi tiêu chính phủ 1 tỷ đồng ,còn biểu thức thứ hai biểu thị tác động của việc tăng thuế 1 tỷ đồng. Như vậy hiệu ứng ròng của việc chính phủ tăng thuế và tăng chi tiêu cùng 1 tỷ đồng là sản lượng cân bằng tăng đúng 1 tỷ đồng. Hình 3.22 biểu thị kết quả của việc tăng chi tiêu chính phủ và tăng thuếcùng một lượng là . Kết quả là sản lượng tăng lên một lượng tương ứng .

3.3.3.2.Cơ chế tự ổn định

Cơ chế tự ổn định là những thay đổi trong chính sách tài khóa có tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái và cắt giảm tổng cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ sự hành động điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách.

Cơ chế tự ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế thị trường hiện đại là hệ thống thuế. Khi nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái, doanh thu từ thuế của chính phủ sẽ tự động giảm vì hầu hết các loại thuế đều liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc vào thu nhập của các hộ gia đình và thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi nhuận của các hãng. Vì các khoản thu nhập này đều giảm xuống trong thời kỳ suy thoái nên doanh thu từ thuế của chính phủ giảm. Sự cắt giảm thuế tự động như thế sẽ có tác dụng kích thích tổng cầu, và do đó góp phần thu hẹp biên độ của các chu kỳ kinh doanh.

Một số khoản mục chi tiêu của chính phủ cũng hoạt động như những cơ chế tự ổn định. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, số người mất việc làm tăng lên, vì thế đơn xin trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và các loại hình hỗ trợ thu nhập khác đều tăng lên. Sự gia tăng tự động trong chi tiêu của chính phủ sẽ kích thích tổng cầu đúng vào thời điểm tổng cầu không đủ mạnh để duy trì mức sản lượng tiềm năng. Trên Mỹ, các nhà kinh tế ủng hộ chính sách này đã nêu lý do rằng hệ thống này có khả năng đóng vai trò như một cơ chế ổn định.

Cơ chế tự ổn định trong nền kinh tế ở các nước đều không đủ mạnh để loại bỏ hoàn toàn những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu không có các cơ chế tự ổn định như thế, sản lượng và việc làm trên thực tế chắc hẳn đã dao động mạnh hơn rất nhiều.

3.3.3.3.Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ

Cán cân ngân sách thực tế thường được coi là một chỉ báo về chính sách tài khóa. Nó được tính bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập mà chính phủ nhận được trừ đi tất cả các khoản mục chi tiêu mà chính phủ thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Một cách tuông đương, nó được tính bằng thuế ròng trừ đi chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ.

BB = Tx-G-Tr=(Tx-Tr)-G

Hay: BB = T-G

BB* = tY-G

Trong đó BB cán cân ngân sách; Tx là tổng nguồn thu từ thuế; Tr là chuyển giao thu nhập; G là chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ; và T là thuế ròng tức.

Khi thu nhập lớn hơn chi tiêu, chính phủ có thặng dư ngân sách. Khi chi tiêu lớn hơn thu nhập điều mà thường diễn ra đối với hầu hết các quốc gia trong lịch sử cận đại, thì chính phủ có thâm hụt ngân sách. Khi thu nhập và chi tiêu đúng bằng nhau,chính phủ có cân bằng ngân sách.



T= 0,25Y

NS cân bằng

Thặng dư NS

G=250

T,G


1000 Y


Hình 3.23: Các nhân tố quyết định cán cân ngân sách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022